Cây chết khô, nguy hiểm
Sau thông tin trên, cổ phiếu SHB đã tăng trần trong phiên giao dịch ngày 15.4. Tuy nhiên, thị trường chung giảm mạnh khiến cổ phiếu SHB thu hẹp đà tăng. Kết phiên, cổ phiếu SHB là mã duy nhất giữ sắc xanh trong ngành ngân hàng và nhóm VN30, đồng thời là một trong 10 cổ phiếu tăng mạnh nhất thị trường. Nhà đầu tư nước ngoài cũng mua ròng hơn 2,7 triệu cổ phiếu SHB trong phiên. Diễn biến cổ phiếu phần nào cho thấy sự tin tưởng của nhà đầu tư với lãnh đạo ngân hàng và kế hoạch tham vọng của SHB.Vận chuyển 100 kg ma túy, 5 người Lào bị khởi tố
Nhưng đặc biệt hơn cả, nếu để ý kỹ sẽ thấy, trong khoang cabin của chiếc SUV 3 cửa này có rất nhiều cổng sạc, bố trí ở nhiều vị trí bên trong xe. Đây là chi tiết rất tiện dụng bởi Defender là dòng xe dành cho những cung đường off-road, việc trang bị nhiều cổng sạc sẽ giúp người dùng dễ dàng nạp năng lượng cho các thiết bị, nhất là khi di chuyển đến những nơi không có hệ thống điện đầy đủ.
Tiết Cương: Từ nhỏ đến lớn tôi chưa được đóng vai chính
Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định số 1705/QĐ-TTg ngày 31.12.2024 phê duyệt Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Trong đó, có mục tiêu tổng quát: "Đến năm 2030, giáo dục Việt Nam đạt trình độ tiên tiến của khu vực châu Á và đến năm 2045 đạt trình độ tiên tiến của thế giới".Chiến lược nêu mục tiêu cụ thể đến năm 2030 của từng cấp học. Ví dụ, ở mầm non, tỷ lệ huy động trẻ đến trường đạt 38% trẻ em trong độ tuổi nhà trẻ và 97% trẻ em trong độ tuổi mẫu giáo. Phấn đấu có 99,5% trẻ em mầm non đến trường được học 2 buổi/ngày; số trẻ em theo học tại các cơ sở giáo dục mầm non dân lập, tư thục đạt 35%.Phấn đấu tỷ lệ phòng học kiên cố đạt 100%; có trên 65% trường mầm non đạt chuẩn quốc gia.Với giáo dục phổ thông, tỷ lệ đi học đúng độ tuổi cấp tiểu học đạt 99,5%, cấp trung học cơ sở đạt 97%; tỷ lệ hoàn thành cấp tiểu học đạt 99,7%, trung học cơ sở đạt 99% và hoàn thành cấp trung học phổ thông đạt 95%; tỷ lệ chuyển cấp từ tiểu học lên trung học cơ sở đạt 99,5%, từ trung học cơ sở lên trung học phổ thông và các trình độ khác đạt 95%; 100% học sinh tiểu học được học 2 buổi/ngày.Phấn đấu tỷ lệ phòng học kiên cố cấp tiểu học, cấp trung học cơ sở, cấp trung học phổ thông đạt 100%; có 70% trường tiểu học, 75% trường trung học cơ sở và 55% trường trung học phổ thông đạt chuẩn quốc gia. Với giáo dục ĐH, chiến lược nêu: số sinh viên ĐH/vạn dân đạt ít nhất là 260, tỷ lệ sinh viên ĐH trong nhóm độ tuổi 18 - 22 đạt ít nhất 33%, tỷ lệ sinh viên quốc tế theo học các chương trình giáo dục ĐH tại Việt Nam đạt 1,5%; tỷ lệ giảng viên có trình độ tiến sĩ đạt ít nhất 40%.Về giáo dục thường xuyên: Phấn đấu tỷ lệ người biết chữ mức độ 1 trong độ tuổi từ 15 - 60 đạt 99,15%; trong đó tỷ lệ người biết chữ mức độ 1 trong độ tuổi từ 15 - 60 ở vùng đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số đạt 98,85%. Có 90% các tỉnh đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2.Phấn đấu có 10 đơn vị hành chính tham gia vào Mạng lưới thành phố học tập toàn cầu của UNESCO vào năm 2030.Chiến lược cũng nêu phải hoàn thiện thể chế, rà soát, hoàn thiện hệ thống pháp luật, các cơ chế, chính sách về GD-ĐT và các lĩnh vực có liên quan theo hướng khoa học, hiện đại, đồng bộ, liên thông, phù hợp với quá trình hội nhập quốc tế và thực tiễn ở nước ta, tạo hành lang pháp lý hoàn chỉnh cho phát triển GD-ĐT. Xây dựng luật Nhà giáo; nghiên cứu đề xuất xây dựng luật Học tập suốt đời; rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung luật Giáo dục, luật Giáo dục ĐH và luật Giáo dục quốc phòng và an ninh.Hoàn thiện cơ chế, chính sách đầu tư cho giáo dục và đào tạo theo hướng Nhà nước giữ vai trò chủ đạo, đồng thời đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục, huy động sự tham gia hiệu quả của toàn xã hội vào sự nghiệp giáo dục và đào tạo. "Rà soát, hoàn thiện các chính sách ưu đãi về đất đai, tín dụng và thuế đối với tất cả cơ sở giáo dục; tạo động lực thúc đẩy hợp tác và cạnh tranh bình đẳng trong mạng lưới cơ sở giáo dục công lập và tư thục, khuyến khích khu vực tư nhân đầu tư phát triển giáo dục", chiến lược nêu.Mời bạn đọc xem toàn văn Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045 TẠI ĐÂY.
Bài viết "Giáo viên phải ở trường làm việc từ 7 giờ 30 tới 16 giờ 30, đúng hay sai?" của Thanh Niên Online đăng tải ngày 9.3 thu hút nhiều ý kiến của bạn đọc quan tâm. Người cho rằng việc giáo viên ở trường giải quyết công việc trong giờ hành chính là hợp lý để chăm chút nhiều hơn cho học sinh, còn nhiều ý kiến khác cho biết nên căn cứ trên hiệu quả thực tế công việc chứ không áp giờ cụ thể.Bạn đọc Bình Hoàng cho rằng không nên áp khung giờ giấc cố định phải ngồi ở trường làm việc từ sáng đến chiều. Bạn đọc này nêu lý do: "Từ lâu lắm rồi, đã có một thời Bộ Giáo dục quy định giáo viên phải làm việc 8 giờ một ngày tại trường, nhưng chỉ được một thời gian ngắn phải bỏ ngay, vì không hiệu quả và gây nhiều phiền toái cho giáo viên và cả ban giám hiệu trong công tác quản lý nữa. Công việc giảng dạy và nghiên cứu của giáo viên có tính đặc thù nên không nhất thiết phải làm việc 8 giờ/ngày. Thời nay có công nghệ cao, cứ gì phải ngồi tập trung với nhau mới có thể trao đổi, bàn bạc? Bây giờ còn có những nghề có thể làm ở bất cứ đâu, miễn là có máy tính và wifi là được".Tài khoản MrLucabarazi đưa quan điểm: "Mỗi tuần 23 tiết nhưng lại bắt đi làm từ 7 giờ 30 tới 16 giờ 30 là sai rồi. Còn việc giáo viên phải làm hết việc của họ là điều hiển nhiên, việc họ làm không đạt thì đã có quy chế/quy định".Người đọc lấy tên tài khoản Bạn đọc mới nêu quan điểm không nên cứng nhắc quy định giáo viên phải ở trường làm việc từ 7 giờ 30 tới 16 giờ 30, nên để giáo viên được dạy hết tiết có thể về, công việc miễn sao hoàn thành là được.Đồng quan điểm này, bạn đọc với tài khoản 25270 chia sẻ: "Cá nhân tôi cho rằng thời gian không nhất thiết phải nguyên tắc quá. Quan trọng là hiệu quả giảng dạy. Nếu bạn ở trường 4 tiếng mà học sinh của bạn vẫn tốt thì không vấn đề gì. Trong trường hợp phải ở lại đủ 8 tiếng thì vẫn không sai vì bạn đã hưởng lương cho 8 tiếng mỗi ngày".Cô Nguyễn Thị Huyền Thảo, giáo viên lịch sử Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa, TP.HCM cho biết theo cá nhân cô, giáo viên tiểu học khác giáo viên bậc THPT. Vì thường là giáo viên chủ nhiệm tiểu học đảm nhiệm dạy hầu hết các môn trong một lớp, đồng hành với các con suốt cả ngày, trừ một số tiết thuộc về các môn nghệ thuật, thể dục và kỹ năng, ngoại ngữ. Tuy nhiên các tiết này không chiếm nhiều thời gian nên giáo viên có thể được nghỉ ngơi trong thời điểm các môn học này diễn ra. Thời gian này, thầy cô có thể chăm sóc cho bản thân, lo công việc gia đình và nâng cao trình độ, ra ngoài giao tiếp học hỏi cũng là những việc cần thiết và bổ trợ cho việc định hướng và phát triển nghề nghiệp cũng như thực hiện nhiệm vụ giáo dục.Theo cô Thảo sẽ rất là hợp lý khi giáo viên ở trường cả ngày trong giờ hành chính để theo kịp các con nhưng với điều kiện lương phải đảm bảo cuộc sống của các thầy cô. "Hiện nay, lương giáo viên tiểu học không cao, kiêm nhiệm nhiều nên sẽ thiệt thòi nếu bắt các thầy cô phải đồng hành suốt cùng các con. Nên chăng, cần tính thêm các tiết ở trường trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ và trách nhiệm cho các thầy cô một cách thỏa đáng thì đôi bên đều đạt được sự đồng thuận. Ví dụ như trường luôn có giáo viên để kịp thông tin và xử lý các vấn đề phát sinh khi các con có sự cố hay sự việc bất ngờ xảy ra. Các con được thầy cô quan tâm, chăm sóc sâu sát và kịp thời giáo dục và hỗ trợ các con. Nhưng khi mà điều kiện làm việc, lương bổng còn chưa tốt như các trường ngoài công lập thì việc yêu cầu giáo viên đồng hành suốt cùng con trong cả ngày ở trường sẽ rất khó mà các thầy cô an tâm và đồng thuận. Phần Lan là nước làm được điều này, chúng ta nên nhìn cách quốc gia này triển khai chính sách giáo dục để thấy nghề giáo với mức lương cao và môi trường làm việc tốt để giáo viên yên tâm thực hiện sứ mệnh của mình", cô Thảo chia sẻ thêm.Theo cô Thảo, hiện nay tại các trường tiểu học có tổ chức bán trú, giáo viên nếu tham gia công tác phục vụ quản lý bán trú được chi trả thêm phụ cấp hàng tháng, số tiền này được cộng thêm vào tiền lương mà các giáo viên được nhận hàng tháng, do đó việc giáo viên ở lại trường làm việc từ sáng tới chiều là hợp lý.Còn giáo viên bậc THPT, các giáo viên dạy theo tiết thì việc giáo viên phải ngồi làm việc ở trường từ 7 giờ 30 tới 16 giờ 30 là không cần thiết, trừ khi trường có phòng học bộ môn, phân công giáo viên trực phòng để hỗ trợ học sinh khi học sinh cần. Tuy nhiên hiện nay ở nhiều nơi chưa có phòng học bộ môn để trực như trên.Cô Phương Thu (tên giáo viên được thay đổi), giáo viên chủ nhiệm một trường tiểu học tại quận Gò Vấp, TP.HCM cho biết với các giáo viên chủ nhiệm bậc tiểu học, không chỉ dạy học, soạn bài, chuẩn bị đồ dùng học tập, học tập nâng cao chuyên môn, làm hoàn thành các công tác hồ sơ mà cô còn hỗ trợ công tác tổ chức, phục vụ bán trú của các em học sinh vào các giờ học sinh ăn trưa, ngủ trưa (có được tính phụ cấp thêm, chi trả hàng tháng cùng lương). Do đó cô thường có mặt, làm việc ở trường từ 7 giờ sáng tới 17 giờ chiều để giải quyết sổ sách, chấm tập vở cho học sinh và thấy thời gian làm việc như trên là hợp lý. "Nghị quyết 08 chi trả thu nhập tăng thêm cho đội ngũ viên chức TP.HCM là động lực để đội ngũ giáo viên cố gắng hoàn thành xuất sắc, hiệu quả công việc được giao", cô cho biết.Trả lời Thanh Niên Online, một cán bộ quản lý cấp phòng GD-ĐT một quận tại TP.HCM cho biết câu chuyện hiệu trưởng khuyến khích giáo viên làm việc từ 7 giờ 30 tới 16 giờ 30 để giải quyết hết công việc trường lớp ở trường, chăm lo tốt cho học sinh học chậm, trao đổi chuyên môn trực tiếp giữa các đồng nghiệp, về nhà có thể lo việc gia đình, nghỉ ngơi có mục tiêu tích cực, hướng tới ý nghĩa nhân văn là vì học sinh. Điều này có thể là thỏa thuận, nội quy lao động trong mỗi tập thể, để hướng tới mục tiêu cao nhất là hiệu quả công việc. Tuy nhiên khi cán bộ quản lý trường học đưa ra một quy định nào, cần thông điệp, cách thức lan tỏa thông điệp rõ ràng để thuyết phục đội ngũ, vì sao phải làm như vậy, làm như vậy để đạt được mục tiêu gì, đo lường hiệu quả công việc bằng cách nào, nếu đạt được mục tiêu thì sẽ được những giá trị gì, được ghi nhận như thế nào...? Đồng thời, theo cán bộ cấp phòng GD-ĐT này, hiệu trưởng có thể bắt đầu bằng việc khuyến khích trước một số nhân sự cốt cán, năng lực làm việc tốt, có thể truyền cảm hứng, họ sẽ làm gương cho việc tập trung ở trường làm việc và cùng hỗ trợ đội ngũ của mình qua các việc như trao đổi bài giảng, tập huấn bồi dưỡng kiến thức... Dần dần, khi thấy hiệu quả, việc này sẽ được lan tỏa rộng hơn trong toàn thể đội ngũ. Và tất nhiên, trường học cũng cần chú ý cơ sở vật chất, bàn ghế, hệ thống mạng... phục vụ việc làm việc của giáo viên."Thực tế cho thấy nhiều trường ngoài công lập, ngoài việc làm 8 tiếng hoặc hơn 8 tiếng mỗi ngày ở trường, vào thứ bảy hàng tuần đội ngũ giáo viên còn tập trung ở trường để bồi dưỡng, tập huấn chuyên môn, và giáo viên đều tự giác, chủ động tham gia. Quan trọng là họ thấy hiệu quả, và việc học tập này bổ ích thật sự, mang lại giá trị thật sự", vị này trao đổi.
Nới thêm thời gian cấp sổ đỏ cho đất không giấy tờ
Theo ông, Kongsak Yodmanee, Thống đốc SAT: "Dù giới hạn độ tuổi U.22 ở môn bóng đá nam tại SEA Games 2025, đội tuyển trẻ Thái Lan là chủ nhà vẫn có đủ mọi tiềm lực để đặt mục tiêu đoạt HCV".Bóng đá nam Thái Lan đoạt đến 16 HCV từ trước đến nay, nhiều nhất so với các đối thủ khác trong khu vực Đông Nam Á. Tuy nhiên, lần gần nhất "Voi chiến" đoạt HCV môn bóng đá nam giải đấu khu vực là từ năm 2017 tại Malaysia. Trong khi 3 kỳ SEA Games gần đây gồm 2019, 2021 và 2023, lần lượt đội tuyển trẻ Việt Nam (2 lần liên tiếp đoạt HCV) và Indonesia 1 lần đăng quang.Do đó, trong lần tổ chức năm 2025 (dự kiến diễn ra từ ngày 9 đến 20.12), Thái Lan là chủ nhà kỳ SEA Games lần thứ 33 đã đặt mục tiêu cho đội U.22 nước này phải giành lại chiếc HCV môn bóng đá nam. Không chỉ riêng môn bóng đá nam, môn bóng đá nữ, futsal nam và futsal nữ, SAT đều đặt mục tiêu các đội tuyển Thái Lan phải giành HCV trọn bộ."Về các kế hoạch chuẩn bị và thi đấu môn bóng đá ở SEA Games 2025, tôi vẫn chưa trao đổi với Liên đoàn Bóng đá Thái Lan (FAT). Nhưng theo như tôi biết, vào thời điểm đó chúng ta vẫn tập trung vào việc sử dụng những cầu thủ trẻ ở độ tuổi U.22. Tôi tin rằng, có rất nhiều cầu thủ Thái Lan có tiềm năng và vẫn còn trẻ. Họ hoàn toàn có cơ hội giành HCV", ông Kongsak Yodmanee trả lời phỏng vấn tờ Siamsport gần đây.Cũng theo ông Kongsak Yodmanee: "Với môn bóng đá nam SEA Games 2025, có đề xuất chia 3 bảng, với mỗi bảng 3 đội hoặc có bảng 4 đội, thay vì 2 bảng 5 đội và 6 đội như trước đây thi đấu với mật độ quá dày khiến ảnh hưởng sức khỏe cầu thủ. Điều này sẽ được tham khảo với FAT trước khi quyết định. Bên cạnh đó, sau vòng bảng, các trận bán kết và chung kết dự định chỉ diễn ra trên sân Rajamangala. Mặc dù vậy, các đề xuất và phương án thi đấu sẽ chờ xác nhận số đội tham gia ở môn bóng đá nam SEA Games 2025"."Không chỉ có FAT. Như hiện nay, mọi hiệp hội thể thao khác đều có toàn quyền lên kế hoạch và tổ chức các môn thi tại SEA Games 2025. Qua đó, làm sao để tạo điều kiện tốt nhất cho mọi VĐV Thái Lan khi tham gia SEA Games có cơ hội giành chiến thắng cao nhất ở mọi môn thi", ông Kongsak Yodmanee khẳng định.Trong khi đó, theo tờ Siamsport, Madam Pang (nữ tỉ phú Nualphan Lamsam), Chủ tịch FAT, vừa thuyết phục thêm 1 cầu thủ trẻ nữa là người Anh có gốc gác Thái Lan đã đồng ý gia nhập đội tuyển U.17 nước này từ đầu năm 2025. Đó là cầu thủ Kai Law, 17 tuổi, thuộc CLB Nottingham Forest. Kai Law là một cầu thủ đa năng, có thể chơi ở mọi vị trí trong hàng phòng ngự, bao gồm hậu vệ phải và trung vệ. Anh sinh ra ở Anh, nhưng hiện cũng đã có hộ chiếu Thái Lan. Kai Law sẽ gia nhập đội U.17 Thái Lan cùng cầu thủ Silva Mexes (người Xứ Wales có gốc gác Thái Lan) của đội trẻ M.U, để thi đấu tại giải U.17 châu Á ở Ả Rập Xê Út từ ngày 3 đến 20.4.Theo tờ Siamsport, cả Kai Law và Silva Mexes đều hoàn toàn có thể được triệu tập vào đội U.22 Thái Lan thi đấu ở SEA Games 2025, nếu thể hiện tốt tại giải U.17 châu Á và được các đội trẻ Nottingham Forest và M.U đồng ý. Với tác động từ Madam Pang và mục tiêu săn HCV môn bóng đá nam SEA Games 2025, nhiều khả năng các cầu thủ này sẽ được các CLB ở Anh đồng ý, như đã chấp thuận cho tham dự giải U.17 châu Á, tờ Siamsport xác nhận.