Nhiều thử thách hấp dẫn tại cuộc đua xe đạp ‘Về Điện Biên Phủ 2024’
Chị Kim Hiếu sinh ra và lớn lên ở thị xã Phú Mỹ, Bà Rịa - Vũng Tàu, sau đó chuyển lên TP.HCM làm việc rồi lấy chồng người Mỹ. Năm 2015, chị rời Việt Nam cùng chồng sang Mỹ định cư, hiện chị có một đứa con trai và sống trong một ngôi nhà ở bang Washington.Chị Hiếu cho biết, năm nay là năm thứ 10 ăn tết tha hương. Con trai chị 9 tuổi và năm nào cũng cảm nhận được không khí tết Việt Nam. Mỗi lần con thấy mẹ gói bánh tét, trang trí nhà cửa, chuẩn bị bàn thờ tươm tất là con trai biết tết đang cận kề. Người phụ nữ chia sẻ, cũng như mọi năm, chị trang trí nhà với hoa mai, hoa đào, câu đối thư pháp… để nhà cửa có hương vị tết Việt. Chị dành tâm tư vào khu vực phòng thờ, chuẩn bị trang nghiêm và mang nét truyền thống Việt Nam. Với chị, đó cũng là nơi tạo sự ấm cúng trong gia đình, gìn giữ văn hóa, yêu thương của nhiều thế hệ."Tết Nguyên đán không phải là ngày lễ ở ở Mỹ nên tôi chỉ làm gói gọn trong gia đình, bạn bè thân thiết. Tết cũng là dịp giỗ ba nên tôi chuẩn bị thêm những món đặc trưng ngày tết ngày xưa ba thích như: thịt kho tàu, canh khổ qua, bánh tét, dưa món…", chị Hiếu chia sẻ. Người phụ nữ cũng cho hay, những năm đầu khi sang Mỹ định cư, tết rất buồn, chị rơi nước mắt vì cảm giác nhớ nhờ. Mấy năm sau, chị xem nơi này như quê hương thứ hai của mình và lập bàn thờ ba mẹ ở đây. "Tôi tâm niệm dù xa quê nhưng vẫn luôn mang quê hương bên mình, luôn nhớ ngôi nhà bản thân sinh ra và lớn lên và từng món ăn ở quê. Tết cũng là dịp nhắc nhở cho con trai tôi nhớ về nguồn cội Việt Nam, nhớ về truyền thống, ông bà tổ tiên", chị Hiếu trải lòng. Năm nay, chị tự tay viết câu đối trang trí tết, đi cắt hoa mai Mỹ về chưng, gói bánh tét và làm những món ăn tết đặc trưng. Khi làm chị sẽ giải thích cho con trai hiểu về những hoạt động này. Ngày đầu năm mới chị cho con chúc tuổi ba mẹ và gửi tiền lì xì may mắn. Sau đó gia đình đi chùa, tụ họp bạn bè ăn uống ba ngày xuân…Ông xã chị dù không phải người Việt, nhưng luôn sống chan hòa giữa văn hóa hai bên. Anh luôn ủng hộ chị gìn giữ giá trị văn hóa cho con và hăng hái tham gia các hoạt động tết cùng vợ. Anh cũng biết thắp nhang, biết phong tục lì xì và đi chùa lễ Phật… Điều đó cũng mang lại hạnh phúc cho chị trong khoảng thời gian xa quê. Ông Ross, chồng chị Hiếu tự bắc thang đóng đinh, luôn bên cạnh giúp vợ khi cần. "Việc trang trí tôi để vợ tự quyết cho đúng ý. Sau tết, tôi sẽ giúp vợ dọn dẹp, sắp xếp đồ đạc gọn gàng để năm sau dùng tiếp", người chồng bày tỏ.Tiếp tục xây dựng tình báo quốc phòng là lực lượng đặc biệt tin cậy
Theo TechSpot, tại triển lãm công nghệ CES (Mỹ) năm nay, HDMI 2.2 và DisplayPort 2.1b đã chính thức được giới thiệu với những cải tiến vượt bậc. HDMI 2.2 nâng cấp băng thông gấp đôi so với chuẩn HDMI 2.1, trong khi DisplayPort 2.1b hỗ trợ chiều dài cáp truyền tải dữ liệu gấp ba lần tiêu chuẩn trước đó.Chuẩn HDMI 2.2 mang lại băng thông lên tới 96 Gbps, gấp đôi so với mức 48 Gbps của HDMI 2.1, vượt xa băng thông 80 Gbps của DisplayPort 2.1. Để tận dụng tối đa các tính năng của HDMI 2.2, người dùng cần sử dụng loại cáp mới mang tên Ultra96, được thiết kế đặc biệt để đáp ứng yêu cầu truyền tải lượng dữ liệu lớn.HDMI 2.2 hỗ trợ độ phân giải và tần số quét cao, như 4K ở 480 Hz, 8K ở 240 Hz và 10K ở 120 Hz, đồng thời hỗ trợ độ phân giải tối đa 16K. Các ứng dụng thực tế như thực tế tăng cường (AR), thực tế ảo (VR) và các công nghệ hiển thị không gian cũng sẽ được hưởng lợi từ khả năng truyền tải dữ liệu tốc độ cao. Ngoài ra, chuẩn HDMI mới còn phù hợp với các lĩnh vực chuyên biệt như bảng hiệu kỹ thuật số lớn, hình ảnh y tế và thị giác máy.Một cải tiến quan trọng khác là giao thức Latency Indication Protocol (LIP), giúp cải thiện khả năng đồng bộ hóa âm thanh và hình ảnh, đặc biệt hữu ích khi sử dụng nhiều thiết bị như hệ thống AV receiver hoặc soundbar. Với tính năng này, vấn đề lệch tiếng và hình thường gặp trên các thiết bị cũ có thể được giảm thiểu đáng kể.Mặc dù chuẩn HDMI 2.2 đã hoàn thiện và dự kiến triển khai vào nửa đầu năm 2025, nhưng việc phổ biến trên các thiết bị như màn hình hoặc card đồ họa sẽ mất thời gian. HDMI 2.2 vẫn đảm bảo khả năng tương thích ngược với các thiết bị sử dụng cổng HDMI đời cũ, giúp người dùng yên tâm khi nâng cấp.So với HDMI 2.2, DisplayPort 2.1b là một nâng cấp nhỏ hơn nhưng đáng chú ý. Hiệp hội Tiêu chuẩn Điện tử Video (VESA) đã giới thiệu các loại cáp DP80LL (Low Loss) mới, hỗ trợ băng thông tối đa 80 Gbps trên chiều dài lên tới 3 mét. Đây là bước cải tiến lớn, khi các cáp DP80 cũ chỉ có thể duy trì băng thông tương tự trên chiều dài chưa đến 1 mét.Một điểm đáng chú ý là card đồ họa dòng RTX 5000 mới của Nvidia sẽ hỗ trợ chuẩn DisplayPort 2.1b. Nvidia cũng đã hợp tác với VESA để tối ưu hóa hiệu suất và đảm bảo khả năng tương thích giữa các GPU RTX và tiêu chuẩn DisplayPort mới.Mặc dù không có quá nhiều nâng cấp, DisplayPort 2.1b mang lại sự linh hoạt hơn trong việc thiết kế hệ thống hiển thị đa màn hình, đặc biệt với các ứng dụng đòi hỏi chất lượng hình ảnh cao và chiều dài cáp lớn như hệ thống hội nghị hoặc trình chiếu quy mô lớn.Cả HDMI 2.2 và DisplayPort 2.1b đều đánh dấu bước tiến quan trọng trong công nghệ kết nối hình ảnh. Tuy nhiên thương mại hóa trên diện rộng còn cần thời gian, những cải tiến này sẽ tạo tiền đề cho sự phát triển của các thiết bị hiển thị trong tương lai, từ màn hình siêu phân giải đến các ứng dụng công nghệ thực tế ảo tiên tiến.
Xe điện - căng thẳng thương mại mới Mỹ - Trung
Tên gọi "Ngũ âm" xuất phát từ việc dàn nhạc sử dụng 5 nhóm âm thanh chính, tương ứng với các chất liệu tạo nên nhạc cụ: gỗ (như Roneat - đàn T'rưng Khmer); tre (như Khung thò - một loại xylophone); đồng (như cồng, chiêng); da (như trống Skor); sắt (như kèn Sralai).Dàn nhạc Ngũ âm xuất hiện nhiều trong các lễ hội chùa Khmer như Ok Om Bok, Chol Chnam Thmay; sân khấu Rô băm, múa Chằn; đám cưới, nghi lễ dân gian,… Dàn nhạc này tạo nên những âm thanh vừa hùng tráng vừa trầm bổng, làm say lòng người nghe. Đây là lần thứ 3 hội cổ động viên Trường ĐH Trà Vinh mang dàn nhạc độc đáo này đến cổ vũ, tiếp sức cho các sinh viên trường trong giải bóng đá Thanh Niên Sinh viên Việt Nam cúp THACO.
Trước đây, bà mẹ 6 con từng thừa nhận rằng cô không có nhiều bạn bè nổi tiếng và những người bạn thân nhất của cô chính là các con. Trong khi chồng cũ Brad Pitt lại nổi bật với hình ảnh thân thiện, thường xuyên xuất hiện cùng những người bạn là các tài tử đình đám như George Clooney và Leonardo DiCaprio, thì Angelina Jolie dường như luôn giữ khoảng cách nhất định với đồng nghiệp trong giới giải trí.Tuy nhiên, mùa giải thưởng năm nay đã chứng kiến sự thay đổi rõ rệt trong cách giao tiếp của Angelina Jolie. Tại Critics Choice Awards, Angelina Jolie thân mật ôm chầm Demi Moore và chào hỏi Zoe Saldana. Trước đó, cô cũng được bắt gặp nồng nhiệt ôm Kate Winslet và Salma Hayek tại lễ trao giải Quả cầu vàng, trò chuyện thân thiết với Nicole Kidman tại Palm Springs Film Awards và sát cánh cùng đạo diễn Ava DuVernay tại Liên hoan phim Quốc tế Santa Barbara.Một nguồn tin tiết lộ với DailyMail: "Angelina biết rõ mình đang làm gì và mọi thứ đều có chủ đích. Cô ấy đang tích cực mở rộng các mối quan hệ trong cộng đồng Hollywood để kết nối thêm bạn bè mới và thực sự rất thích điều đó".Angelina Jolie có mối quan hệ thân thiết với Salma Hayek từ trước bởi cả hai là bạn diễn trong The Eternals và hiện tiếp tục hợp tác trong bộ phim mới Without Blood. Một nguồn tin cho biết: "Salma là người khuyến khích Angelina tham gia các sự kiện nhiều hơn và xây dựng các mối quan hệ mới".Nhiều người nhận định sự thay đổi này trong tính cách của Angelina Jolie chính là "kế hoạch trả thù" Brad Pitt, bởi nữ diễn viên muốn nhân rộng mối quan hệ của mình trong showbiz để gây áp lực với chồng cũ.Dù nhận được nhiều lời khen từ giới phê bình với vai diễn Maria Callas trong bộ phim Maria do Pablo Larraín đạo diễn, Angelina Jolie vẫn không lọt vào danh sách đề cử Nữ chính xuất sắc nhất tại Oscar 2025. Một nguồn tin chia sẻ: "Angelina không để mình sa sút. Cô ấy vẫn xuất hiện tại mọi sự kiện với nụ cười trên môi. Điều đó cho thấy cô ấy là một người chuyên nghiệp thực thụ".
Đè bẹp Brighton, Man City tiến gần cột mốc lịch sử vô địch Ngoại hạng Anh
Sáng 7.2, tiếp tục phiên họp 42, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến tiếp thu, chỉnh lý dự án luật Nhà giáo. Đây là dự án luật dự kiến sẽ được Quốc hội thông qua tại kỳ họp 9 vào giữa năm.Báo cáo các vấn đề lớn của dự luật Nhà giáo, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa - Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh cho hay, về thẩm quyền tuyển dụng nhà giáo, nhiều ý kiến tán thành quy định giao thẩm quyền tuyển dụng nhà giáo cho ngành giáo dục, song đề nghị làm rõ cơ quan được phân cấp, ủy quyền tuyển dụng.Ông Nguyễn Đắc Vinh cho hay, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, dự thảo luật điều chỉnh theo hướng, đối với cơ sở giáo dục công lập tự chủ, người đứng đầu cơ sở giáo dục thực hiện việc tuyển dụng.Đối với cơ sở giáo dục công lập chưa tự chủ, cơ quan quản lý cơ sở giáo dục thực hiện việc tuyển dụng nhà giáo hoặc phân cấp cho cơ quan quản lý giáo dục, người đứng đầu cơ sở giáo dục thực hiện tuyển dụng.Góp ý vấn đề này, Phó chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương đề nghị, nên phân cấp, phân quyền triệt để cho cơ sở giáo dục kể cả tự chủ hay chưa tự chủ. "Cơ sở giáo dục là người có quyền tuyển dụng, các đồng chí lồng cơ quan quản lý vào đây làm gì. Cơ quan quản lý là hoạch định chính sách, kiểm tra, thanh tra. Ông tuyển dụng không được, tuyển không đúng là tôi tuýt còi. Tuyển dụng là để cơ sở giáo dục người ta làm, cơ quan quản lý đừng có nhúng vào đấy", ông Phương nói và đề nghị không thêm phần phân cấp cho cơ quan quản lý giáo dục vào như dự thảo."Việc tuyển dụng cơ sở mới biết thiếu ai, thiếu cái gì, căn cứ tiêu chuẩn chúng ta ban hành, họ tuyển dụng là quyền của họ, đừng thò cái tay vào đây nữa, không minh bạch đâu", ông Trần Quang Phương nói thêm.Về các quy định liên quan điều động, thuyên chuyển giáo viên, ông Phương nêu, dự luật quy định muốn thuyên chuyển phải được 3 nơi chấp nhận, gồm nơi đi, nơi đến và cơ quan quản lý giáo dục. Ông đề nghị quy định rành mạch và tạo điều kiện thuận lợi cho nhà giáo thay vì ràng buộc phải được 3 nơi đồng ý."Tôi đặt trường hợp nhiều nơi người ta không đồng ý, lấy đủ lý do là đủ biên chế, không cần giáo viên môn này… Vì thế mới có tình trạng cô giáo cắm bản 10 - 20 năm vẫn phải cắm bản", ông Phương nêu, và nhấn mạnh, luật Nhà giáo và sau này luật Giáo dục sửa đổi phải "tháo được chỗ này".Phó chủ tịch Quốc hội đề nghị, việc điều động, thuyên chuyển nên giao cho cơ quan quản lý cấp trên. Nhà nước có quyền điều động giáo viên đã công tác đủ 3 năm ở miền núi, vùng sâu, vùng xa về nơi điều kiện khá hơn hoặc ngược lại."Việc cơ quan quản lý nhà nước điều động giáo viên từ miền xuôi lên miền ngược là phải làm, kiểu như quân đội, điều anh đi anh phải đi. Anh là công chức nhà nước, không đi là nghỉ việc. Ta ưu ái nhưng phải có kỷ luật nghiêm minh", ông Phương nêu, và cho rằng, phải tăng cường công tác quản lý nhà nước để tạo điều kiện thuận lợi về chính sách vượt trội cho giáo viên.Giải trình sau đó, Bộ trưởng GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết, hiện 63 tỉnh, thành có tới hơn 50.000 cơ sở giáo dục với quy mô rất khác nhau. Do đó, việc giao quyền tuyển dụng cho cơ sở giáo dục cũng cần cân nhắc."Nếu trường mần non, tiểu học vùng xa mà giao cho họ tuyển dụng viên chức, phải lập hội đồng, ra đề thi viên chức thì các trường chịu chết. Nên việc giao quyền này có thể thành thảm họa cho họ. Không phải giao cho họ quyền tuyển dụng thì họ có thể làm được", ông Sơn phân tích.Theo ông Sơn, ở những cơ sở đủ sức "gánh" được thì có thể phân cấp, còn ở những khu vực khác, chưa đủ năng lực thì Chính phủ mới đề nghị linh hoạt để có thể giao cho cơ quan quản lý giáo dục.Về vấn đề điều động, thuyên chuyển, Bộ trưởng GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn nói: "Báo cáo phó chủ tịch, ngành giáo dục cũng ao ước như thế nhưng thực tế việc điều động giáo viên rất khác điều động của quân đội".Ông phân tích, hiện ngành GD-ĐT không quản lý viên chức ngành giáo dục mà việc quản lý được giao cho cấp tỉnh. Việc điều động giữa các huyện trong tỉnh chỉ điều động với giáo viên bậc trung học còn ở bậc tiểu học, mầm non thì được phân cấp cho huyện nên huyện này cũng không chuyển sang huyện khác được.Theo Bộ trưởng GD-ĐT, dự luật đang đề xuất giao cho cấp sở để điều động giữa các khu vực trong toàn tỉnh đã là một "thay đổi mang tính cách mạng". "Nếu được giao cho ngành giáo dục quản lý viên chức tổng thể như trong quân đội quản lý thì em làm tốt. Nhưng hiện nay chưa được như quân đội", ông Sơn nói thêm.