Người đàn ông đỗ ô tô giữa đường để... đi chợ: Dân mạng phẫn nộ!
Một điều quan trọng khác là nhiều giải marathon trên thế giới đã là “trợ thủ đắc lực” của các thành phố trong việc quảng bá, xây dựng hình ảnh cũng như nâng cao uy tín và thương hiệu. Đây là một dạng “quyền lực mềm” vô cùng lợi hại có thể nhanh chóng mang đến love mark cũng như nhiều lợi ích khác cho thương hiệu của thành phố chủ nhà. Ví dụ như tại Trung Quốc, sự phát triển mạnh mẽ của các giải chạy marathon tại Quảng Châu đã mang lại cho tỉnh này hơn 20 tỉ đô la đầu tư công từ chính phủ.Phát hiện thành phố Maya cổ đại trong rừng rậm Mexico
Phát biểu khai mạc, ông Nguyễn Minh Quang, Giám đốc Sở TT-TT tỉnh Bình Phước nhấn mạnh các hoạt động Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024 trên địa bàn tỉnh Bình Phước được tổ chức nhằm lan tỏa, khuyến khích và phát triển phong trào đọc sách trong tỉnh, phát huy ý nghĩa, tầm quan trọng của việc đọc sách để nâng cao kiến thức, kỹ năng, phát triển tư duy, giáo dục và rèn luyện nhân cách con người ngày càng hiệu quả hơn".
Trao tiếp tiền bạn đọc giúp em Trương Thành Tài
Thuyền đi đâu, về đâu
Những ngày qua, đoạn clip cô gái hát Cô đôi thượng ngàn được lan truyền trên mạng xã hội, nhận được sự quan tâm của nhiều người. Được biết đây là màn trình diễn của Nguyễn Kiều Anh trên sân khấu đêm công diễn 5 của Chị đẹp đạp gió. Theo ghi nhận, đến 13.1, ca khúc đã nhận về hơn 300.000 lượt xem, đứng thứ 7 top trending trên nền tảng YouTube hạng mục âm nhạc. Đây được xem là thành công của Kiều Anh khi mang những yếu tố đậm tính truyền thống lên sân khấu để lan tỏa đến người trẻ. Nguyễn Kiều Anh sinh năm 1994, tại Hà Nội. Cô là thế hệ thứ 7 trong gia đình có truyền thống về ca trù. Ngay từ nhỏ, “chị đẹp” đã sớm bộc lộ năng khiếu nghệ thuật, từng tham gia Vietnam Got Talent 2012, Giọng hát Việt 2015…Nguyễn Kiều Anh chia sẻ đây là lần thứ 3 hóa thân thành Cô đôi thượng ngàn trên sân khấu. Khi nhận được thử thách tại Chị đẹp đạp gió, người đẹp đã đặt quyết tâm mang văn hóa truyền thống đến giới trẻ. Từ mục tiêu đó, giọng ca 9X “chơi lớn”, nhờ nhạc sĩ Hồ Hoài Anh viết thêm một ca khúc mới là Phong nữ để kết hợp cùng Cô đôi thượng ngàn, mang đến màu sắc trẻ trung nhưng vẫn giữ những nét đặc trưng. Kiều Anh còn chứng tỏ sự đa tài của mình khi trổ tài đánh trống, múa mồi, chơi đàn nguyệt… trên sân khấu. Chia sẻ về tiết mục này, Nguyễn Kiều Anh cho biết cô đã có một quãng thời gian thử thách nhớ đời, vì phần khai triển ý tưởng có quá nhiều điều mới mẻ. Cô từng trăn trở không biết liệu rằng có an toàn khi mang quá nhiều thứ vào một tiết mục 6 phút trong khi thời gian chuẩn bị chỉ có hơn 10 ngày. Từ việc đặt sáng tác mới, muốn bản phối điện tử cho tiết mục có yếu tố dân gian, chơi đàn nguyệt, múa mồi, đánh trống, hát chầu văn… đòi hỏi sự tập trung cao. Tuy nhiên, chị đẹp 31 tuổi vẫn đặt quyết tâm “đã làm thì cho tới nơi tới chốn”. Màn trình diễn của Nguyễn Kiều Anh nhận nhiều lời khen từ các nghệ sĩ. Mỹ Linh nói đây không thể coi là một tiết mục đi thi, mà trở thành một bữa tiệc đàn em chiêu đãi khán giả. Trong khi đó, Thu Phương nhớ lại quãng thời gian đồng hành cùng đàn em tại Giọng hát Việt 2015. Thời điểm đó, ca sĩ Chưa bao giờ đã khẳng định giọng hát của ca nương không phải để mang đi thi mà “vốn đã là nghệ sĩ từ lâu rồi”. Sau khi tiết mục gây sốt, Nguyễn Kiều Anh cảm thấy trân trọng và tự hào khi được gọi với danh xưng “ca nương”. Cô cảm thấy hạnh phúc vì thời gian gần đây khán giả ngày càng thể hiện tình yêu với văn hóa truyền thống. “Sinh ra từ cái nôi dân gian, đây không chỉ là ước mơ của tôi, mà còn là giấc mơ của rất nhiều thế hệ nghệ nhân, nghệ sĩ đã và đang cần mẫn gìn giữ các giá trị văn hóa tưởng chừng như có những thời điểm đã mai một”, người đẹp bộc bạch. Nguyễn Kiều Anh tin rằng “giới trẻ bây giờ rất ý thức về tình yêu nước” và “tình yêu nước sẽ lan tỏa sang tình yêu văn hóa nguồn cội”. Người đẹp cũng tự hào khi các nghệ sĩ giải trí khai thác tốt chất liệu dân gian để đưa vào tác phẩm. “Họ khiến khán giả không chỉ ủng hộ tiết mục vì tình yêu dân tộc và còn vì khán giả thấy tác phẩm hay thật sự”, cô nói. Nguyễn Kiều Anh cảm thấy may mắn khi những yếu tố văn hóa truyền thống được khán giả trẻ đón nhận nồng nhiệt, đặc biệt là qua các chương trình truyền hình như Anh trai vượt ngàn chông gai và Chị đẹp đạp gió. Là một người sinh ra và lớn lên với những làn điệu dân gian, người đẹp cũng mong muốn được góp một chút sức nhỏ vào việc đưa văn hóa Việt đến gần hơn với tệp khán giả trẻ qua những sản phẩm như thế.
Cơ quan chưa trả lời bạn đọc
Một nghiên cứu công bố trên chuyên san Cureus cho thấy khoảng 40% chấn thương khi chạy bộ xảy ra ở bàn chân. Bàn chân chịu rất nhiều áp lực ở mỗi bước chạy do đó cũng dễ bị tổn thương hơn, theo chuyên trang sức khỏe Verywellfit (Mỹ).Những nguyên nhân thường gặp gây chấn thương chân gồm:Tập luyện chăm chỉ, cải thiện tốc độ và khoảng cách chạy sẽ giúp nâng cao sức bền, độ dẻo dai của cơ thể. Tuy nhiên, nếu ép cơ thể tập luyện quá sức sẽ dẫn đến chấn thương như nứt gãy xương, viêm cân gan chân hay viêm gân.Các chấn thương này dễ xảy ra khi tập luyện quá nhiều, tăng cường độ tập đột ngột, không nghỉ ngơi và phục hồi đủ. Triệu chứng của các chấn thương này là đau, sưng, gây khó khăn khi bước đi. Tùy theo mức độ chấn thương mà các triệu chứng sẽ nhẹ hay nặng.Để giảm nguy cơ chấn thương, người tập không nên tăng cường độ chạy lên một cách đột ngột. Họ cũng cần ăn uống đủ chất, dành thời gian để nghỉ ngơi, hồi phục hợp lý. Trong 1 tuần tập luyện thì nên có ít nhất 1 ngày nghỉ.Mang giày không phù hợp với bàn chân là một trong những nguyên nhân chính gây chấn thương khi chạy bộ. Các chuyên gia cho biết giày không phù hợp kích cỡ bàn chân, không nâng đỡ vòm bàn chân đúng cách không chỉ gây ra các vết phồng, trầy xước, tổn thương móng chân, mà còn dễ dẫn đến chấn thương phức tạp hơn ở bàn chân và đầu gối.Các chuyên gia cảnh báo những người mang các loại giày thiếu nâng đỡ vòm bàn chân sẽ dễ bị viêm cân gan chân, đau ống chân, mắt cá chân và xương bàn chân. Nếu người tập thường xuyên bị đau chân khi chạy bộ thì cần chú ý xem loại giày họ đang mang có phù hợp với địa hình, chẳng hạn trên đường nhựa, đường mòn hay đường chạy trong sân bóng.Đau chân là tình trạng phổ biến ở người chạy bộ. Tuy nhiên, không nhất thiết cứ bị đau chân là phải ngừng chạy bộ. Nếu cơn đau không quá nghiêm trọng thì người tập hoàn toàn có thể duy trì việc tập luyện, chỉ cần giảm cường độ tập. Điều quan trọng là cần xác định nguyên nhân gây đau chân để kịp thời điều chỉnh, theo Verywellfit.