Chuyện chưa kể về người Anh hùng: Những giây phút cuối cùng
Từ khi Nghị định 168/2024 có hiệu lực thi hành, đông đảo người dân quan tâm đến mức phạt tăng rất cao của một số lỗi vi phạm, trong đó có lỗi: vượt đèn đỏ, đi ngược chiều... Mới đây, một trang mạng đăng tấm ảnh CSGT yêu cầu một xe dừng đèn đỏ tấp xe vào lề kèm thông tin: "Dừng đèn đỏ đè lên vạch kẻ đường cũng là vượt đèn đỏ". Thông tin này nhận gần 15.000 lượt bình luận và hơn 4.000 lượt chia sẻ. Nhiều ý kiến tranh cãi nảy lửa quanh bài đăng này. Theo lãnh đạo một đội CSGT, thông tin dừng đèn đỏ đè lên vạch kẻ đường cũng bị phạt như vượt đèn đỏ là không chính xác. CSGT giải thích: "Khi đèn đỏ mà người tham gia giao thông chạy đi luôn thì mới bị phạt vượt đèn đỏ. Trường hợp người chạy xe dừng đè vạch dừng hoặc đè vạch cho người đi bộ sang đường, chạy lố vạch... sẽ bị phạt lỗi không chấp hành chỉ dẫn của vạch kẻ đường. Lỗi này người đi xe máy bị phạt từ 200.000 - 400.000 đồng, người đi ô tô bị phạt từ 400.000 - 600.000 đồng".Cũng theo CSGT, thông thường, khi dừng đèn tín hiệu ở giao lộ quá vạch mà thấy CSGT, nhiều người tham gia giao thông sẽ chủ động lùi xe lại; nhiều trường hợp khác dừng đèn đỏ quá vạch được CSGT nhắc nhở, tuyên truyền để lưu thông đúng luật. Theo Phòng CSGT (PC08, Công an TP.HCM), sau hơn 1 tuần áp dụng triển khai Nghị định 168, tình hình trật tự an toàn giao thông trên địa bàn TP đã có nhiều chuyển biến tích cực khi người dân đã nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm trong việc chấp hành nghiêm pháp luật về giao thông.Lãnh đạo Phòng CSGT nhìn nhận, vào những khung giờ cao điểm trên các tuyến đường trọng điểm trên địa bàn TP, tình trạng người điều khiển phương tiện tham gia giao thông dừng chờ đèn tín hiệu nghiêm túc, dừng đúng vạch quy định, có trật tự. Không còn tình trạng người tham gia giao thông điều khiển phương tiện lưu thông trên hè phố, lưu thông không đúng phần đường, lưu thông ngược chiều cũng đã hạn chế."Người dân đã có sự chuyển biến tích cực trong nhận thức, đặc biệt là văn hóa không lái xe sau khi đã sử dụng uống rượu, bia dần được cải thiện, người dân đã quen việc sử dụng xe công nghệ sau khi đã sử dụng rượu bia", lãnh đạo PC08 nói.Hai món ăn dễ làm từ khoai tây Mỹ phù hợp cho người tập gym
Theo dự thảo, 107 hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ được TP.Hà Nội đề xuất nâng mức phạt gấp 1,5 - 2 lần so với nghị định 168/2024. Trong đó, một số hành vi vi phạm có mức tiền phạt còn thấp, nghị quyết quy định mức tăng là 2 lần; một số hành vi vi phạm đã có mức tiền phạt cao nghị quyết quy định mức tăng là 1,5 lần.Các lỗi sẽ bị tăng mức phạt dựa trên tiêu chí: hành vi vi phạm có tính chất phổ biến, diễn ra hằng ngày ảnh hưởng tiêu cực đến thói quen tham gia giao thông của người dân và mỹ quan đô thị; hành vi vi phạm là nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông; hành vi vi phạm gây ảnh hưởng xấu đến trật tự công cộng, kết cấu hạ tầng giao thông.Đó là các hành vi: không chấp hành chỉ dẫn, hiệu lệnh vạch kẻ đường, biển báo hiệu; đi vào đường cấm; sai phần đường, làn đường; dừng, đỗ trái quy định; chở quá số người quy định; không đội mũ bảo hiểm; lùi xe, chuyển làn đường, chuyển hướng, vượt không đúng quy định; đón, trả khách sai quy định; chạy quá tốc độ; chở hàng, xếp hàng quá trọng tải; vi phạm nồng độ cồn; lạng lách, đánh võng; bấm còi, rú ga (nẹt pô); một số hành vi vi phạm trong đào tạo, sát hạch cấp giấy phép lái xe, trong đăng kiểm phương tiện, sử dụng lòng đường, vỉa hè, kinh doanh vận tải... Theo UBND TP.Hà Nội, các chức danh có thẩm quyền phạt tiền đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định 168 quy định xử phạt hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ do Chính phủ ban hành có thẩm quyền xử phạt tương ứng với mức phạt tiền đối với các hành vi vi phạm quy định tại nghị quyết.Trước đó, ngày 26.12.2024, Chính phủ ban hành Nghị định 168/2024 quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ; trừ điểm, phục hồi điểm giấy phép lái xe, trong đó đã tăng nặng mức phạt đối với một số hành vi vi phạm.Qua đánh giá thực tiễn và tình hình vi phạm trật tự an toàn giao thông trên địa bàn, UBND TP.Hà Nội cho rằng cần tiếp tục tăng nặng đối với một số hành vi vi phạm để nâng cao ý thức tự giác chấp hành của người tham gia giao thông, từng bước hình thành văn hóa giao thông, kiềm chế và làm giảm ùn tắc, tai nạn.Dưới đây là 107 hành vi được đề xuất nâng mức phạt gấp 1,5 - 2 lần so với nghị định 168/2024.
U.23 Việt Nam và những toan tính ở tứ kết châu Á
Chiều 28.2, Tạp chí Cộng sản tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về công tác cán bộ. Tại hội nghị, Trưởng ban Tổ chức T.Ư Lê Minh Hưng đã trao quyết định điều động, phân công, bổ nhiệm ông Hoàng Trung Dũng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Hà Tĩnh, giữ chức Tổng Bí thư Tạp chí Cộng sản.Phát biểu tại buổi lễ, Trưởng Ban Tổ chức T.Ư Lê Minh Hưng nhấn mạnh, tân Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản Hoàng Trung Dũng là cán bộ trưởng thành từ cơ sở, kinh qua nhiều vị trí công tác; là cán bộ có lập trường tư tưởng vững vàng, luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, gương mẫu trong công tác và sinh hoạt, luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.Theo ông Hưng, Bộ Chính trị tin tưởng, ông Hoàng Trung Dũng sẽ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Ông cũng đề nghị lãnh đạo, các ban, đơn vị của Tạp chí Cộng sản tiếp tục phát huy truyền thống đoàn kết, hỗ trợ ông Hoàng Trung Dũng trên cương vị Tổng biên tập Tạp chí Cộng sản để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo tạp chí thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, xây dựng tạp chí ngày càng phát triển.Cũng theo ông Hưng, Bộ Chính trị đề nghị Tạp chí Cộng sản quán triệt tuyên truyền sâu rộng các chủ trương, nghị quyết của Đảng, nhất là những chỉ đạo gần đây của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, T.Ư Đảng, đặc biệt là tư tưởng chỉ đạo trong các bài phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm về đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo của Đảng; phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực; sắp xếp tổ chức bộ máy theo hướng tinh - gọn - mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả; đột phá phát triển khoa học, công nghệ và chuyển đổi số quốc gia…Phát biểu nhận nhiệm vụ, Tổng biên tập Tạp chí Cộng sản Hoàng Trung Dũng khẳng định sẽ luôn rèn giũa phẩm chất đạo đức, giữ vững bản lĩnh chính trị, cầu thị học hỏi, kế thừa kinh nghiệm các thế hệ, cùng tập thể Tạp chí Cộng sản xây dựng môi trường làm việc năng động, sáng tạo, đề cao tinh thần cống hiến của cán bộ như tâm nguyện của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, nguyên Tổng biên tập Tạp chí Cộng sản: Những người làm ở tạp chí lý luận chính trị phải có cố gắng lớn, quyết tâm cao và thật sự có lòng say mê, yêu nghề, ham học hỏi.Trước đó, ông Lê Hải Bình, Tổng biên tập Tạp chí Cộng sản, đã được Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm giữ chức Thứ trưởng Bộ VH-TT-DL.Ông Hoàng Trung Dũng (54 tuổi), quê Hà Tĩnh; trình độ tiến sĩ chính trị học, cử nhân ngữ văn. Ông là Ủy viên T.Ư Đảng khóa XIII, đại biểu Quốc hội khóa XV.Ông Dũng có thời gian dài công tác tại tỉnh Hà Tĩnh. Ông từng là Bí thư Thành ủy Hà Tĩnh, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Hà Tĩnh, Phó bí thư thường trực Tỉnh ủy Hà Tĩnh, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội khóa XV tỉnh Hà Tĩnh.
Đồng thời, NCB cũng đã "mở" ước mơ của mình bằng những bước đi bài bản, chuyên nghiệp. Năm 2023, bên cạnh việc đẩy mạnh đầu tư xây dựng hạ tầng, giải pháp công nghệ và chất lượng nguồn nhân lực, không ngừng nâng cấp và số hóa các sản phẩm dịch vụ, gia tăng trải nghiệm khách hàng, NCB đã bắt tay với đơn vị tư vấn chiến lược uy tín hàng đầu thế giới để xây dựng và triển khai chiến lược phát triển cho NCB trong giai đoạn mới với tư duy đổi mới, sáng tạo. Cũng với tinh thần "Mơ là phải mở", năm 2024, NCB hứa hẹn mang tới nhiều thay đổi đột phá, với hàng loạt sản phẩm, dịch vụ, trải nghiệm ngân hàng chất lượng cao, tiên phong trên thị trường, tiếp tục "chắp cánh" cho những ước mơ lớn thăng hoa và mang lại thêm nhiều giá trị cho cộng đồng.
Chàng trai xác sống và những kỳ nhân ‘xăm mình’ lừng danh thế giới
Không khác gì so với những con đường, tuyến phố lớn được trang trí tết bắt mắt, thu hút nhiều người đến tham quan chụp ảnh. Ở góc nhỏ của nhiều con hẻm hiện nay cũng trở nên sống động và rực rỡ không kém. Góc tết nhỏ ở hẻm không chỉ là nơi sinh hoạt cộng đồng mà còn trở thành nơi gắn kết tình làng nghĩa xóm, khi người dân chung tay trang trí, làm đẹp để đón Tết Ất Tỵ.Dạo quanh một vòng các con hẻm như: 100 đường Trần Hưng Đạo, 168 đường Nguyễn Thái Bình, 245 đường Nguyễn Trãi (Q.1), 115 đường Nguyễn Công Hoan (Q.Phú Nhuận), 59 đường Trần Quang Diệu (Q.3)… mới thấy không khí tết ở hẻm ấm áp lạ thường. Tuy mỗi con hẻm được trang trí tiểu cảnh khác nhau, nhưng tựu trung lại đều đậm chất tết với những cành mai, cành đào, bánh tét, bánh chưng, khung cảnh tết xưa và nay…Bà Phan Thị Cẩm Hồng, Trưởng khu phố 9, P.Nguyễn Thái Bình (Q.1, TP.HCM) cho biết từ ngày 14.1 nhiều người dân trong khu phố đã cùng lên ý tưởng và bắt tay vào thực hiện. Sau vài ngày, khu vực đầu hẻm 168 đường Nguyễn Thái Bình cũng đã hoàn thành việc trang trí cho Tết Ất Tỵ năm nay. Bà Hồng nói thêm, không gian ở hẻm 168 năm nay được tái hiện không khí tết xưa. Trong đó, sẽ bài trí ti vi cũ, bình trà, cùng nhiều vật dụng của thời điểm cách đây hàng chục năm. Cạnh bên là gánh lúa, nếp và đậu xanh đều là những mặt hàng thật được đặt tại đây. Những ý tưởng này theo bà đến từ những người trẻ khi bắt tay thực hiện. "Nhờ không gian này mà khi ai ra vào đều cảm nhận được sự nồng ấm, không gian chụp ảnh và nhất là nhắc nhở cho bà con là tết đang đến gần", bà Hồng chia sẻ.