Tesla thu hồi hơn 2 triệu ô tô để sửa lỗi tự lái
VIDEO: Xe máy bất ngờ hút khách nửa đầu năm 2021: ‘Phút huy hoàng rồi chợt tắt’?Chủ tịch CLB Barcelona tiết lộ kế hoạch giật gân đưa Messi trở lại Nou Camp
Chiều 20.3, đại diện Ban giám hiệu Trường trung - tiểu học Petrus Ký (P.Hiệp Thành, TP.Thủ Dầu Một, Bình Dương) đã cho dừng việc khảo sát thu thập thông tin học sinh có phụ huynh là viên chức nhà nước.Trước đó, nhiều phụ huynh học sinh nhận được link "Khảo sát phụ huynh" do giáo viên của trường gửi vào trong nhóm với nội dung: "Kính thưa ba mẹ, nhà trường cần nắm thông tin số lượng phụ huynh là viên chức nhà nước nên rất mong ba mẹ thực hiện giúp cô link khảo sát ạ. Cảm ơn ba mẹ rất nhiều".Theo đó, khi nhấn vào link, phụ huynh học sinh sẽ phải trả lời các câu hỏi bắt buộc như họ và tên học sinh, học lớp nào và trả lời câu hỏi "có" hoặc "không" vào mục "Có bố mẹ đang là công chức nhà nước".Sau khi nhận được câu hỏi khảo sát của nhà trường, nhiều phụ huynh (kể cả những người không phải là công chức, viên chức) cũng tỏ ra băn khoăn, đồng thời cho rằng việc khảo sát này là nhạy cảm, ảnh hưởng đến tâm tư của những phụ huynh đang là công chức, viên chức nhà nước trong thời điểm đang chuẩn bị sáp nhập các phường, xã và một số cơ quan nhà nước, sắp xếp, tinh gọn bộ máy ở Bình Dương hiện nay.Trả lời câu hỏi của PV Thanh Niên, ông Phạm Ngọc Nam, Hiệu trưởng Trường trung - tiểu học Petrus Ký, giải thích do bộ phận tuyển sinh của trường hiểu nhầm ý chỉ đạo của lãnh đạo nhà trường nên đã tự lập link khảo sát và gửi cho phụ huynh học sinh.Ông Nam cho rằng nhà trường có chỉ đạo bộ phận tuyển sinh thu thập thông tin học sinh có phụ huynh đang làm công chức, viên chức nhà nước trên cơ sở hồ sơ, dữ liệu sẵn có đang được lưu trữ tại trường để phục vụ công tác, chiến lược tuyển sinh trong các năm học tiếp theo của trường."Tuy nhiên, bộ phận tuyển sinh đã hiểu nhầm chỗ này, thay vì thống kê, thu thập trên hồ sơ, dữ liệu sẵn có thì lại đi lập link để khảo sát, thu thập. Đúng là thời điểm này có phần nhạy cảm nên tôi đã chỉ đạo dừng việc khảo sát lại", ông Phạm Ngọc Nam nói.
Số đơn đặt trước ngày đầu của iPhone 12 vượt iPhone 11
Khi nước sạch ở trung tâm thương mại thuộc khu R trong khu đô thị Goldmark City (Q.Bắc Từ Liêm, Hà Nội) bị cắt kéo dài gần 1 tháng, chị Nguyễn Thị Hoa (tên đã thay đổi theo đề nghị của nhân vật) - phụ trách một cơ sở mầm non ở khu R, bức xúc khi thấy cơ sở và hàng trăm trẻ nhỏ bị đưa ra làm "con tin" trong cuộc tranh chấp giữa chủ đầu tư và ban quản trị các tòa nhà.Chị Hoa cho biết, với trường mầm non, vệ sinh an toàn thực phẩm là điều phải được thực hiện rất nghiêm ngặt. Kể từ khi nước sạch bị cắt, phía trường mầm non phải mua nước bình để nấu nướng, phục vụ nhu cầu về sinh hoạt hàng ngày cho hàng trăm trẻ nhỏ. Riêng nước sạch tạm thời do phía chủ đầu tư khu đô thị Goldmark City cung cấp bằng xe bồn thì không dám nấu nướng để đảm bảo vệ sinh tuyệt đối cho trẻ.Cuộc tranh chấp về phí dịch vụ giữa chủ đầu tư và ban quản trị lên đỉnh điểm khi ngày 21.1 vừa qua, phía ban quản trị đã cắt nước nhiều khu trung tâm thương mại ở khu R. Ban quản trị lý giải, vì tính chất vụ việc phức tạp nên chỉ có biện pháp duy nhất đủ sức buộc chủ sở hữu nhanh chóng hoàn thành đầy đủ nghĩa vụ thanh toán phí dịch vụ là tạm ngừng cung cấp dịch vụ đối với khu trung tâm thương mại và hầm xe của chủ đầu tư.Động thái cắt nước bị chính quyền sở tại nhận định là "biện pháp cực đoan" và liên tục ra văn bản đề nghị phía ban quản trị cấp nước trở lại nhưng đều không có kết quả."Chúng tôi mắc kẹt ở giữa và trở thành nạn nhân. Ban quản trị thì sử dụng trường học làm "con tin" để uy hiếp chủ đầu tư. Và tôi thấy ban quản trị quá coi thường chính quyền khi ra thông báo đề nghị mà vẫn không cấp nước trở lại", chị Hoa bày tỏ.Những năm gần đây, tình trạng mâu thuẫn giữa chủ đầu tư và ban quản trị, thậm chí giữa ban quản trị với cư dân diễn ra ngày càng phổ biến.Hồi tháng 8.2023, tại chung cư Golden Land ở 275 Nguyễn Trãi (Q.Thanh Xuân, Hà Nội), cư dân tố ban quản trị có dấu hiệu gây thất thoát hàng chục tỉ đồng khi cải tạo, thông hút bể phốt, thay điều hòa…, thậm chí còn có dấu hiệu chi sai quỹ bảo trì. Khi cư dân làm đơn tố cáo với chính quyền thì ban quản trị quay ra tấn công cư dân bằng những lời lẽ, hành động thiếu chuẩn mực. Cuộc chiến đến nay vẫn chưa có hồi kết.Còn tại TP.HCM, hồi tháng 5.2024, sự lộng quyền của Ban quản trị chung cư 24AB (ở Q.Bình Thạnh) còn thể hiện bằng việc không thực hiện quyết định của tòa án. Theo đó, khi thấy ban quản trị thiếu minh bạch trong sử dụng quỹ bảo trì, chị Lưu Thị Thu Trang (chủ căn hộ A9.4) đã phản đối bằng cách ngừng đóng quỹ bảo trì hàng tháng. Sau đó, chị Trang bị cắt nước sinh hoạt nên nộp đơn khởi kiện ra tòa án.Ngay sau đó, TAND Bình Thạnh ban hành quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Tuy nhiên, khi cán bộ chi cục thi hành án đến làm việc để thực hiện quyết định của tòa thì đại diện ban quản trị không chấp nhận mở nước trở lại cho chị Trang.Ông Nguyễn Thế Điệp, Ủy viên Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, Phó chủ tịch Câu lạc bộ Bất động sản Hà Nội, cho rằng câu chuyện ban quản trị lộng quyền là một hiện tượng mà cơ quan chức năng cần phải vào cuộc "dập ngay", tránh tạo tiền lệ xấu và thành điểm nóng.Theo ông Điệp, quyền hạn của chủ đầu tư ra sao, của ban quản trị như thế nào đều đã được quy định rất rõ trong luật Kinh doanh bất động sản và luật Nhà ở. Và khi xảy ra tranh chấp, các bên cần ngồi lại cùng nhau thỏa thuận. Khi không đạt kết quả thì khởi kiện ra tòa là các ứng xử văn minh. "Tất nhiên có trường hợp chủ đầu tư ứng xử "không chuẩn" nên ban quản trị thay mặt người dân đấu tranh là đúng, không sai. Nhưng ngược lại cũng có 1 số ban quản trị lộng hành", ông Điệp nói.Đặc biệt, ông Điệp cho rằng, khi chưa rõ đúng sai mà ban quản trị lại có hành vi cắt điện, cắt nước thì chính quyền phải vào cuộc. Bởi lẽ, điều này liên quan đến an sinh xã hội, đời sống của người dân trong khu vực."Giờ tranh chấp xảy ra giữa ban quản trị và chủ đầu tư rất nhiều. Nhưng mọi tranh chấp đều có căn cứ, văn bản hướng dẫn xử lý. Dù ban quản trị có đấu tranh thì cũng phải đúng quy định của pháp luật. Khi phát hiện ban quản trị lộng quyền, cơ quan chức năng phải vào cuộc xử quyết liệt, dứt điểm", ông Điệp nêu quan điểm.Liên quan vụ việc xảy ra ở khu đô thị Goldmark City, mới đây, Chủ tịch UBND TP.Hà Nội đã yêu cầu các đơn vị liên quan xử lý triệt để vi phạm, tranh chấp có dấu hiệu tạo thành điểm nóng xảy ra giữa chủ đầu tư, ban quản trị các tòa nhà.Đặc biệt, người đứng đầu chính quyền thành phố còn giao Công an TP.Hà Nội chỉ đạo nắm bắt tình hình, tình trạng tổ chức, cá nhân tự ý cắt điện, cắt nước sinh hoạt trên địa bàn; chủ trì nghiên cứu, tham mưu cho UBND TP.Hà Nội chế tài xử lý.
Dù hiện tượng này sẽ tự khỏi nhưng bố mẹ cũng có thể liên hệ với bác sĩ để con được kiểm tra kỹ lưỡng.
Cô dâu chú rể gây sốt vì mặc trang phục này trong ngày cưới
Ngày 27.2, Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực TP.HCM (gọi tắt Ban chỉ đạo) tổ chức phiên họp thứ 9 dưới sự chủ trì của ông Nguyễn Văn Nên, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP.HCM, Trưởng ban chỉ đạo.Tại phiên họp, Ban chỉ đạo thống nhất đánh giá năm 2024 và 2 tháng đầu năm 2025, Đảng bộ, chính quyền và toàn hệ thống chính trị TP.HCM đã nỗ lực phấn đấu, vượt qua khó khăn, đạt nhiều kết quả quan trọng trên các lĩnh vực; tình hình kinh tế - xã hội có nhiều thành quả, dấu hiệu tích cực.Trong đó, các cơ quan nội chính, kiểm tra, thanh tra, điều tra, truy tố, xét xử đã nỗ lực lớn, quyết tâm cao, khắc phục khó khăn, tập trung đấu tranh làm rõ nhiều vụ án, vụ việc tham nhũng.Đồng thời, chủ động, trách nhiệm, phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng, thực hiện tốt công tác xét xử nhiều vụ án lớn, đặc biệt nghiêm trọng chưa có tiền lệ như vụ án Trương Mỹ Lan và đồng phạm xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và Ngân hàng SCB, vụ án xảy ra tại Cục Đăng kiểm Việt Nam và các trung tâm đăng kiểm ở nhiều địa phương, tạo sự đồng thuận, đồng tình cao trong cán bộ, đảng viên và nhân dân.Từ sau phiên họp thứ 8 (ngày 15.10.2024) đến nay, công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực của TP.HCM được đẩy mạnh và đạt nhiều kết quả tích cực.Thường trực Ban chỉ đạo duy trì nghiêm các cuộc họp định kỳ và đột xuất, cho ý kiến xử lý nhiều vấn đề quan trọng giữa hai phiên họp; tập trung chỉ đạo xử lý các vụ án, vụ việc nghiêm trọng, phức tạp dư luận quan tâm; phối hợp Bộ Tư pháp nghiên cứu tháo gỡ những vấn đề vướng mắc trong thi hành án các vụ án lớn, phức tạp…Ban chỉ đạo tiếp tục theo dõi 9 vụ án, 13 vụ việc và tập trung chỉ đạo xử lý các vụ án, vụ việc nghiêm trọng, phức tạp dư luận quan tâm.Các cơ quan tiến hành tố tụng tăng cường áp dụng các biện pháp thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt, nhất là trong việc thu hồi tài sản đối với các vụ án lớn, đặc biệt nghiêm trọng như vụ án Trương Mỹ Lan, vụ án đăng kiểm.Về nhiệm vụ trọng tâm thời gian tới, Ban chỉ đạo thống nhất đánh giá năm 2025 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là năm tăng tốc bứt phá để hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ nhiệm kỳ, đồng thời tổ chức đại hội đảng các cấp.Ban chỉ đạo yêu cầu bám sát nghị quyết của Thành ủy TP.HCM về công tác xây dựng Đảng, chính quyền, công tác dân vận năm 2025 để triển khai nhiệm vụ, trong đó trọng tâm là tăng cường đấu tranh phòng ngừa tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, gắn với công tác cán bộ, sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, đẩy mạnh cải cách hành chính, chuyển đổi số."Tuyệt đối không để xảy ra tình trạng tiêu cực, lợi dụng sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế để tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, nhất là trong bố trí, sắp xếp cán bộ, sử dụng vốn ngân sách nhà nước, quản lý sử dụng trụ sở, tài sản, trang thiết bị, phương tiện làm việc", Ban chỉ đạo lưu ý.Bên cạnh đó, Ban chỉ đạo cũng yêu cầu đẩy mạnh kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử một số vụ việc, dự án điển hình về thất thoát, lãng phí để răn đe, cảnh tỉnh, cảnh báo. Song song đó là thanh tra chuyên đề về phòng, chống lãng phí trong quản lý, sử dụng các cơ sở nhà đất do các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp nhà nước quản lý.Một nhiệm vụ khác được Ban chỉ đạo lưu ý là đôn đốc thực hiện quyết liệt hơn các chỉ thị về công tác giám định, định giá tài sản trong tố tụng hình sự, thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ việc, vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế.Rà soát, có lộ trình xử lý dứt điểm những tồn tại, hạn chế, khó khăn, vướng mắc, bất cập trong công tác giám định, định giá tài sản và thu hồi tài sản tham nhũng liên quan các vụ án, nhất là vụ án Vạn Thịnh Phát.Ban chỉ đạo yêu cầu tăng cường phối hợp, tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ điều tra, xử lý các vụ án, vụ việc, nhất là các vụ án, vụ việc thuộc diện Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực theo dõi, chỉ đạo. Tập trung điều tra, xử lý dứt điểm các vụ án, vụ việc liên quan đến Tập đoàn Thuận An, Công ty AIC và các vụ án, vụ việc nghiêm trọng, phức tạp, dư luận quan tâm.Tại phiên họp, Ban chỉ đạo thống nhất kết thúc theo dõi, chỉ đạo đối với 4 vụ án do đã kết thúc việc giải quyết theo quy định của pháp luật. Tại TP.HCM, Tập đoàn Thuận An tham gia các gói thầu thuộc 3 dự án lớn gồm: Vành đai 3, nút giao Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hữu Thọ và cải tạo kênh Tham Lương - Bến Cát - rạch Nước Lên.Hồi tháng 1.2025, Ủy ban Kiểm tra Thành ủy TP.HCM cho biết đã xem xét, thi hành kỷ luật khiển trách đối với Đảng ủy Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông (gọi tắt là Ban Giao thông) nhiệm kỳ 2020 - 2025.Đồng thời, kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo đối với Đảng ủy Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị (gọi tắt là Ban Hạ tầng) nhiệm kỳ 2020 - 2025.Ngoài ra, một số lãnh đạo thuộc 2 ban quản lý trên cũng bị kỷ luật bằng hình thức khiển trách. Riêng ông Lê Thanh Tùng, Bí thư Chi bộ, Trưởng ban Điều hành dự án 4 thuộc Ban Hạ tầng bị khai trừ ra khỏi đảng.