Bà Nguyễn Phương Hằng tố bị hành hung là thông tin không đúng sự thật
Cả Honda CB150R Streetster và Yamaha XS155R tại thị trường Việt Nam đều chỉ có 1 phiên bản để khách hàng lựa chọn.Đất bị lấn chiếm nhưng chưa đòi, 30 năm sau có kiện được không?
Theo đó, tối qua 14.3 nhiều trang mạng xã hội ào ạt chia sẻ hình ảnh mặt trăng có màu đỏ thẫm như máu cùng dòng trạng thái khẳng định: "Bầu trời ngay lúc này được chụp tại Tà Xùa, Sơn La".Chưa rõ độ thực hư của hình ảnh, thông tin trên, tuy nhiên các bài đăng nhanh chóng nhận về lượt tương tác "khủng". Nhiều cư dân mạng bày tỏ sự ngạc nhiên, khẳng định đây là hiện tượng nguyệt thực ở Việt Nam hay còn gọi là "trăng máu". Mặt khác nhiều ý kiến phản bác, cho rằng tối qua Việt Nam không có hiện tượng nguyệt thực, đây có thể là một hiện tượng khác hoặc hình ảnh đã qua chỉnh sửa. Tài khoản Mai Thế Biển bình luận sau khi quan sát hình ảnh: "Trăng máu!"."Nhìn giống AI vẽ hơn", Dương Yumi Nguyễn nhận xét. Nickname Anh Piano cho biết: "Chỗ mình trăng vẫn sáng vằng vặc". Tài khoản Ngọc Ngà nói: "Mình ở Hà Giang, nãy trăng vừa lên mình thấy trăng đỏ lắm mà giờ hết đỏ rồi!".Cũng trong hôm qua 14.3, nhiều nơi khác trên thế giới như ở Mỹ, Canada và các nước còn lại ở Bắc và Nam Mỹ có vị trí lý tưởng để chứng kiến hiện tượng nguyệt thực toàn phần, khi trăng tròn chuyển sang màu đỏ trong hơn 1 giờ đồng hồ. Tuy nhiên, hiện tượng này hoàn toàn không thể quan sát được ở Việt Nam.Trăng tròn tháng 3 được gọi là Trăng Giun. Tên của nó bắt nguồn từ những con giun đất xuất hiện khi đất ấm lên. Người Anglo Saxon gọi trăng tròn tháng 3 là Trăng Mùa Chay, bắt nguồn từ tiếng Đức và có nghĩa là mùa xuân. Trăng Mùa Chay cũng được dùng để chỉ thời kỳ mùa chay của Kitô giáo trước Lễ Phục sinh.Những tên gọi khác cũng liên quan đến sự "thức tỉnh" của thiên nhiên vào mùa xuân: các bộ lạc người Mỹ bản địa gọi nó là Trăng Quạ, Trăng Vỏ Tuyết và Trăng Nhựa Cây hoặc Trăng Đường . Những cái tên của người châu Âu là Trăng Gió, Trăng Cày, Trăng Chết.Quan sát những hình ảnh được chia sẻ trên mạng xã hội, một chuyên gia cho biết những ý kiến khẳng định tối qua Việt Nam có nguyệt thực là hoàn toàn không chính xác. Theo đó, trong lần nguyệt thực ngày 13 - 14.3, Việt Nam không nằm trong vùng quan sát được.Trong năm 2025 này, người yêu thiên văn văn Việt Nam sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng lần nguyệt thực toàn phần nhưng phải chờ đến tháng 9.2025 tới đây. Nguyệt thực này diễn ra vào ngày 7 - 8.9, có thể quan sát được tại châu Âu, châu Á, Úc, châu Phi và một số khu vực phía đông Nam Mỹ, Alaska và Nam Cực. Về hình ảnh được chia sẻ trên mạng xã hội tối qua, chưa thể khẳng định được thực hư và độ chính xác, tuy nhiên chuyên gia này cho rằng không loại trừ khả năng ảnh đã qua chỉnh sửa để mặt trăng trở nên đỏ hơn. Trên thực tế, nhiều người cũng đã từng chứng kiến mặt trăng có màu đỏ như máu ở đường chân trời dù không xảy ra hiện tượng nguyệt thực. Nguyên nhân của hiện tượng này là gì?Chia sẻ với Thanh Niên, anh Nguyễn Anh Tuấn, Cựu chủ nhiệm CLB Thiên văn nghiệp dư TP.HCM (HAAC) cho biết khi ánh sáng từ mặt trăng, mặt trời đến mắt chúng ta sẽ phải đi qua bầu khí quyển của trái đất, và có hiện tượng tán xạ của các hạt phân tử khí, hạt bụt, hạt hơi nước trong bầu khí quyển với ánh sáng này.Các ánh sáng có bước sóng ngắn như màu xanh da trời dễ bị tán xạ hơn các ánh sáng bước sóng dài như màu đỏ. Khi mặt trăng, mặt trời ở thấp dưới chân trời lúc bình minh hay hoàng hôn, ánh sáng từ các thiên thể này sẽ đi qua lớp khí quyển dày hơn và hiện tượng tán xạ xảy ra càng mạnh vì thế sẽ có màu đậm hơn với khi nó ở trên cao.Đặc biệt nếu trong khí quyển có nhiều hơi nước, hoặc ô nhiễm khói bụi thì hầu hết ánh sáng bước sóng ngắn đều bị tán xạ chỉ có bước sóng dài, màu đỏ là đến được mắt ta."Vì thế đôi lúc ta thấy mặt trăng đỏ như máu, hay mặt trời đỏ ở phía chân trời, đó là dấu hiệu của bầu trời bị ô nhiễm không khí nặng hoặc do hơi ẩm nhiều. Như vậy, ô nhiễm không khí càng nhiều hoặc hơi ẩm càng cao thì màu sắc mặt trăng càng đỏ", Cựu chủ nhiệm HAAC lý giải.
Xe tải, container đậu chiếm lòng đường
Bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe, bạn đọc còn có thể xem thêm các bài viết: Phát hiện đột phá về tác dụng kỳ diệu của dầu cá đối với bệnh tiểu đường; Vì sao 'béo cơ' sợ hơn béo bụng?; 4 thói quen độc hại buổi sáng cần bỏ ngay lập tức...Rượu bia, căng thẳng, tiếp xúc với các chất độc hại..., khiến gan dễ bị quá tải, dẫn đến suy giảm chức năng. Để bảo vệ và thanh lọc gan, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng, đặc biệt là thực vật.Khi gan suy giảm chức năng, cơ thể sẽ gặp một loạt các vấn đề như mệt mỏi, nổi mụn do tích tụ độc tố. Hệ miễn dịch và hệ tiêu hóa cũng bị ảnh hưởng. Ngoài ra, gan yếu còn góp phần gây tăng cân, đặc biệt là tích tụ mỡ ở bụng.Nhiều loại rau củ, trái cây chứa các hợp chất tự nhiên giúp tăng cường hoạt động của gan, thúc đẩy quá trình thải độc và bảo vệ tế bào gan khỏi tổn thương.Trái bơ. Bơ không chỉ chứa chất béo lành mạnh mà còn rất giàu glutathione, một chất chống ô xy hóa mạnh có thể giúp gan loại bỏ độc tố. Ngoài ra, chất béo bão hòa đơn trong bơ cũng có tác dụng hỗ trợ chức năng gan, ngăn ngừa mỡ bụng.Tỏi. Tỏi là thực phẩm rất tốt cho gan vì chứa 2 hợp chất quan trọng là allicin và selen. Allicin là một chất chống ô xy hóa mạnh, giúp bảo vệ gan khỏi tổn thương, tăng cường chức năng thải độc và hỗ trợ hệ miễn dịch. Trong khi đó, selen là khoáng chất giúp tăng cường hoạt động của enzym giải độc trong gan, đồng thời hỗ trợ quá trình đốt cháy chất béo, ngăn ngừa gan nhiễm mỡ. Nội dung tiếp theo của bài viết này sẽ có trên trang sức khỏe ngày 6.3.Mỡ có thể tích tụ trong và xung quanh cơ bắp, rất khó phát hiện, tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với sức khỏe so với các hình thái tích mỡ khác.Một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Tim mạch châu Âu phát hiện mỡ giữa các cơ tăng lên làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim nghiêm trọng, vì nó ảnh hưởng đến các mạch máu nhỏ trong tim.Giáo sư Viviany Taqueti, bác sĩ tim mạch tại Trường Y Harvard, người tham gia nghiên cứu, chia sẻ rằng dữ liệu của họ lần đầu tiên cho thấy mô mỡ trong cơ tiềm ẩn nguy cơ cao hơn nhiều so với các loại mỡ khác như mỡ dưới da, mỡ ngoại tâm mạc quanh tim, hay mỡ tại gan.Một số người bị tình trạng gầy bên ngoài, béo bên trong (TOFI), họ không thừa cân nhưng họ vẫn tích tụ mỡ ở cơ.Tiến sĩ Bret Goodpaster, giám đốc khoa học tại tổ chức Advent Health (Mỹ) cho rằng khi bạn già đi, bạn sẽ tích tụ nhiều mỡ hơn. Vì vậy, những người lớn tuổi có cùng chỉ số BMI với người trẻ tuổi vẫn có khả năng sẽ tích mỡ cơ lớn hơn.Nói cách khác, bạn đang có cân nặng ổn, không hút thuốc, ăn uống lành mạnh nhưng có mô mỡ quấn quanh cơ thì chưa chắc bạn không bị nguy cơ mắc bệnh tim. Nội dung tiếp theo của bài viết này sẽ có trên trang sức khỏe ngày 6.3.Bệnh tiểu đường với tốc độ gia tăng báo động đang trở thành mối lo ngại lớn trên toàn cầu. Chính vì vậy, các nhà khoa học không ngừng tìm kiếm các biện pháp để đảo ngược bệnh.Tin vui là nghiên cứu mới vừa được công bố trên tạp chí khoa học Nutrients đã phát hiện một chất bổ sung được sử dụng rộng rãi có thể là cứu tinh cho bệnh tiểu đường.Mức đường huyết cao, nếu không được kiểm soát, có thể gây tổn thương cho tim, mắt, thận, dây thần kinh và mạch máu. Mặc dù có rất nhiều cách khác nhau để kiểm soát lượng đường cao, nhưng một nghiên cứu đột phá đã chỉ ra rằng dầu cá có thể là phép màu kỳ diệu.Các nhà khoa học tại Đại học Cruzeiro do Sul (Brazil) đã tiến hành nghiên cứu trên chuột có lượng đường trong máu cao do kháng insulin - tình trạng giống với bệnh tiểu đường loại 2.Kết quả cho thấy dầu cá giúp đảo ngược tình trạng kháng insulin bằng cách điều chỉnh tình trạng viêm, từ đó cải thiện khả năng kiểm soát lượng đường trong máu.Các nhà nghiên cứu cho biết axit béo omega-3 có trong dầu cá có thể giúp giảm lượng đường trong máu bằng cách cải thiện độ nhạy insulin và giảm viêm. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này bạn nhé!
Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, trong tháng 2.2025, nước ta chịu ảnh hưởng bởi 4 đợt không khí lạnh vào các ngày 3.2, 7.2, 16.2 và 23.2. Tại miền Bắc đã xuất hiện 2 đợt rét đậm, rét hại trên diện rộng từ ngày 7 - 10.2 và 24 - 26.2. Đặc biệt, đợt rét đầu tháng 2 còn lan rộng xuống các tỉnh Thanh Hóa đến Quảng Bình. Nhiệt độ thấp nhất trong đợt không khí lạnh này ở Bắc bộ và Bắc Trung bộ phổ biến từ 11 - 14 độ C, vùng núi cao có nơi dưới 5 độ C như Sa Pa (Lào Cai) 4,4 độ C, Đồng Văn (Hà Giang) 4,3 độ C, Tam Đảo (Vĩnh Phúc) 4,8 độ C, Mẫu Sơn (Lạng Sơn) 1,2 độ C.… Ngoài ra, không khí lạnh còn gây gió đông bắc mạnh cấp 6 (13 m/giây), giật cấp 7 (14 m/giây) tại khu vực vịnh Bắc bộ.Cũng trong tháng 2, nhiệt độ trung bình tại Đông Bắc bộ, Trung bộ và một số nơi ở khu vực Tây nguyên phổ biến thấp hơn trung bình nhiều năm khoảng 0,5 - 1,5 độ C, một số nơi ở Cao Bằng, Lạng Sơn thấp hơn 2 độ C. Các nơi khác nhiệt độ trung bình phổ biến xấp xỉ và cao hơn so với trung bình nhiều năm từ 0,5 - 1,5 độ C, có nơi cao hơn.Cơ quan khí tượng dự báo, tháng 3, không khí lạnh có xu hướng hoạt động mạnh hơn so với trung bình nhiều năm. Tuy nhiên, do trung tâm áp cao lạnh lục địa có xu hướng lệch ra phía đông nên có thể gây ra nhiều ngày mưa nhỏ, mưa phùn và sương mù. Trong nửa đầu tháng 3, rét đậm, rét hại có khả năng xuất hiện, tập trung tại khu vực vùng núi phía bắc.Nhiệt độ trung bình trong tháng 3 ở miền Bắc và từ Thanh Hóa đến Huế phổ biến thấp hơn từ 0,5 - 1 độ C so với trung bình nhiều năm cùng thời kỳ, các nơi khác phổ biến ở mức xấp xỉ so với trung bình nhiều năm.Trước đó, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho hay, từ ngày 6 - 8.3, miền Bắc đón đợt không khí lạnh mạnh, trời chuyển rét. Tại các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, nơi đầu tiên đón không khí lạnh, nhiệt độ thấp nhất là 7 - 8 độ C, thời điểm rét nhất là ngày 8.3. Tại Hà Nội, nhiệt độ thấp nhất là 15 - 16 độ C, thời điểm rét nhất là ngày 8.3 với nhiệt độ dao động từ 15 - 18 độ C.
Viettel tham gia sáng kiến cổng mở của Hiệp hội Di động toàn cầu
Chương trình Tư vấn mùa thi lần thứ 27 tổ chức tại Trường THPT Phan Châu Trinh (Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng) sáng mai có sự tham gia tư vấn trực tiếp của các khách mời đại diện Bộ GD-ĐT, Sở GD-ĐT và các chuyên gia đến từ các trường ĐH, CĐ… trên toàn quốc. Các khách mời sẽ giới thiệu, cung cấp, giải đáp những thông tin mới nhất về quy chế thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH 2025. Chương trình Tư vấn mùa thi năm 2025 do Báo Thanh Niên phối hợp với Bộ GD-ĐT, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Sở GD-ĐT TP.Đà Nẵng, Trường THPT Phan Châu Trinh có sự đồng hành của hơn 30 đơn vị giáo dục.Trao đổi với PV Thanh Niên ngày 22.2, ông Mai Tấn Linh, Phó giám đốc Sở GD-ĐT TP.Đà Nẵng, cho biết vào cuối tháng 1.2025, Sở GD-ĐT TP.Đà Nẵng đã có văn bản gửi đến các trường THPT trên địa bàn thông báo, hướng dẫn cho khoảng 5.000 học sinh (HS) tham dự trực tiếp chương trình tổ chức tại Trường THPT Phan Châu Trinh. Ngoài ra, đối với các trường không có điều kiện dự chương trình trực tiếp, nhà trường sẽ tổ chức theo dõi chương trình truyền hình trực tuyến trên các kênh Thanh Niên trong khi chương trình diễn ra.Với sự hỗ trợ đường truyền internet siêu tốc độ cao - công nghệ XGSPON của VNPT Đà Nẵng, chương trình sẽ được truyền hình trực tuyến xuyên suốt trên nhiều kênh của Thanh Niên như: thanhnien.vn, Facebook.com/thanhnien và YouTube, TikTok Báo Thanh Niên... Năm 2025 được xem là cột mốc đặc biệt khi lứa HS đầu tiên học theo chương trình Giáo dục phổ thông 2018 tham gia kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH-CĐ với nhiều đổi mới. Lần đầu tiên sau nhiều năm, kỳ thi tốt nghiệp THPT có những điều chỉnh lớn và công tác tuyển sinh ĐH-CĐ cũng thay đổi theo để phù hợp tình hình mới. Tại chương trình Tư vấn mùa thi diễn ra cả ngày mai 23.2 ở TP.Đà Nẵng, GS-TS Huỳnh Văn Chương, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD-ĐT), sẽ cung cấp những thông tin mới, "nóng" nhất về thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2025. Ngoài việc chia sẻ thông tin định hướng ra đề thi năm 2025, GS-TS Huỳnh Văn Chương sẽ hướng dẫn các thí sinh tự do học chương trình cũ (chương trình 2006) dự thi và công tác ra đề thi đảm bảo quyền lợi cho mọi thí sinh.Việc đại diện Bộ GD-ĐT trực tiếp cung cấp thông tin chính xác, giải đáp thắc mắc về quy chế tuyển sinh và những băn khoăn về nghề nghiệp của HS sẽ giúp HS an tâm trước khi bước vào kỳ thi. Tại khuôn viên Trường THPT Phan Châu Trinh, nhiều thông tin quan trọng liên quan đến việc chọn ngành, chọn nghề ở các khối ngành như khoa học tự nhiên - kỹ thuật, kinh tế - khoa học xã hội - sư phạm… của HS sẽ được các chuyên gia đến từ các trường CĐ, ĐH trên cả nước tư vấn chuyên sâu. Chương trình sáng 23.2 có các chuyên gia tư vấn gồm: - GS-TS Huỳnh Văn Chương, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng, Bộ GD-ĐT. - TS Nguyễn Đức Quận, Phó trưởng ban Đào tạo - ĐH Đà Nẵng. - TS Võ Thanh Hải, Phó giám đốc thường trực ĐH Duy Tân. - TS Lê Văn Tường Lân, Trưởng ban Đào tạo và công tác sinh viên - ĐH Huế. - TS Đinh Thị Thu Hồng, Phó hiệu trưởng Trường Kinh doanh, ĐH Kinh tế TP.HCM. - Thạc sĩ Ngô Văn Sơn, phụ trách Phòng Đào tạo và công tác sinh viên, Trường Du lịch - ĐH Huế. - TS Lê Trung Đạo, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Tài chính Marketing. - TS Phạm Xuân Hùng, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Kinh tế (ĐH Huế). - ThS Cao Quảng Tư, Giám đốc tuyển sinh Trường ĐH Quốc tế Sài Gòn. - TS Nguyễn Duy Nghiêm, Giám đốc ĐH Greenwich Việt Nam - cơ sở Đà Nẵng. - TS Trần Đăng Khải, Trưởng khoa Xây dựng Học viện Hàng không Việt Nam.Chương trình chiều 23.2 sẽ được chia thành 2 phần.Phần 1: Đại diện các trường ĐH, CĐ sẽ giải đáp, giới thiệu thông tin, định hướng cho HS chọn ngành, nghề "hot" trong thời gian đến. - PGS -TS Trần Viết Long, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Luật -ĐH Huế. - TS Huỳnh Trung Phong, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ SV và phát triển khởi nghiệp - Trường ĐH Sư phạm TP.HCM. - TS Nguyễn Đức Mận, Phó trưởng khoa Đào tạo quốc tế ĐH Duy Tân.- TS Đỗ Trọng Tuấn, Phó hiệu trưởng thường trực Trường ĐH Đông Á. - Th.S Trần Thị Hương Quỳnh, Phó trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Phú Xuân. - TS Trần Văn Anh, Hiệu trưởng Trường CĐ Đại Việt.Phần 2: Học sinh giao lưu, trò chuyện cùng nhân vật truyền cảm hứngĐể giúp các em HS tự tin hơn trong lựa chọn và quyết định, tại phần 2 chương trình, PGS-TS Nguyễn Thành Đạt, Phó trưởng ban Đào tạo và đảm bảo chất lượng giáo dục, Bí thư Đoàn ĐH Đà Nẵng (gương mặt tiến sĩ trẻ truyền cảm hứng ở Tư vấn mùa thi 2023) sẽ quay lại với chương trình để cùng trao đổi, chia sẻ với HS về việc học tập, chọn ngành, chọn nghề. PGS-TS Nguyễn Thành Đạt cũng sẽ có dịp động viên, lưu ý các em vững tâm, ổn định sức khỏe để bước vào kỳ thi quan trọng nhất của đời HS.Bên cạnh đó, tại khuôn viên Trường THPT Phan Châu Trinh, điểm nhấn của chương trình ở TP.Đà Nẵng là gần 5.000 HS sẽ được trải nghiệm nhiều hoạt động sôi nổi tại hơn 30 gian hàng triển lãm của các trường ĐH, CĐ, trung tâm du học… Các tư vấn viên tại gian hàng sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc, băn khoăn của HS để có sự lựa chọn ngành nghề phù hợp với năng lực, sở thích và hy vọng nghề nghiệp tương lai.