TP.HCM: Phát hiện thi thể người đàn ông bỏ trong bao ni lông vứt bên đường
Sau 5 năm hẹn hò, Vũ Cát Tường và bạn gái quyết định tổ chức lễ thành đôi vào ngày 12.2. Buổi lễ có sự tham gia của gia đình hai bên, bạn bè, nghệ sĩ thân thiết với Vũ Cát Tường và một số người hâm mộ. Không gian lễ thành đôi có màu sắc chủ đạo là trắng xanh và diễn ra trong không khí ấm áp, thân mật. Để đảm bảo sự riêng tư, phía Vũ Cát Tường không tiết lộ địa điểm tổ chức hôn lễ cũng như hạn chế giới truyền thông. Vũ Cát Tường sinh năm 1992, bắt đầu được biết đến sau khi giành vị trí Á quân tại The Voice 2013. Sau cuộc thi, Vũ Cát Tường ngày càng được yêu mến nhờ loạt hit Vết mưa, If, Em ơi, Từng là, Có người… Năm 2022, Vũ Cát Tường thừa nhận mình thuộc cộng đồng LGBT+ và công khai có bạn gái hồi tháng 3.2023.Những tấm lòng vàng 13.3.2023
Nhiều người nghĩ rằng mua vàng là tài sản của riêng mình, nhưng ít ai suy xét đến tác động khi số đông cùng đổ xô mua vàng, khiến giá tăng vọt trong dịp mùng 10 tháng giêng (hay còn gọi là ngày vía Thần tài). Đến “ngày Thần tài”, giá vàng có thể giảm, đồng nghĩa với việc nhiều người chịu thiệt hại về tài chính.Vậy vì sao người dân lại đổ xô đi mua vàng vào ngày Thần tài? Ngày Thần tài có nguồn gốc, ý nghĩa như thế nào? Hay vì sao người ta không nhắc đến thần Thổ địa nhiều như Thần tài? Cùng Báo Thanh Niên tìm hiểu qua những phân tích của PGS - TS Nguyễn Ngọc Thơ (giảng viên cao cấp của Viện Phát triển Năng lực lãnh đạo Đại học Quốc gia TP.HCM).
Vết thương khó lành được ví như ‘dịch bệnh thầm lặng của thời đại mới’
Ngày 10.1, tại xã Xy (H.Hướng Hóa, Quảng Trị), Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng Quảng Trị tổ chức chương trình "Xuân biên phòng ấm lòng dân bản" dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. Chương trình là hoạt động thường niên được Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng Quảng Trị tổ chức với mong muốn góp phần giúp người dân khu vực biên giới có một cái tết ấm no, hạnh phúc.Tại chương trình, ban tổ chức khánh thành, bàn giao "Mái ấm biên cương" trị giá 50 triệu đồng cho gia đình ông Hồ Văn Để (trú tại xã Thanh), 2 phòng học tại Trường tiểu học và THCS A Xing trị giá 350 triệu đồng. Đồng thời, trao tặng 1.000 suất quà, 1.400 chiếc bánh chưng cho các hộ gia đình chính sách, hộ gia đình hoàn cảnh khó khăn.Bên cạnh các phần quà ý nghĩa, các chiến sĩ biên phòng với sự tham gia của lực lượng công an trên địa bàn tổ chức cắt tóc, thăm khám, phát thuốc miễn phí cho người dân và giao lưu văn nghệ, các trò chơi dân gian.Bên cạnh nguồn vốn kêu gọi từ xã hội hóa, các cán bộ, chiến sĩ biên phòng góp một phần lương, phụ cấp để tổ chức chương trình, góp sức hỗ trợ xây dựng các công trình an sinh xã hội, mang lại niềm vui đón tết cho đồng bào vùng núi Quảng Trị.
Chị nhớ có lần đến TP.Bảo Lộc (tỉnh Lâm Đồng), con chị thấy một bé trai người dân tộc luôn theo phụ giúp mẹ ở farmstay (du lịch theo hình thức lưu trú tại trang trại). Vậy là về nhà, cháu cũng bắt chước những tính tốt từ cậu bạn đó, quan tâm mẹ hơn, học nấu ăn cơ bản, giặt quần áo... Thấy con thay đổi theo chiều hướng tốt, chị Liễu yên tâm và cho rằng quyết định của mình là đúng đắn khi cho bé đi chơi sớm để được trải nghiệm.
'Con muốn sống': Bệnh nhi ung thư được bạn đọc Thanh Niên giúp hơn 276 triệu đồng
Sáng nay, 15.2, chương trình Tư vấn mùa thi 2025 của Báo Thanh Niên khai mạc tại Trường ĐH Đồng Nai với khoảng 10.000 học sinh THPT tại TP.Biên Hòa và các địa phương trong tỉnh Đồng Nai tham dự. Chúng tôi ghi nhận những ý kiến của học sinh tại đây về một vấn đề đang nóng hiện nay: Dạy thêm học thêm cùng những áp lực năm cuối cấp.Nguyễn Thị Bảo Châu, học sinh lớp 12A9, Trường THPT Nguyễn Trãi, TP.Biên Hòa, cho biết dự tính sẽ đặt nguyện vọng 1 vào ngành luật kinh tế, Trường ĐH Kinh tế - Luật (ĐH Quốc gia TP.HCM). Để tự tin thi tốt nghiệp THPT, xét tuyển vào đại học, ít nhất Bảo Châu học thêm 4 môn: toán, ngữ văn, tiếng Anh và hóa học. Hiện tại khi Thông tư 29 của Bộ GD-ĐT quy định về dạy thêm học thêm bắt đầu có hiệu lực, giáo viên dạy Bảo Châu trên lớp sẽ không được dạy thêm có thu tiền với chính học sinh của mình ở bên ngoài trường. Điều này khiến Bảo Châu có lẽ phải tìm trung tâm ôn thi do các giáo viên khác dạy.Theo Bảo Châu, tâm lý chung của những học sinh cuối cấp là áp lực. Năm nay thi tốt nghiệp THPT theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 các học sinh cũng nhiều bỡ ngỡ hơn. Việc học thêm với những giáo viên được cho là "có tiếng" và những trung tâm ôn luyện không chỉ giúp học sinh vững tinh thần hơn, mà theo Bảo Châu còn giúp các bạn có thêm kinh nghiệm ôn tập, kinh nghiệm làm bài thi.Dự tính đặt nguyện vọng 1 vào ngành chăn nuôi tại Trường ĐH Nông lâm TP.HCM để sau này có thể hỗ trợ việc quản lý trang trại nuôi dê của gia đình, Hà My (học sinh Trường THPT Tôn Đức Thắng, H.Tân Phú, Đồng Nai) tập trung nhiều thời gian hơn cả ôn thi các môn toán, vật lý, hóa học. Cũng như nhiều bạn bè trong lớp ở thời điểm này, Hà My không chỉ tự học mà còn đăng ký lớp học thêm bên ngoài. "Không chỉ giúp học sinh hệ thống kiến thức, em thấy các thầy cô lớp dạy thêm học thêm còn chỉ cho chúng em những "mẹo" làm bài, bí kíp làm bài đạt điểm cao, bí kíp làm bài thi trắc nghiệm, cái đó em nghĩ cũng rất cần thiết", Hà My chia sẻ.Yêu thích ngành ngôn ngữ Anh, muốn trở thành cô giáo dạy tiếng Anh trong tương lai, Lam Phương (THPT Tôn Đức Thắng, H.Tân Phú) cho biết đang phải gặp rất nhiều áp lực khi chỉ còn mấy tháng nữa là tới kỳ thi tốt nghiệp THPT, xét tuyển vào các trường đại học. Dự tính đặt nguyện vọng vào Trường ĐH Sài Gòn hoặc có thể tính tới phương án học tập xa hơn tại Trường ĐH Đà Lạt, Lam Phương cho hay thời gian này bạn thường không có nhiều thời gian để ngủ, thay vào đó là học và học. Học chính khóa trên trường, học thêm ở ngoài, tự học ở nhà."Ngành ngôn ngữ Anh thường có điểm chuẩn cao, có nhiều bạn học giỏi, nên em rất lo lắng. Giáo viên hiện nay cũng không được dạy thêm tại nhà theo Thông tư 29 của Bộ GD-ĐT. Từ tuần sau, theo thông báo chúng em sẽ được các thầy cô ôn thi tốt nghiệp THPT miễn phí trong trường", Lam Phương kể.Trong bối cảnh siết dạy thêm học thêm như hiện nay, nữ sinh Đồng Nai cho biết mình phải nỗ lực nhiều hơn, các học sinh cuối cấp như bạn cũng phải cố gắng nhiều hơn. "Ngày nào em cũng học từ sáng tới tối, một ngày ngủ có mấy tiếng, áp lực lắm. Gia đình có động viên nhưng em vẫn thấy lo. Có đi học thêm em còn áp lực, nếu không học thêm thì không biết như nào", Lam Phương bộc bạch.Ở góc độ khác, Trần Hà Nam, học sinh lớp 12C05 Trường THPT Lê Hồng Phong, TP.Biên Hòa, chọn tự học là chủ yếu. Bạn có tham gia một số khóa học trực tuyến của những thầy cô ôn thi có tiếng trên mạng, còn lại không đi học thêm ở bên ngoài. Thay vào đó, bạn tự học, tham gia cộng đồng tự ôn tập với những học sinh giỏi khắp nơi trong cả nước. "Trong cộng đồng này, chúng em chia sẻ đề ôn thi với nhau, những cách giải bài hay, những phương pháp học tập tốt", Hà Nam nói.Hà Nam từng góp mặt trong đội tuyển ôn thi học sinh giỏi cấp tỉnh, sau đó vì lý do phụ giúp công việc của gia đình, bạn không tiếp tục ôn tập. Trước đây, bạn cũng tự học để ôn thi tuyển sinh vào lớp 10. Năm nay, Hà Nam muốn thi đậu ngành cơ khí, Trường ĐH Bách khoa (ĐH Quốc gia TP.HCM). Hà Nam cũng giới thiệu những gương mặt bạn bè trong cộng đồng tự học của mình và đều đạt được các thành tích cao như Nguyễn Hoàng Duy, học sinh Trường THPT Nguyễn Khuyến, An Giang, đạt giải khuyến khích học sinh giỏi hóa cấp quốc gia. Phạm Đăng Đức Mạnh (THPT Vinh Lộc, Thừa Thiên-Huế), học sinh giỏi toán và tin học cấp tỉnh... "Khi tự học nhiều hơn, chúng em sẽ tự là người lên thời khóa biểu, thời gian biểu cho mình, mình cũng hệ thống lại những kiến thức xem còn yếu ở đâu và tự bồi đắp", nam sinh nói.