Ký thỏa thuận tài trợ tín dụng xanh thúc đẩy sản xuất dừa bền vững
Nhờ tích hợp dịch vụ Amazon Q Developer vào hệ thống phát triển ngân hàng số của mình, Techcombank đã tối ưu hóa quy trình làm việc cho hơn 600 lập trình viên, giúp họ nâng cao hiệu quả công việc và đẩy nhanh tốc độ triển khai các giải pháp sáng tạo tới khách hàng của mình.Amazon Q Developer, được hỗ trợ bởi dịch vụ nền tảng Amazon Bedrock, là trợ lý trí tuệ nhân tạo tạo sinh (GenAI) dành cho các lập trình viên, giúp họ hiểu, xây dựng, mở rộng và vận hành các ứng dụng AWS một cách dễ dàng và nhanh chóng. Khi được tích hợp vào môi trường phát triển (IDE), đây là công cụ hỗ trợ đắc lực cho phát triển phần mềm, bao gồm việc hoàn thành code, tạo đoạn code mới, quét lỗ hổng bảo mật, nâng cấp và tối ưu code.Giai đoạn thử nghiệm Amazon Q Developer đầu tiên với 50 lập trình viên đã thu được kết quả ấn tượng, với mức độ hài lòng của đội ngũ nội bộ lên tới 80%, thể hiện rõ rệt tác động tích cực đến năng suất và chất lượng lập trình. Nhờ kết quả tích cực, ngân hàng đã mở rộng quy mô triển khai công cụ này tới hơn 600 lập trình viên của mình. Kể từ đó, đội ngũ phát triển đã tạo ra hơn 135.000 dòng code, nâng tỷ lệ chấp nhận tính năng lên 33,5% và tỷ lệ chấp nhận tài liệu đạt 90,5%. Công cụ này cũng giúp thực hiện quét bảo mật trên hơn 102.000 dòng code Java/C, xác định hơn 15.000 báo cáo và sự cố, góp phần nâng cao chất lượng lập trình và tăng cường tiêu chuẩn bảo mật.Ông Nguyễn Anh Tuấn, Giám đốc Khối Công nghệ, Techcombank, cho biết: "Techcombank cam kết luôn tiên phong trong hành trình chuyển đổi số ngành ngân hàng tại Việt Nam, với AI là trọng tâm trong chiến lược của chúng tôi. Là ngân hàng đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam nâng cao hiệu quả phát triển phần mềm với Amazon Q Developer, chúng tôi không chỉ gia tăng hiệu suất mà còn thiết lập những tiêu chuẩn mới về đổi mới sáng tạo và bảo mật trong lĩnh vực tài chính. Đây là một bước đi quan trọng trong tầm nhìn dài hạn của Techcombank về tận dụng thế mạnh của điện toán đám mây và AI nhằm mang đến trải nghiệm ngân hàng số tốt nhất".Ông Eric Yeo, Tổng Giám đốc AWS Việt Nam, nhận định: "AI đang được ứng dụng một cách rộng rãi và nhanh chóng bùng nổ trên khắp Việt Nam, được thúc đẩy bởi nền kinh tế số năng động và cam kết mạnh mẽ của đất nước đối với chuyển đổi số. Những kết quả ấn tượng của Techcombank với Amazon Q Developer minh chứng cho khả năng chuyển đổi của GenAI trong phát triển phần mềm hiện đại. Nhờ tối ưu hóa quy trình làm việc và nâng cao bảo mật, chúng tôi tự hào được đồng hành cùng Techcombank trong hành trình đổi mới sáng tạo, mang đến trải nghiệm số vượt trội cho hàng triệu khách hàng".Nhà ở xã hội tăng tốc
Giá USD trong các ngân hàng ghi nhận tăng trong tuần. Hiện ngân hàng Vietcombank mua chuyển khoản 25.350 đồng, bán ra 25.710 đồng, tăng 20 đồng so với cuối tuần trước; BIDV mua chuyển khoản 25.345 đồng, bán ra 25.705 đồng, tăng 20 đồng… Riêng giá USD tự do biến động trái chiều, đứng yên ở chiều mua sau một tuần là 25.740 đồng nhưng giảm 20 đồng ở chiều bán ra, xuống 25.820 đồng. Ngược chiều đồng USD, giá euro quay đầu giảm sau khi tăng mạnh trước đó. Chốt tuần, Vietcombank mua euro chuyển khoản 27.233 đồng, bán ra 28.437 đồng, giảm 31 đồng sau một tuần. Đồng yen Nhật cũng giảm khi ngân hàng Vietcombank mua vào ở mức 167,89 đồng, bán ra 176,78 đồng, giảm nhẹ 0,74 đồng…Mới đây, Kho bạc Nhà nước đã thông báo nhu cầu mua ngoại tệ từ ngân hàng thương mại với khối lượng dự kiến tối đa 300 triệu USD, ngày giao dịch là 13.3 và ngày thanh toán dự kiến 17.3. Đây là đợt chào thứ 4 kể từ đầu năm 2025 đến nay, nâng tổng khối lượng mua vào lên 800 triệu USD trong vòng tháng trở lại đây. Việc Kho bạc Nhà nước tổ chức đấu thầu mua USD trong khi giá trị đồng USD vẫn duy trì ở mức cao cũng khiến tỷ giá đi lên. Giá USD thế giới vẫn tiếp tục xu hướng giảm. Chỉ số USD-Index chỉ còn 103,74 điểm, giảm 0,2 điểm so với cuối tuần trước. Theo một số nhà phân tích, giá USD đã tăng so với hầu hết các loại tiền tệ chính như đồng franc Thụy Sĩ và đồng euro, nhưng triển vọng vẫn yếu trong bối cảnh lo ngại về tăng trưởng chậm lại phát sinh từ các chính sách thương mại của chính quyền Tổng thống Donald Trump.Tổng thống Donald Trump mới đây đe dọa áp thuế 200% đối với rượu vang, rượu cognac và các loại rượu khác nhập khẩu từ châu Âu. Dữ liệu của Bộ Lao động Mỹ công bố cho thấy giá sản xuất (PPI) của Mỹ hàng tháng bất ngờ không thay đổi trong tháng 2, nhưng triển vọng thuế quan khó có thể khiến PPI giảm trong những tháng tới...
Càng béo càng yếu 'chuyện ấy', sự thật thế nào?
Cảm biến lùi
Phía trước tay lái chồng ly nhựa cao nghệu, chai nước đường, ca hạt trân châu, nước uống, bịch nylon... Một lần, tôi ghé mua đứng lại hơi lâu và nghe câu chuyện của chị.Trước kia chồng chị làm thợ hồ, bị té gãy tay phải bắt 6 con ốc vít, thấy vợ bán đậu hũ cực quá, tay chưa lành hẳn anh đã đi làm trở lại mong chia sẻ bớt phần nào cho vợ. Vì đi làm sớm, cái tay như bị "chênh", xương nhô lên nhói nhức mỗi khi trở trời. Không có tiền để mổ, coi như cam chịu. Sinh con muộn, con gái năm nay học lớp 12, tiền học thêm, học phí ở trường... Mình chị cáng đáng hết.27 năm gánh đậu hũ đi bán khắp nơi, vừa gánh vừa chạy. Mỗi ngày đi về cả chục cây số là bình thường. Qua năm thứ 28, một lần chị đang gánh bị ngã khuỵu, hai cái vai đau khủng khiếp. Đi bệnh viện bác sĩ không cho gánh nữa, bảo rằng, dây thần kinh bị chèn ép, nếu tiếp tục sẽ ảnh hưởng đến vận động.Mấy cô khách quen thấy vậy cho chị tiền mua chiếc xe đạp.Đi từ sớm đến trưa mới về nhà, nghỉ ngơi một chút rồi nhồi bột năng làm trân châu. Mỗi ngày làm 3 ký bột, nhờ có cô em phụ giúp nên đỡ phần nào.Nửa đêm người ta chưa ngủ thì hai chị em thức dậy nấu đậu đến sáng mang đi bán luôn. Lúc này bán chậm, nhiều hôm 2 giờ chiều mới hết. Vừa rồi đám giỗ mẹ mà không có tiền về Quảng Ngãi, ngồi buồn nhớ mẹ không kìm được nước mắt.Tôi không biết an ủi chị thế nào, mỗi lời nói của tôi, không khéo có thể làm chị buồn, tủi phận hơn. Chị hé vai áo cho tôi xem hai cái hõm sâu đều hai bên, dấu vết 27 năm gánh đậu hũ. Nhìn hai dấu sẹo lõm trên vai của chị, tôi chỉ biết thở dài, nó đã kể hết câu chuyện một đời vất vả, lam lũ từ khi bỏ xứ vào Sài Gòn làm ăn.2. Mỗi lần có dịp ra khu ẩm thực đối diện chợ Nguyễn Văn Trỗi, tôi hay ghé ăn chén đậu hũ, nghe chị bán đậu kể chuyện đời.Câu chuyện giữa chúng tôi luôn dông dài.Hồi lấy chồng đến khi có con, chị không có công việc làm ăn ổn định, chỉ đi bó bông điệp bán cúng rằm, mùng một. Một người hàng xóm rủ chị vào Sài Gòn làm ăn.Chị nhớ như in đó là ngày 23 tháng giêng năm chị 26 tuổi, chị hàng xóm dẫn ra chợ Bà Chiểu sắm cho đôi gióng bằng mây, cái rổ đựng lò bằng tre.Trước chị bán ở bờ kè đắt lắm, nhưng rồi đau lưng gánh đi không nổi nên chọn ngồi ở hẻm này đã 26 năm rồi. Khách ăn thời còn sinh viên, ra trường về quê làm việc, lập gia đình. Đến đời con cái họ vào Sài Gòn học cũng đến đây ăn đậu hũ.Hồi còn gánh đi bán dạo đau vai lắm. Đòn gánh vừa chạm vào vai là đau nhói, nhưng một lúc, vai nóng lên cảm giác hết đau. Chiều về, chỗ gánh bị lở ra phải bôi thuốc. Vết thương se mặt lại, êm được buổi tối. Ngày mai gánh thì nó lở tiếp... Vai áo phải may đệm mấy lớp mút mềm bên trong. Bây giờ còn để lại hai cái hõm sâu trên vai, rờ vào thấy lợn cợn như thịt bị nát. Chị bảo tôi lấy tay ấn xem, quả đúng vậy, ở hai chỗ lõm, bên trong đầy các hạt lộm cộm.Có rất nhiều gánh, xe đẩy, xe đạp đậu hũ trên khắp đường phố Sài Gòn. Tôi không biết có bao nhiêu gánh đậu hũ lõm vai đưa con vào đại học, giúp đỡ người ở quê, tích lũy khi về già... Người miền Trung cần cù chịu khó, Sài Gòn là vùng đất rộng mở, hết thế hệ này đến thế hệ khác tìm đến nối tiếp cuộc mưu sinh xa xứ!
Điểm chuẩn và điểm khảo sát lớp 6 Trường THCS Trần Quốc Toản 1 (TP.Thủ Đức)
Phiên chợ là sáng kiến của cô và trò Trường mầm non Tân Phong, quận 7, diễn ra từ 23.12.2024 tới hết ngày 3.1.2025. Trước khi phiên chợ diễn ra, nhà trường kêu gọi phụ huynh cùng các bé đóng góp các món đồ đã qua sử dụng nhưng vẫn còn giá trị trên 70%, như: đồ chơi, sách truyện, quần áo, vật dụng trang trí… Sau khi được phụ huynh mang đến trường những món đồ dùng, đồ chơi, các cô giáo cùng với trẻ sẽ phân loại, làm sạch, tái chế, cho vào túi cẩn thận để bày trí các gian hàng theo từng chủng loại riêng biệt. Trong phiên chợ "Yêu Thương", nhiều gian hàng thú vị được bày bán, các em nhỏ, giáo viên, phụ huynh của trẻ cùng nô nức đi chợ, trải nghiệm gian hàng 0 đồng, gian hàng sách và đồ dùng trẻ em, gian hàng đồ dùng trang trí, gian hàng đồ chơi... Nét thú vị là những món đồ tại đây được bày bán với mức giá "không quy định" - tức là tùy vào lòng hảo tâm của người mua hoặc trao tặng miễn phí, tạo cơ hội cho các gia đình khác có thể tận dụng lại.Cô Phạm Bảo Hạnh, Hiệu trưởng Trường mầm non Tân Phong, cho biết phiên chợ "Yêu Thương" không chỉ hướng đến việc góp phần cải tạo môi trường học tập, trang bị thêm mảng xanh cho nhà trường mà còn giáo dục trẻ em ý thức bảo vệ môi trường và tinh thần tương thân tương ái. "Trẻ được tham gia chọn lọc, phân loại đồ dùng, học cách chia sẻ và cảm nhận niềm vui từ việc cho đi. Đây là những bài học quý giá giúp hình thành nhân cách đẹp cho trẻ ngay từ nhỏ. Phiên chợ "Yêu Thương" cũng là cách để cô và trò cùng đón chào xuân 2025", cô Bảo Hạnh nói.Chị Trần Thị Thy Ân, phụ huynh em Bùi Trần Minh Tú hiện đang học lớp lá 4, cho hay đây là đầu tiên chị được trải nghiệm phiên chợ "Yêu Thương" do nhà trường tổ chức. Đây là một dịp để phụ huynh tăng cường kết nối với trường học, giao lưu với các phụ huynh khác. "Tôi thấy được sự sáng tạo, năng động và ý nghĩa nhân văn của phiên chợ. Từ đây các bé sẽ hiểu và biết cách sống xanh, biết chia sẻ với các bạn nhỏ khác", chị Thy Ân chia sẻ.Trong suốt thời gian diễn ra, phiên chợ "Yêu Thương" đã nhận được sự hưởng ứng từ đông đảo phụ huynh và cộng đồng. Chỉ buổi chiều hôm qua, ngày 3.1, phiên chợ được phụ huynh ủng hộ 12.130.000 đồng. "Trong số các đồ dùng, đồ chơi, sách vở mà phụ huynh gửi đến phiên chợ, nhà trường dành một phần để gửi đến một số trường mầm non khó khăn tại huyện Cần Giờ, TP.HCM nhằm chia sẻ niềm vui đến các bé mầm non khác. Với số tiền phụ huynh ủng hộ sau phiên chợ, nhà trường sẽ công khai minh bạch, sử dụng cho việc cải tạo môi trường xanh sạch đẹp và xây dựng không gian học tập, vui chơi lý tưởng cho trẻ", cô Bảo Hạnh, Hiệu trưởng nhà trường, cho biết.Nhằm giúp trẻ được trải nghiệm không khí đón xuân, hiểu về tết truyền thống của quê hương, nhiều trường mầm non tại TP.HCM có những hoạt động cụ thể, để trẻ được tự tay làm sản phẩm, sống trong không khí sôi động của ngày xuân.Như Lớp mẫu giáo Tatu, TP.Thủ Đức, cho trẻ được quan sát và cùng làm mứt dừa dưới sự hướng dẫn của các cô giáo. Các bé Trường mầm non Sao Mai, quận 8 cũng vừa được sống trong không khí đón tết sớm khi trường lớp được trang trí hoa mai, hoa đào, trẻ em được cùng các cô giáo làm bánh kẹp, làm mứt mãng cầu, từ đây các trẻ được biết về nguyên liệu và cách làm ra các món ăn tết truyền thống của quê hương.Từ nay tới trước thời gian nghỉ tết Nguyên đán, các cơ sở giáo dục mầm non như Trường mầm non 19/5 Thành Phố (quận 1); Trường mầm non Thành Phố (quận 3); Trường mầm non Nam Sài Gòn (quận 7)... đều có nhiều hoạt động như phiên chợ tết, các gian hàng để trẻ học gói bánh chưng, khắc dưa hấu, làm mứt tết, thêu tranh ngày tết, cắt dán tô màu linh vật của năm... vừa giúp trẻ được rèn luyện sự khéo léo của đôi tay (vận động tinh), biết cách làm việc nhóm, đồng thời để giúp trẻ được vui đón xuân, lồng ghép các bài học trực quan về tình cảm gia đình, phong tục tập quán quê hương, các hoạt động đều có sự tham gia của phụ huynh để tăng cường sự kết nối gia đình và nhà trường...