Tiêu cực trong bóng đá Việt: Chống 'liên minh ma quỷ'
Những ngày qua, mạng xã hội lan truyền hình ảnh về tờ văn bản "Biên bản xử lý vi phạm lỡ mồm" với nội dung sửa tiêu ngữ của Việt Nam. Cụ thể, dưới quốc hiệu "Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam", văn bản này lại chế phần tiêu ngữ thành "Độc lập - Tự do - Hé lộ tí thôi". Theo hình ảnh được chia sẻ trên các trang mạng, biên bản này được cho là xuất hiện tại một buổi chiếu phim tài liệu Anh trai say hi. Trong văn bản còn có logo của công ty Nomad Management Vietnam và DatVietVAC.Trên các trang mạng, hình ảnh về biên bản này vấp phải làn sóng chỉ trích dữ dội từ khán giả. Nhiều người tỏ ra bức xúc trước hành vi chế tiêu ngữ và yêu cầu cơ quan chức năng vào cuộc xử lý. Bên cạnh đó, một số người tấn công phía công ty quản lý dàn Anh trai say hi vì cho rằng liên quan đến đơn vị này. Ngày 10.3, phía công ty Nomad Management Vietnam đăng thông báo lên fanpage chính thức NOMAD MGMT Vietnam, phủ nhận liên quan đến hình ảnh văn bản đang lan truyền trên mạng xã hội. Công ty này cho biết: "Biên bản xử lý vi phạm lỡ mồm" nói trên đã cắt ghép hình ảnh thương hiệu doanh nghiệp (logo) vào một cách trái phép."Thông qua thông báo này, chúng tôi khẳng định rằng văn bản nêu trên không xuất phát từ doanh nghiệp. Hình ảnh thương hiệu Nomad đã bị sử dụng mà không có sự đồng ý hoặc cấp phép. Hiện, chúng tôi đã và đang làm việc với cơ quan chức năng để làm rõ sự việc", thông báo nêu. Đối với những tổ chức, cá nhân cố tình lan truyền thông tin sai sự thật, xúc phạm danh dự doanh nghiệp, phía công ty khẳng định sẽ sử dụng biện pháp pháp lý nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình. Hiện sự việc vẫn đang gây xôn xao trên mạng xã hội. Dân mạng đặt nhiều câu hỏi về nguồn gốc của tờ biên bản này và mong cơ quan chức năng xử lý nghiêm.Giải cứu làn da thị thành với các tinh chất xương rồng, mẫu đơn, gỗ sồi non
Hãng Yonhap ngày 26.1 đưa tin các công tố viên tại Hàn Quốc vừa truy tố Tổng thống bị luận tội Yoon Suk Yeol với cáo buộc lãnh đạo một cuộc nổi loạn khi áp đặt thiết quân luật trong thời gian ngắn vào tháng trước.Với bản cáo trạng này, ông Yoon đã trở thành tổng thống đương nhiệm đầu tiên trong lịch sử Hàn Quốc bị truy tố trong thời gian bị giam giữ.Động thái này diễn ra chỉ một ngày trước khi thời hạn giam giữ của ông Yoon kết thúc, sau khi ông bị Văn phòng Điều tra tham nhũng đối với các quan chức cấp cao (CIO) giam giữ vào ngày 15.1 vì tuyên bố thiết quân luật vào ngày 3.12.2023. Ông chính thức bị tạm giam vào ngày 19.1.CIO - đơn vị dẫn đầu cuộc điều tra ông Yoon - đã chuyển vụ án cho bên công tố vào tuần trước vì cơ quan này không có thẩm quyền pháp lý để truy tố một tổng thống.Sáng ngày 26.1, các công tố viên cấp cao trên cả nước đã tập trung họp để thảo luận về các bước tiếp theo trong vụ án của ông Yoon, dù chưa có cơ hội thẩm vấn trực tiếp ông.Nhóm công tố điều tra vụ án cho biết rằng sau khi xem xét các bằng chứng và dựa trên đánh giá toàn diện, họ xác định rằng việc truy tố bị cáo là phù hợp.Ông Yoon đối diện cáo buộc thông đồng với cựu Bộ trưởng Quốc phòng Kim Yong-hyun và những người khác để kích động nổi loạn bằng cách ra sắc lệnh tuyên bố thiết quân luật. Ông cũng bị cáo buộc triển khai lực lượng quân đội đến quốc hội nhằm ngăn cản các nhà lập pháp bỏ phiếu bác bỏ sắc lệnh.Các công tố viên đã tìm cách thẩm vấn ông Yoon để quyết định có gia hạn thời gian giam giữ hay không, nhưng một tòa án ở Seoul đã bác bỏ yêu cầu của bên công tố về việc gia hạn thời gian giam giữ. Theo luật, nghi phạm phải được thả nếu không bị truy tố trong thời gian tạm giam.
Bắt tạm giam Danh Út Hiểu cầm đầu nhóm bảo kê, đòi nợ thuê ở Rạch Giá
Sáng 9.1, phát biểu khai mạc tại tọa đàm Hoàn thiện chính sách, pháp luật về doanh nghiệp dân tộc tại Việt Nam, do Báo Pháp luật Việt Nam tổ chức, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh cho biết, ngày 10.10.2023, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết 41 về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nghiệp Việt Nam trong thời kỳ mới.Ông Tịnh đánh giá, hiện khung pháp luật về doanh nghiệp, doanh nhân cơ bản đã tương đối đồng bộ. Đảng, Nhà nước cũng rất quan tâm, thường xuyên chỉ đạo rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về cơ chế, chính sách.Tuy nhiên, qua rà soát, Bộ Tư pháp nhận thấy, yêu cầu về xây dựng chính sách đột phá để hình thành, phát triển doanh nghiệp dân tộc tại Nghị quyết số 41 chưa được cụ thể hóa. Ông mong muốn, tọa đàm sẽ thảo luận, đề xuất cơ chế, chính sách hỗ trợ việc hình thành, phát triển doanh nghiệp dân tộc.Nêu ý kiến tại tọa đàm, TS Nguyễn Trí Hiếu, Viện trưởng Viện Nghiên cứu và phát triển thị trường tài chính - bất động sản toàn cầu, khẳng định nếu muốn đi vào giai đoạn doanh nghiệp dân tộc, điều đầu tiên các doanh nghiệp phải nghiêm túc thực hiện là tuân thủ pháp luật.Ông Hiếu đề nghị cần xem lại các quy định liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp, để không có sự chồng chéo, đồng thời có chính sách phù hợp để hỗ trợ các doanh nghiệp về vốn.PGS-TS Đinh Trọng Thịnh, nguyên Trưởng khoa Tài chính Quốc tế (Học viện Tài chính), cho rằng việc hỗ trợ đối với doanh nghiệp không nên chỉ dành cho doanh nghiệp lớn mà cần có các biện pháp phù hợp để hỗ trợ cả các doanh nghiệp vừa và nhỏ."Nếu không phát triển được vai trò của kinh tế tư nhân, khó có sự vươn mình", ông Thịnh nhấn mạnh.TS Nguyễn Văn Cương, Viện trưởng Viện Chiến lược khoa học pháp lý (Bộ Tư pháp), cho biết sau 40 năm đổi mới, Việt Nam có 1 triệu doanh nghiệp, tạo việc làm cho 85% lực lượng lao động, nguồn thu nhập của người dân Việt Nam.Để doanh nghiệp dân tộc có môi trường phát triển, ông Cương đề nghị phải làm truyền thông thật tốt để có thể loại bỏ những quan điểm chưa công bằng với doanh nghiệp tư nhân. Cùng đó, rà soát, lắng nghe trăn trở của các doanh nghiệp, để thấy điều gì chưa ổn thì thay đổi.Ông cũng đề nghị tạo không gian tự do, rộng mở cho khu vực kinh tế tư nhân, lập "chỉ giới đỏ" cho những hành vi bị cấm, tránh rủi ro cho doanh nghiệp. Đồng thời, nâng cấp công nghệ; bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các doanh nhân…Ông đồng ý với đề nghị về việc doanh nghiệp tham gia xây dựng pháp luật. "Những chính sách cần thiết, phù hợp nhất phải được chính các doanh nhân đề xuất", ông Cương nhấn mạnh.Nghị quyết 41 của Bộ Chính trị đặt mục tiêu đến 2030, ngày càng có nhiều doanh nghiệp đạt tầm khu vực, một số doanh nghiệp đạt tầm thế giới. Một số doanh nghiệp lớn có vai trò dẫn dắt trong các ngành, lĩnh vực then chốt.Một số doanh nghiệp có vị thế, vai trò quan trọng trong chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị toàn cầu, làm chủ một số chuỗi giá trị công nghiệp, nông nghiệp, có năng lực cạnh tranh quốc tế trong các ngành công nghiệp nền tảng, ưu tiên, mũi nhọn.Tại Hội nghị Chính phủ và chính quyền địa phương hôm qua 8.1, Tổng Bí thư Tô Lâm cũng đặt câu hỏi: "Chúng ta đã nói rất nhiều về việc chuẩn bị "tổ" cho "đại bàng", điều này rất đúng, rất nên làm. Nhưng tại sao chúng ta ít đề cập tới kế hoạch chuẩn bị những "cánh rừng", những "cánh đồng" cho các "đàn ong" lấy hoa làm mật?".Tổng Bí thư cho biết, giai đoạn tới sẽ có khoảng 100.000 lao động rời khỏi khu vực nhà nước do tác động của tinh gọn tổ chức bộ máy trong hệ thống chính trị và 100.000 thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về địa phương."Vậy Chính phủ có chính sách gì để khu vực ngoài nhà nước có thể tiếp nhận một phần trong số đó? Chính sách gì để phát triển thị trường lao động, thị trường việc làm? Cơ cấu lại nền kinh tế phải có cơ cấu việc làm", Tổng Bí thư nêu.
Theo PhoneArena, Google vừa khiến nhiều người dùng bất ngờ khi âm thầm loại bỏ tính năng chia sẻ lân cận (Nearby Share) dành cho ứng dụng trên Play Store trong bản cập nhật mới nhất. Sau 3 năm ra mắt, tính năng này đã chính thức bị 'khai tử', gây tiếc nuối cho một bộ phận người dùng.Nearby Share được Google giới thiệu vào năm 2021, cho phép người dùng chia sẻ ứng dụng qua kết nối ngang hàng (P2P), không cần internet. Tuy nhiên, tính năng này dường như không được nhiều người biết đến và sử dụng thường xuyên.Theo ghi chú cập nhật Play Store tháng 12, Google đã quyết định loại bỏ tính năng này trong phiên bản 45.2.19-31. Biểu tượng Nearby Share trong menu 'Manage apps & devices' cũng đã biến mất.Lý do Google đưa ra quyết định này vẫn chưa được tiết lộ. Dù không phổ biến, việc loại bỏ tính năng này có thể gây ảnh hưởng đến người dùng ở những khu vực có kết nối internet yếu hoặc bị hạn chế dữ liệu.Tuy nhiên, ứng dụng Nearby Share độc lập của Google vẫn hoạt động bình thường, cho phép chia sẻ các tệp tin, ứng dụng, hình ảnh... giữa các thiết bị Android. Ngoài ra, người dùng có thể sử dụng ứng dụng 'Files by Google' hoặc các ứng dụng chia sẻ file của bên thứ ba như SHAREit, Xender, Send Anywhere, Zapya...Việc loại bỏ Nearby Share trên Play Store không phải là lần đầu tiên Google 'khai tử' một dịch vụ. Gần đây, 'gã khổng lồ' công nghệ này cũng đã ngừng hoạt động ứng dụng Google Podcasts, Google Domains và nền tảng Jamboard. Điều này cho thấy Google đang tập trung vào các dịch vụ cốt lõi và sẵn sàng loại bỏ những tính năng ít được sử dụng.
Một giáo viên ở Mỹ bị phạt tiền vì nhận quà từ phụ huynh
Tờ South China Morning Post (SCMP) hôm nay 2.2 đưa tin các nhà khoa học thuộc Trung tâm Thiết kế và Phát triển Tàu chiến Trung Quốc (CSDDC) và Đại học Khoa học và Công nghệ Hoa Trung ở Trung Quốc gần đây cùng tổ chức một trò chơi mô phỏng chiến tranh. Cuộc mô phỏng chỉ ra cách Trung Quốc có thể đánh bại hạm đội của hải quân Mỹ.Một trận chiến do nhóm mô phỏng, được thiết lập ở phía tây Thái Bình Dương và chỉ cách Đài Loan vài trăm km về phía đông, đã chứng kiến một tàu khu trục Type 055 đối đầu với một hạm đội thuộc hải quân Mỹ đang tiến lên. Tàu khu trục Type 055 của Trung Quốc là một trong những tàu chiến lớn nhất thế giới, nhưng trong cuộc mô phỏng, hạm đội Mỹ có tới 8 tàu khu trục lớp Arleigh Burke.Đi cùng tàu Type 055, hai tàu mẹ không người lái được lệnh tiến về phía trước và thả 32 máy bay không người lái (UAV) và 14 xuồng không người lái. Đáp lại, hạm đội Mỹ đã phóng 32 tên lửa hành trình chống hạm tàng hình LRASM và tên lửa hành trình Tomahawk, tất cả đều nhắm vào tàu Type 055 . Những tên lửa hành trình LRASM tiên tiến nhưng đắt tiền, với mức giá trung bình hơn 3 triệu USD/quả, theo SCMP.Phát hiện ra tên lửa đang bay tới, các UAV và xuồng không người lái đã hợp tác với tàu Type 055 để chống lại cuộc tấn công, theo cuộc mô phỏng. Sau khi bụi lắng xuống, tàu Type 055 vẫn không hề hấn gì và các xuồng không người lái vẫn còn đủ đạn dược để chống lại làn sóng tấn công tiếp theo.Cuộc mô phỏng trò chơi chiến tranh nói trên là một minh chứng cho tham vọng của Trung Quốc trong việc thay đổi bản chất của xung đột trên biển bằng cách sử dụng vũ khí không người lái trên diện rộng, theo SCMP.Nhóm tiến hành cuộc mô phỏng nhấn mạnh rằng UAV và xuồng không người lái sẽ mang đến cho quân đội Trung Quốc một "mạng lưới tiêu diệt" hiệu quả cao và chi phí thấp, theo SCMP trích một bài báo được công bố trên tạp chí tiếng Trung Nghiên cứu Tàu chiến vào ngày 13.1.Hiện chưa có thông tin về phản ứng của Hải quân Mỹ đối với nghiên cứu trên.