$596
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của kết quả xổ số thứ sáu hàng tuần. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ kết quả xổ số thứ sáu hàng tuần.Thời gian qua, cử tri nhiều địa phương như Bình Phước, An Giang, Đồng Nai, TP.HCM… đã gửi tới Bộ Tài chính đề nghị làm rõ sự cần thiết của việc yêu cầu mua bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe mô tô, xe gắn máy nhằm tránh lãng phí; xem xét điều chỉnh quy định về mua loại bảo hiểm này theo hướng tự nguyện thay cho bắt buộc.Hồi đáp đề nghị của cử tri tỉnh Bình Phước mới đây, Bộ Tài chính vẫn đưa ra nhiều lập luận khẳng định sự cần thiết duy trì loại hình bảo hiểm này. Thời gian tới, Bộ Tài chính sẽ phối hợp với các cơ quan liên quan tiếp tục nghiên cứu, đơn giản hóa thủ tục, hồ sơ bồi thường bảo hiểm, chi trả hỗ trợ nhân đạo, đảm bảo việc bồi thường bảo hiểm diễn ra nhanh chóng, đúng quy định, tránh trục lợi bảo hiểm.Trao đổi với Thanh Niên, luật sư Đặng Văn Cường, Trưởng văn phòng luật sư Chính Pháp, Đoàn luật sư TP.Hà Nội, phân tích thực tế có nhiều lý do khiến người sử dụng phương tiện giao thông không thiết tha với bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe mô tô, xe gắn máy.Cụ thể hiện nay chưa có thủ tục cũng như cơ chế bắt buộc định kỳ chủ phương tiện phải mua loại bảo hiểm này giống như thủ tục đăng ký đăng kiểm của xe ô tô. Bởi vậy, chủ phương tiện không có động lực cũng như áp lực phải đi mua loại bảo hiểm này."Nhiều người mua một vài lần, không bị tai nạn nên không được nhận chế độ quyền lợi bảo hiểm, cảm thấy mua chỉ mất tiền, bởi vậy sau đó không mua nữa mà không biết rõ ý nghĩa của loại bảo hiểm này như thế nào.Ngoài ra, một số trường hợp mua của những người lừa đảo bán bảo hiểm giả, khi sự việc xảy ra không thanh toán được dẫn đến bức xúc, từ đó không mua nữa. Cũng có trường hợp gặp khó khăn, phiền hà khi thực hiện các thủ tục hưởng các quyền lợi chế độ bảo hiểm khi vụ việc tai nạn xảy ra nên có những phản ứng tiêu cực với loại bảo hiểm này", ông Cường nói. Theo Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm (Bộ Tài chính), số liệu cập nhật mới nhất từ báo cáo của các doanh nghiệp bảo hiểm cho thấy, 11 tháng năm 2024, tổng doanh thu bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe cơ giới tương tự là 736,9 tỉ đồng; ước tính chi phí bồi thường là 28,5 tỉ đồng. Tỷ lệ bồi thường chỉ khoảng là 4%.Chuyên gia tài chính Nguyễn Ngọc Tú phân tích, so với các loại hình bảo hiểm khác, tỷ lệ bồi thường của bảo hiểm xe máy hiện nay là quá thấp, gần như chính sách không phát huy tác dụng. "Với mỗi người, số tiền chi ra để mua bảo hiểm xe máy không lớn nhưng với hàng chục triệu xe máy, số tiền cả nước thu về rất lớn. Đề xuất nên bỏ bảo hiểm xe máy bắt buộc cho dân được nhờ, giảm phiền hà cho người dân, ai thấy cần thiết thì mua", ông Tú nói.Theo ông Cường, trước đây, khi điều kiện kinh tế - xã hội còn khó khăn, khả năng bồi thường thiệt hại của người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy rất hạn chế. Việc quy định bắt buộc loại bảo hiểm trách nhiệm dân sự cho chủ xe cơ giới là cần thiết để kịp thời khắc phục hậu quả thiệt hại khi tai nạn giao thông xảy ra.Tuy nhiên, đến nay, điều kiện kinh tế - xã hội phát triển, với những vụ tai nạn giao thông ở mức độ ít nghiêm trọng, hòa giải thỏa thuận rất nhanh chóng. Mức tiền bảo hiểm trong các vụ tai nạn như vậy không nhiều, thủ tục thanh toán phức tạp nên rất ít nạn nhân nhận được tiền bảo hiểm trong quá trình điều trị hoặc khi sự việc mới xảy ra. "Thường thì khi nhận được tiền bảo hiểm, sự việc đã được giải quyết xong nên mất đi tính kịp thời và ý nghĩa của loại hình bảo hiểm này", ông Cường nói.Trong trường hợp tai nạn giao thông mà đến mức hậu quả nghiêm trọng là thiệt hại tính mạng của nạn nhân, hoặc thương tích 61% trở lên, hoặc thiệt hại tài sản từ 100 triệu đồng trở lên, vị luật sư cho biết, người vi phạm, gây tai nạn sẽ bị xử lý hình sự. Khi đó, việc bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả là trách nhiệm pháp lý mà không cần phải có thêm cơ chế từ bảo hiểm.Bày tỏ quan điểm đã tới lúc nên xem xét chuyển bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe mô tô, xe gắn máy sang hình thức tự nguyện, ông Cường nhấn mạnh: "Các số liệu thống kê cho thấy, số tiền chi trả cho người được hưởng bảo hiểm chiếm tỷ trọng rất nhỏ so với số tiền thu được. Nếu không điều chỉnh tỷ trọng này hoặc không chuyển sang thành loại hình bảo hiểm tự nguyện thì tính bất hợp lý ở loại bảo hiểm này vẫn tiếp tục tồn tại". ️
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của kết quả xổ số thứ sáu hàng tuần. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ kết quả xổ số thứ sáu hàng tuần.Sau loạt bài điều tra Tội ác trong một mái ấm (số ra ngày 4, 5.9) của Báo Thanh Niên, mở rộng điều tra, ngày 3.1 Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP.HCM ra quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Giáp Thị Sông Hương (51 tuổi, ở Q.Gò Vấp, là chủ cơ sở Mái ấm Hoa Hồng); đồng thời ra quyết định khởi tố bị can, lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú đối với Trang Mỹ Nhanh (72 tuổi, ở Q.11, là bảo mẫu tại Mái ấm Hoa Hồng) về tội hành hạ người khác.Theo điều tra, trong quá trình chăm sóc các cháu hằng ngày tại Mái ấm Hoa Hồng, bị can Hương và Nhanh đã có những hành vi đe dọa, đối xử tàn ác, đánh tất cả 30 cháu bé tại phòng 102 và lặp đi lặp lại nhiều lần.Vụ việc xảy ra tại Mái ấm Hoa Hồng được phanh phui ngày 4.9, sau loạt bài điều tra Tội ác trong một mái ấm (số ra ngày 4, 5.9) của Báo Thanh Niên.Ngay sau khi tiếp nhận tin báo về sự việc xảy ra tại Mái ấm Hoa Hồng vào ngày 4.9, Ban giám đốc Công an TP.HCM đã chỉ đạo Công an Q.12, Phòng Cảnh sát hình sự phối hợp các đơn vị khẩn trương xác minh, điều tra xử lý.Ngày 3.1, tin từ Công an Q.Ninh Kiều, TP.Cần Thơ cho biết, đơn vị vừa ra quyết định khởi tố vụ án hình sự liên quan vụ việc nữ nhân viên ngân hàng bị đánh ghen để điều tra hành vi "cố ý gây thương tích", "làm nhục người khác" và "gây rối trật tự công cộng". Khoảng 0 giờ 30 ngày 1.1, chị N.N.N (30 tuổi, nhân viên một ngân hàng có chi nhánh tại TP.Cần Thơ) sau khi dự tiệc tất niên của cơ quan thì bắt xe taxi về nhà ở P.Cái Khế, Q.Ninh Kiều. Tới nơi, chị N. phát hiện bỏ quên chìa khóa nhà, chìa khóa ô tô ở cơ quan nên gọi điện thoại cho anh N.M.T (làm chung ngân hàng) nhờ lấy giúp. Khi anh T. mang chìa khóa đến cho N. thì được chị này tiếp tục nhờ đưa sang bờ hồ Xáng Thổi, đường Huỳnh Cương lấy đồ đạc cá nhân.Khi đến đường Huỳnh Cương, N. bước xuống từ ô tô của anh T. thì bị vợ anh T. là chị H.N.B.T (41 tuổi) nhìn thấy. Hai bên xảy ra lời qua tiếng lại, H.N.B.T lao vào đánh N. liên tiếp vào đầu, mắt gây thương tích; đồng thời còn xé áo, quần của nữ nhân viên ngân hàng. Ngoài ra, N.T.N.Q, em gái của T. còn dùng mũ bảo hiểm đánh vào người N.Sau đó, chị N. đến Công an P.Thới Bình trình báo vụ việc. Bước đầu, tại cơ quan công an, H.N.B.T và N.T.N.Q thừa nhận hành vi vi phạm pháp luật.Bản tin "Xem nhanh 20h" sẽ quay trở lại vào lúc 20 giờ tối mai với những thông tin trong nước và quốc tế nóng hổi khác tại địa chỉ Thanhnien.vn và kênh YouTube Báo Thanh Niên. ️
Theo bác sĩ Duy, nếu sử dụng sản phẩm hàu để chế biến, cần có sự thận trọng trong lựa chọn hàu còn tươi, sống và ở vùng biển sạch...️
Nghị định 168/2024 có hiệu lực thi hành từ 1.1.2025, nâng mức phạt tiền nhiều lỗi vi phạm giao thông. Điển hình là ô tô vượt đèn đỏ, sẽ bị phạt 18 - 20 triệu đồng.Cũng vì mức phạt nâng rất cao, nhiều người kinh doanh dịch vụ cho thuê ô tô tự lái bày tỏ lo ngại về trường hợp khách thuê xe vi phạm giao thông, nhưng không bị xử phạt trực tiếp mà là "phạt nguội", thì phải làm thế nào.Thực tế cho thấy, với lỗi vi phạm "phạt nguội", thông tin thường cập nhật muộn, khi khách đã trả xe rồi. Có những khách hàng không thừa nhận lỗi vi phạm do mình gây ra, cũng không chịu đến cơ quan công an để hợp tác xử lý. Vậy chủ xe có bị phạt không, có chế tài nào để xử lý đối với hành vi của khách hàng?Bộ Công an cho hay, Nghị định 168/2024 quy định đối với trường hợp vi phạm phát hiện thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ mà chưa dừng ngay được phương tiện để xử lý, cơ quan chức năng sẽ gửi thông báo yêu cầu chủ phương tiện và cá nhân, tổ chức có liên quan (nếu có) đến trụ sở cơ quan, đơn vị của người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính để giải quyết vụ việc vi phạm.Việc thông báo được thực hiện bằng văn bản hoặc ứng dụng giao thông trên thiết bị di động dành cho công dân do Bộ Công an xây dựng, quản lý, vận hành khi đáp ứng điều kiện về cơ sở hạ tầng, kỹ thuật, thông tin; đồng thời cập nhật thông tin về phương tiện vi phạm trên trang thông tin điện tử của Cục CSGT.Chủ phương tiện có nghĩa vụ phải hợp tác với cơ quan chức năng để xác định người đã điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm.Trường hợp chủ phương tiện là cá nhân, nếu không hợp tác với cơ quan chức năng, không chứng minh hoặc không giải trình được mình không phải là người đã điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm thì bị xử phạt đối với hành vi vi phạm được phát hiện.Nếu quá thời hạn hẹn đến giải quyết mà chủ phương tiện vi phạm, người vi phạm chưa thực hiện giải quyết vụ việc vi phạm theo quy định thì người có thẩm quyền xử phạt gửi thông báo cho cơ quan đăng kiểm (đối với phương tiện có quy định phải kiểm định), cơ quan đăng ký xe, cơ quan cấp giấy phép lái xe (nếu đã xác định được người vi phạm).Cơ quan đăng kiểm, cơ quan đăng ký xe, cơ quan cấp giấy phép lái xe trước khi thực hiện đăng kiểm, đăng ký xe, cấp, đổi, cấp lại giấy phép lái xe có trách nhiệm tra cứu dữ liệu phương tiện vi phạm, người vi phạm được cơ quan CSGT gửi thông báo đến. Nếu có thông tin về phương tiện vi phạm, người vi phạm thì chưa giải quyết việc đăng kiểm, đăng ký phương tiện vi phạm, chưa cấp, đổi, cấp lại giấy phép lái xe đối với người vi phạm.Luật sư Hà Công Tâm, Đoàn luật sư TP.Hà Nội, nhận định câu chuyện khách thuê trả xe rồi chủ xe mới phát hiện bị "phạt nguội" không phải hiếm gặp. Việc cần làm của chủ xe nếu rơi vào tình thế này, đó là hợp tác với cơ quan chức năng để xác định người đã điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm.Nhắc lại quy định tại Nghị định 168/2024 mà Bộ Công an đã viện dẫn ở trên, luật sư Tâm nói việc hỗ trợ cơ quan chức năng truy thu số tiền phạt từ người vi phạm là trách nhiệm của chủ xe. Trường hợp không chứng minh hoặc không có căn cứ để yêu cầu người thuê xe nộp phạt, chủ xe sẽ là người đóng phạt.Để tránh rắc rối, chủ xe cần có những giải pháp chặt chẽ nhằm bảo đảm quyền lợi của mình ngay từ thời điểm cho thuê xe.Ví dụ, việc cho thuê xe phải được lập hợp đồng. Nội dung hợp đồng cần đề cập rõ đến việc bên nào chịu trách nhiệm nộp phạt khi điều khiển xe vi phạm giao thông. Đây sẽ là căn cứ để chủ xe yêu cầu bên thuê hoàn trả tiền nộp phạt (nếu phải nộp phạt thay), hoặc có thể khởi kiện.Ngoài ra, khi nhận bàn giao xe, chủ xe có thể yêu cầu bên thuê đặt cọc tiền trong một khoảng thời gian nhất định (1 tháng chẳng hạn) nhằm đảm bảo nghĩa vụ nộp phạt nếu bị "phạt nguội".Trong thời hạn đặt cọc, chủ xe phải thường xuyên tra cứu thông tin phạt nguội đối với phương tiện cho thuê. Nếu có vi phạm, chủ xe có thể khấu trừ tiền cọc để nộp phạt; nếu không phát hiện vi phạm thì trả lại tiền cọc cho bên thuê. ️