Chồng bị tai nạn qua đời, vợ mù chật vật nuôi 4 con ăn học
HLV Chris Daleo của CLB Thang Long Warriors gây bất ngờ khi để tay ném chủ lực Sameen Swint ở ghế dự bị và cho hậu vệ 17 tuổi Phạm Nhật Thái Quang ra sân trong đội hình chính thức. Tuy nhiên chưa đầy 1 phút đầu hiệp 1, 2 cầu thủ này đã hoán đổi vị trí và chỉ trong vòng 9 phút vào sân, Sameen Swint đã ghi gần 20 điểm.Nhà hàng chay trích doanh thu giúp đỡ hơn 200 em nhỏ đến trường
"Các em đá căng cứng, không thoải mái" – đó là nhận xét của HLV Thái Bình Thuận về áp lực tâm lý mà các cầu thủ của ông mang theo khi bước vào trận đấu với Trường ĐH Trà Vinh. Dù đã ghi ba bàn thắng và chỉ để thủng lưới một lần, vị thuyền trưởng vẫn cho rằng đội cần cải thiện tâm lý thi đấu."Mục tiêu quan trọng nhất của ban huấn luyện là giúp các em giải tỏa áp lực và chơi bóng tự tin hơn. Chúng tôi quyết tâm không để thua ở trận tiếp theo" – HLV Bình Thuận khẳng định. Đội Trường ĐH Trà Vinh và tân binh Trường ĐH Quy Nhơn có màn so tài hấp dẫn, ở trận đấu thuộc lượt thứ 2 của bảng A, giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam - 2025 cúp THACO, diễn ra vào chiều 4.3. Chung cuộc, đội Trường ĐH Quy Nhơn giành 3 điểm khi thắng 3-1.
Khởi động hàng loạt công trình kết nối TP.HCM với các tỉnh
Ngày 19.1, UBND TP.HCM tổ chức lễ công bố việc đặt tên đường đối với Quốc lộ 1, Quốc lộ 1K, Quốc lộ 22, Quốc lộ 50.Tại buổi lễ, ông Trần Thế Thuận, Giám đốc Sở VH-TT TP.HCM đã công bố nghị quyết của HĐND TP.HCM về việc đặt tên đường trên địa bàn TP.HCM.Đối với Quốc lộ 1, được chia thành 3 đoạn:Đối với Quốc lộ 22, được chia thành 2 đoạn:Quốc lộ 1K (dài hơn 1,8 km, từ Quốc lộ 1 đến ranh tỉnh Bình Dương) được đặt tên Hoàng Cầm (1920 - 2013), thượng tướng, nguyên Tổng thanh tra Quân đội nhân dân.Quốc lộ 50 (dài 8,5 km, từ đường Nguyễn Văn Linh đến ranh tỉnh Long An) được đặt tên Văn Tiến Dũng (1917 - 2002), đại tướng, nguyên Bộ trưởng Bộ Quốc phòng từ năm 1980 - 1987.Phó chủ tịch UBND TP.HCM Trần Thị Diệu Thúy cho biết, quốc lộ tại TP.HCM còn là những tuyến đường lớn nhất, được hình thành và mở rộng trong quá trình phát triển cơ sở hạ tầng đô thị Sài Gòn - Gia Định nhiều thế kỷ nay, đặc biệt là từ công cuộc đổi mới đến nay. "Việc đặt tên các lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các chỉ huy chiến dịch Hồ Chí Minh trên các tuyến quốc lộ nhằm tôn vinh những công lao, đóng góp to lớn của các đồng chí cho đất nước. Việc đặt tên đường phần nào sẽ ảnh hưởng đến sinh hoạt của người dân trên địa bàn, do đó tôi mong người dân, doanh nghiệp đồng cảm, chia sẻ với cơ quan nhà nước trong việc điều chỉnh, cập nhật các loại giấy tờ có liên quan trong thời gian sớm nhất. Đồng thời, các cơ quan chính quyền sẽ hỗ trợ người dân trong quá trình thực hiện để hạn chế việc gây xáo trộn và ảnh hưởng đời sống người dân", bà Thúy đề nghị. Chia sẻ với Thanh Niên, ông Lê Mạnh Hà, con trai cố đại tướng Lê Đức Anh, cho biết bản thân rất xúc động và tự hào khi tên của bố được đặt cho một trong những tuyến đường lớn tại TP.HCM. "Giai đoạn kháng chiến chống Pháp, bố tôi gắn bó với miền Đông Nam bộ nói chung và TP.HCM nói riêng. Hôm nay tên của bố tôi được gắn với nơi ông từng hoạt động, phải nói là rất vinh dự", ông Hà cho biết.Đỗ Mười (1917 - 2018), Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam từ 1991 - 1997Ông tham gia cách mạng năm 1936; tháng 6.1939 được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương (nay là Đảng Cộng sản Việt Nam). Năm 1941, ông bị thực dân Pháp bắt, kết án 10 năm tù, giam ở nhà tù Hà Đông và nhà tù Hỏa Lò, Hà Nội. Năm 1945, ông vượt ngục Hỏa Lò, bắt liên lạc với Đảng và tiếp tục hoạt động, được phân công về tham gia Ban khởi nghĩa Tỉnh ủy Hà Đông, tham gia lãnh đạo khởi nghĩa giành chính quyền ở tỉnh Hà Đông.Trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, ông đảm nhận nhiều chức vụ quan trọng. Sau khi đất nước thống nhất, ông được bầu làm Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên dự khuyết Bộ Chính trị, giữ chức vụ Phó thủ tướng Chính phủ. Đến Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ V (1982), ông được bầu vào Bộ Chính trị, tiếp tục làm Phó thủ tướng Chính phủ.Đến Đại hội Đổi mới (1986), Ủy viên Bộ Chính trị Đỗ Mười được phân công làm Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng; năm 1988 được bầu làm Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ).Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng (tháng 6.1991) và Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng (tháng 6.1996), ông liên tục được bầu vào Bộ Chính trị và giữ chức Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng; Bí thư Quân ủy Trung ương.Do có nhiều công lao to lớn đối với sự nghiệp cách mạng, ông được Đảng và Nhà nước tặng thưởng Huân chương Sao vàng; Huy hiệu 80 năm tuổi Đảng và nhiều huân, huy chương cao quý khác của Việt Nam và quốc tế.Đại tướng Lê Đức Anh (1920 - 2019), Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ năm 1992 - 1997Ông Lê Đức Anh (bí danh Nguyễn Phú Hòa; Sáu Nam) tham gia phong trào dân chủ ở Phú Vang (tỉnh Thừa Thiên - Huế, nay là TP.Huế) từ năm 1937; được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương (nay là Đảng Cộng sản Việt Nam) tháng 5.1938. Ông là người tổ chức và phụ trách nghiệp đoàn cao su ở Lộc Ninh từ năm 1944.Sau Cách Mạng Tháng Tám 1945, ông tham gia Quân đội nhân dân Việt Nam. Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ cứu nước và chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam của Tổ quốc, tướng Lê Đức Anh luôn có mặt ở những chiến trường trọng yếu với nhiều khó khăn, ác liệt. Ông đã kinh qua các chức vụ từ cấp đại đội, chi đội, trung đoàn, Tham mưu trưởng Khu 7, Khu 8, Khu Sài Gòn - Chợ Lớn, Tham mưu phó Bộ Tư lệnh Nam bộ, Phó Cục trưởng Cục Tác chiến, Cục trưởng Cục Quân lực - Bộ Tổng tham mưu, Phó tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam.Đặc biệt trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, tướng Lê Đức Anh trên cương vị là Tham mưu trưởng Bộ Tư lệnh miền Nam, Phó tư lệnh Bộ Tư lệnh miền Nam, Tư lệnh Khu 9, Phó tư lệnh chiến dịch Hồ Chí Minh kiêm Tư lệnh cánh quân Tây Nam. Là Tư lệnh cánh quân Tây Nam (Đoàn 232) đánh vào Sài Gòn, chặn diệt quân đội Sài Gòn rút chạy kéo về tử thủ ở Cần Thơ, giải phóng nhiều tỉnh, thành đồng bằng sông Cửu Long, góp phần vào thắng lợi của cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.Trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới Tây Nam, ông là một trong những tướng lĩnh trực tiếp chỉ huy chiến trường và giành nhiều thắng lợi quan trọng, bảo vệ biên giới thiêng liêng của Tổ quốc và giúp nhân dân Campuchia thoát khỏi thảm họa diệt chủng.Do có nhiều cống hiến cho sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng và nhân dân ta, ông đã được Đảng, Nhà nước trao tặng nhiều phần thưởng cao quý: Huân chương Sao Vàng, Huân chương Quân công hạng Nhất, Huân chương Chiến công hạng Nhất, Huy hiệu 80 năm tuổi Đảng và nhiều huân chương, huy chương cao quý khác của Việt Nam và quốc tế.Lê Khả Phiêu (1931 - 2020), Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam từ 1997 - 2001Năm 1949, ông được kết nạp đảng. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, ông có mặt trên mặt trận Thượng Lào (1953), Điện Biên Phủ (1954). Trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, ông giữ nhiều chức vụ quan trọng của quân đội. Tháng 4.1975, ông cùng các lực lượng Quân đoàn 2 đánh chiếm Sài Gòn - Gia Định từ hướng đông, góp phần vào toàn thắng của chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.Sau 1975, ông được giao nhiều nhiệm vụ của quân đội. Tháng 12.1997 - 4.2001, ông được bầu làm Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Bí thư Đảng ủy Quân sự Trung ương (nay là Quân ủy Trung ương).Do có có nhiều công lao và thành tích xuất sắc đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc, ông được Đảng và Nhà nước tặng thưởng Huân chương Sao vàng; Huy hiệu 70 năm tuổi Đảng và nhiều huân, huy chương cao quý khác của Việt Nam và quốc tế.Thượng tướng Hoàng Cầm (1920 - 2013)Ông tham gia cách mạng và nhập ngũ tháng 8.1945. Ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương vào tháng 2.1947.Trong Chiến dịch Hồ Chí Minh, tướng Hoàng Cầm, Tư lệnh Quân đoàn 4 đã đánh mở toang "cánh cửa thép" Xuân Lộc, đưa đại quân tiến vào giải phóng Sài Gòn.Trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở biên giới Tây Nam, tướng Tư lệnh Hoàng Cầm là vị chỉ huy cao nhất có mặt đầu tiên ở thủ đô Phnom Penh khi cùng Quân đoàn 4 tiến sang giải phóng nước bạn khỏi nạn diệt chủng Pol Pot. Sau đó ông là Phó tư lệnh Bộ đội Việt Nam tại Campuchia. Sau chiến tranh, ông được điều động và bổ nhiệm Tổng Thanh tra Quân đội (Chánh Thanh tra Bộ Quốc phòng). Ông được phong Thượng tướng năm 1984.Với nhiều công lao, cống hiến cho sự nghiệp cách mạng, thượng tướng Hoàng Cầm đã được Đảng, Nhà nước tặng thưởng Huân chương Hồ Chí Minh và nhiều phần thưởng cao quý khác.Trung tướng Lê Quang Đạo (1921 - 1999), Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ 1987 - 1994Ông được kết nạp Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 8.1940. Từ năm 1941 - 1945, ông được Trung ương Đảng và Bác Hồ giao nhiều trọng trách xây dựng các cơ sở Đảng, tuyên truyền phát triển các tổ chức quần chúng ở vùng căn cứ địa Bắc Ninh - Vĩnh Phúc - Hà Nội; làm Bí thư Ban Cán sự Đảng các tỉnh: Bắc Ninh, Phúc Yên, Xứ ủy viên, rồi Thường vụ Xứ ủy Bắc Kỳ, giúp Trung ương đào tạo cán bộ cho phong trào quần chúng đấu tranh sâu rộng, mạnh mẽ, tạo những tiền đề và điều kiện thuận lợi cho khởi nghĩa thắng lợi.Từ năm 1950, ông được điều động vào quân đội và phụ trách công tác đảng, công tác chính trị trong các chiến dịch lớn như Chiến dịch Biên giới (1950); Chiến dịch Điện Biên Phủ (1954); Chiến dịch Đường 9 - Khe Sanh (1968), Đường 9 - Nam Lào (1971), Đường 9 - Quảng Trị (1972)...Ông được mệnh danh là "Anh cả của ngành tuyên huấn quân đội", được phong hàm thiếu tướng (năm 1958) và trung tướng (năm 1974).Tháng 6.1987, ông được bầu giữ chức Chủ tịch Quốc hội khóa VIII, Phó chủ tịch Hội đồng Nhà nước. Từ năm 1994 - 1999, làm Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.Ông được Đảng và Nhà nước tặng thưởng: Huân chương Sao Vàng, Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Quân công hạng nhất, Huân chương Chiến thắng hạng nhất, Huân chương Kháng chiến hạng nhất và nhiều huân chương, huy chương khác.Phan Văn Khải (1933 - 2018), Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ 1997 - 2006Từ những năm cuối của kháng chiến chống Pháp (1950 - 1954), ông tham gia công tác văn thư Tỉnh đoàn thanh niên tỉnh Gia Định, sau đó làm công tác văn phòng của Mặt trận Liên Việt tỉnh Gia Định Ninh, Văn phòng Tỉnh ủy và Ủy ban kháng chiến tỉnh Gia Định Ninh.Sau khi tập kết ra Bắc, ông tham gia công tác cải cách ruộng đất; được kết nạp vào Đảng Lao động Việt Nam (nay là Đảng Cộng sản Việt Nam) năm 1959.Trong thời kỳ đổi mới, khi còn làm lãnh đạo ở TP.HCM, ông được cử ra Trung ương làm Chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch nhà nước; được Trung ương bầu vào Ủy viên Bộ Chính trị và làm Phó chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (Phó thủ tướng Chính phủ).Tháng 9.1997, ông được bầu làm Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đến tháng 7.2006.Do có nhiều công lao và đóng góp lớn đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc, ông đã được Đảng và Nhà nước tặng thưởng Huân chương Sao vàng, nhiều huân chương, huy chương cao quý khác của Việt Nam và quốc tế.Đại tướng Văn Tiến Dũng (1917 - 2002), Bộ trưởng Bộ Quốc phòng 1980 - 1986; tư lệnh chiến dịch Hồ Chí MinhÔng Văn Tiến Dũng (bí danh Lê Hoài) tham gia cách mạng từ năm 1936. Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1937.Trong kháng chiến chống Pháp, ông giữ nhiều chức vụ quan trọng của quân đội. Ông nhiều lần bị thực dân Pháp bắt giam, từng bị thực dân Pháp kết án tử hình vắng mặt.Trong kháng chiến chống Mỹ, ông là Tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, trực tiếp chỉ đạo các chiến dịch: Đường 9 - Nam Lào (1971); Trị Thiên (1972). Trong đại thắng mùa xuân 1975, ông là Tư lệnh chiến dịch Tây nguyên và sau đó là Tư lệnh chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.Sau 1975, ông làm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng (1980 - 1986), Bí thư Đảng ủy Quân sự Trung ương (1984 - 1986), là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Bộ Chính trị nhiều khóa, Đại biểu Quốc hội nhiều khóa.Do có nhiều công lao và đóng góp lớn đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc, ông đã được Đảng và Nhà nước tặng thưởng Huân chương Sao vàng, Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Quân công (hạng nhất, hạng nhì), Huân chương Tự do hạng nhất của Nhà nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào, Huân chương Angkor của Nhà nước Campuchia tặng; và nhiều phần thưởng cao quý khác.
Ngày 10.3, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Bình Phước cho biết vừa ra thông báo kết quả kỳ họp thứ 64, 65, 66 và 67, quyết định kỷ luật bằng hình thức khiển trách đối với ông Trần Văn Hướng, nguyên Bí thư Đảng ủy nhiệm kỳ 2020 - 2025, nguyên Cục trưởng Cục Thuế tỉnh Bình Phước. Đồng thời đề nghị Đảng ủy Cục Thuế tỉnh Bình Phước tổ chức kiểm điểm nghiêm túc, rút kinh nghiệm sâu sắc đối với cá nhân có liên quan.Theo Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Bình Phước, qua kết quả kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với Đảng ủy Cục Thuế tỉnh Bình Phước nhiệm kỳ 2020 - 2025, theo đó, giai đoạn 2020 - 2021 Đảng ủy Cục Thuế tỉnh còn có một số hạn chế, khuyết điểm trong lãnh đạo, kiểm tra, giám sát việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, để các chi cục thuế: Bù Gia Mập, Phú Riềng có khuyết điểm trong việc theo dõi, thu nợ thuế của Công ty TNHH Mỹ Lệ đối với dự án Khu đô thị TM-DV Mỹ Lệ và một số cán bộ, đảng viên, công chức có những khuyết điểm, vi phạm trong việc hoàn thuế cho Công ty cổ phần Năng lượng Lộc Ninh 3, 4.Được biết, sau thời gian làm Cục trưởng Cục Thuế tỉnh Bình Phước, đến ngày 5.10.2022, ông Trần Văn Hướng được Chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước bổ nhiệm giữ chức vụ Giám đốc Sở TN-MT. Hiện tại, sau khi sáp nhập các sở, ngành, tinh gọn bộ máy, ông Trần Văn Hướng được bổ nhiệm giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy UBND tỉnh Bình Phước.Cũng tại các kỳ họp, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy xem xét đề nghị thi hành kỷ luật ông Nguyễn Xuân Hoan, Ủy viên Ban thường vụ Huyện ủy, Phó chủ tịch UBND H.Bù Gia Mập. Ông Nguyễn Xuân Hoan với vai trò chủ tịch hội đồng bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng dự án xây dựng bãi rác tập trung H.Bù Gia Mập, đã thiếu lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động của hội đồng và tổ chuyên viên giúp việc; chỉ đạo xây dựng phương án bồi thường, hỗ trợ về đất và tài sản gắn liền trên đất trái quy định gây thất thoát ngân sách nhà nước.Xét nội dung, mức độ, hậu quả, căn cứ quy định của Đảng, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy đề nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy xem xét, xử lý kỷ luật ông Nguyễn Xuân Hoan theo quy định.Liên quan sai phạm trên, ngày 22.10, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bình Phước tống đạt các quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam ông Nguyễn Xuân Hoan cùng 3 thuộc cấp tại Phòng TN-MT và Đội Quản lý công trình đô thị huyện về tội "vi phạm quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất" xảy ra tại H.Bù Gia Mập, gây thất thoát cho ngân sách nhà nước hơn 798 triệu đồng.Liên quan đến sai phạm khi lập hồ sơ trái quy định, giúp Nhà máy điện mặt trời Lộc Ninh 3 (do Công ty CP năng lượng Lộc Ninh 3 làm chủ đầu tư; xây dựng tại xã Lộc Thạnh, H.Lộc Ninh, Bình Phước) vận hành thương mại sớm để được hưởng giá ưu đãi, mới đây Viện KSND tối cao có cáo trạng, truy tố nguyên Thứ trưởng Bộ Công thương Hoàng Quốc Vượng cùng nhiều bị can về tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ. Trong đó có 3 bị can thuộc Cục Thuế tỉnh Bình Phước gồm: Nguyễn Duy Khánh (Phó cục trưởng), Trần Văn Định (Trưởng phòng Tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế) và Phạm Quang Vinh (Phó trưởng phòng Thanh tra - Kiểm tra 1) bị truy tố về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng, gây thiệt hại cho ngân sách nhà nước 145 tỉ đồng.Theo cáo trạng, vào năm 2018, Nhà máy Lộc Ninh 3 (công suất 150 MWp) hoàn thành xây dựng và thuê Công ty cổ phần hệ thống kỹ thuật ứng dụng ATS thực hiện các thủ tục pháp lý xin cấp giấy phép hoạt động điện lực. Một số bị can thuộc Cục Điều tiết điện lực (Bộ Công Thương) biết Nhà máy Lộc Ninh 3 không đủ điều kiện cấp phép nhưng vẫn thẩm định, đánh giá hồ sơ và trình lãnh đạo Cục duyệt và ký giấy phép hoạt động điện lực cho nhà máy này.Công ty CP năng lượng Lộc Ninh 3 dùng giấy phép này đề nghị, sau đó được tạo điều kiện không chính đáng, vận hành sớm (trước ngày 1.1.2021) để được hưởng giá ưu đãi với mức giá cao hơn quy định là 459,1 đồng/kWh. Số tiền EVN bị thiệt hại là hơn 209 tỉ đồng.Ngoài ra, Cục Thuế tỉnh Bình Phước đã giải quyết hoàn thuế VAT cho Công ty CP năng lượng Lộc Ninh 3 trái quy định của pháp luật cũng được xác định gây thiệt hại cho ngân sách nhà nước số tiền hơn 145 tỉ đồng.
HTV ra mắt định dạng tin tức đa phương tiện mới tại Việt Nam
Đầu tư vào lĩnh vực cơ khí chế tạo và CNHT từ rất sớm để bổ trợ ngành sản xuất lắp ráp ô tô của THACO, sau 22 năm, cùng với Trung tâm cơ khí, THACO INDUSTRIES đã hình thành Trung tâm sản xuất LKPT tại Chu Lai (Quảng Nam) có tổng vốn đầu tư 550 triệu USD, gồm 12 nhà máy với công nghệ hiện đại, đạt tiêu chuẩn quốc tế.THACO INDUSTRIES hiện là đối tác của các thương hiệu ô tô lớn như Kia, Mazda, BMW, Peugeot, Hyundai, Toyota, Isuzu… về cung ứng LKPT. Các sản phẩm gồm: linh kiện khung thân vỏ (linh kiện thân vỏ, thùng xe, khung xương táp lô, nhíp…), linh kiện nội - ngoại thất (ghế, cản xe, kính, la phông trần, táp-pi sàn, linh kiện nhựa nội - ngoại thất…), linh kiện hệ thống động lực (mâm xe, thùng nhiên liệu, ống xả…), linh kiện hệ thống điện - điện lạnh (cụm dây điện, máy lạnh, dàn két nóng…); đồng thời xuất khẩu sang các thị trường Bắc Mỹ, Úc, Đức, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ba Lan và các nước ASEAN.Nhằm góp phần thực hiện chiến lược phát triển xe thương hiệu THACO và đáp ứng nhu cầu thị trường, THACO INDUSTRIES liên tục nâng cấp công nghệ, đầu tư, khánh thành hàng loạt nhà máy vào đầu năm 2025 gồm: Nhà máy Sản xuất Linh kiện khung thân vỏ ô tô, Nhà máy Sản xuất Kính ô tô cao cấp và Nhà máy Sản xuất Thiết bị điện ô tô. Các nhà máy có tổng diện tích hơn 50.000m², tổng vốn đầu tư 75 triệu USD, với hệ thống dây chuyền công nghệ tiên tiến, công suất lớn, có xuất xứ từ Mỹ, Đức, Ý, Nhật Bản… nhằm nâng cao năng lực sản xuất LKPT, đáp ứng các tiêu chuẩn xuất khẩu. Cùng với chiến lược mở rộng quy mô sản xuất, THACO INDUSTRIES tích cực nghiên cứu, ứng dụng công nghệ và vật liệu mới để phát triển danh mục sản phẩm theo yêu cầu riêng biệt của khách hàng. Đồng thời, Tập đoàn tập trung phát triển thương hiệu THACO Parts, đáp ứng các tiêu chuẩn IATF 16949:2016, ISO 9001:2015, ISO 14001:2015… và các yêu cầu, quy trình sản xuất linh kiện theo tiêu chuẩn toàn cầu phục vụ nhu cầu nội địa hóa của các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô. Song song đó, THACO INDUSTRIES tiếp tục phát triển đa dạng nguồn cung ứng vật tư, nâng cao chất lượng sản phẩm; gia tăng hiệu quả ứng dụng các công cụ: ERP, MES, SCADA… trong số hóa công tác quản trị, điều hành sản xuất, đáp ứng yêu cầu về hệ thống phát triển bền vững (ESG), kiểm kê khí nhà kính…Giai đoạn 2023-2027, THACO INDUSTRIES tiếp tục đầu tư Tổ hợp nội thất ô tô du lịch, hợp tác, liên doanh, liên kết đầu tư phân khu sản xuất sản phẩm cao su kỹ thuật và phân khu công nghệ cao tại Chu Lai; đồng thời có kế hoạch đầu tư Nhà máy sản xuất Linh kiện nội ngoại thất ô tô tại miền Bắc và khu công nghiệp cơ khí và CNHT tại miền Nam. Với những chiến lược mang tính dài hạn, THACO INDUSTRIES từng bước hình thành Trung tâm sản xuất LKPT mang tầm khu vực với công nghệ hiện đại, công suất lớn (gồm Tổ hợp Nội thất ô tô du lịch, Tổ hợp Nội thất ô tô thương mại và các nhà máy thế hệ mới), cung ứng đa dạng sản phẩm, đáp ứng yêu cầu của các doanh nghiệp sản xuất lắp ráp ô tô trong nước và xuất khẩu sang các thị trường lớn. THACO INDUSTRIES cũng tập trung kiểm soát chi phí để sản phẩm đến tay khách hàng với mức giá cạnh tranh và cung cấp các giải pháp vận chuyển, giao hàng thuận tiện, hiệu quả.Cùng với nỗ lực của doanh nghiệp, chính sách ưu đãi thuế suất đối với CNHT ngành ô tô đến ngày 31.12.2027 cũng góp phần tạo động lực cho các doanh nghiệp trong đó có THACO INDUSTRIES tiếp tục mở rộng đầu tư, gia tăng năng lực cạnh tranh. Việc thực hiện mục tiêu hình thành Trung tâm sản xuất LKPT mang tầm khu vực của THACO INDUSTRIES sẽ góp phần gia tăng năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp sản xuất lắp ráp ô tô trong nước và tham gia sâu vào chuỗi cung ứng LKPT toàn cầu.