Nhiều người ở TP.HCM bất ngờ được xem 'đám mây lạ' đủ màu sắc
Chiều 20.3, anh Trần Văn Hữu (30 tuổi, ngụ xã Văn Hải, H.Quỳnh Lưu, Nghệ An) đang được điều trị, chăm sóc sức khỏe tại bệnh viện ở H.Quỳnh Lưu. Anh Hữu là một trong 4 ngư dân bị chìm tàu cá được lực lượng cứu hộ, cứu nạn đưa vào bờ chiều tối 19.3. Nằm trên giường bệnh, anh Hữu vẫn chưa hết bàng hoàng khi kể về khoảng thời gian gặp nạn và chống chọi với tử thần khi bị trôi dạt trên biển suốt 30 giờ trong thời tiết giá lạnh. Anh Hữu cho hay, chiều 17.3, anh cùng 3 ngư dân khác lên tàu cá mang số hiệu NA 80209-TS, do ông Nguyễn Văn Cương (45 tuổi, ngụ cùng xã) làm thuyền trưởng, ra khơi đánh cá. Trên tàu cá lúc này, ngoài ông Cương, anh Hữu còn có ông Bùi Sỹ Nhất (48 tuổi) và anh Lê Tuấn Anh (20 tuổi, đều ngụ H.Quỳnh Lưu). Khi tàu cách đất liền khoảng hơn 20 hải lý, thuyền trưởng cho neo tàu để đánh bắt hải sản. Khi mới đánh bắt được 1 mẻ cá thì hệ thống máy tời bị hỏng, ông Cương chỉ đạo thuyền viên thu gom lưới để quay vào bờ sửa chữa. "Khoảng 3 giờ sáng 18.3, khi tàu cách đảo Mắt (Nghệ An) khoảng 6 hải lý thì gặp sự cố ống dẫn nước dưới khoang tàu. "Khi phát hiện ra thì nước đã tràn vào ngập máy. Tôi hoảng quá hét lên. Các anh trên tàu cố gắng gọi thuyền bạn và cơ quan chức năng ứng cứu nhưng nước ngập làm mất điện, hệ thống không phát được tín hiệu được nữa", anh Hữu kể. Chỉ khoảng 5 phút sau, tàu cá đã chìm. "Không ai kịp trở tay vì đêm rất tối. Tàu chìm, chúng tôi không kịp lấy áo phao để mặc nữa, chỉ lấy được 3 tấm xốp nắp đậy hầm đá làm phao", anh Hữu kể tiếp. Không đủ mỗi người một tấm xốp nên ông Cương cùng anh Tuấn Anh phải cùng nhau bám chung một tấm xốp. Giữa đêm tối mịt mùng và sóng biển rất lớn, 4 ngư dân nắm tay nhau động viên, chờ lực lượng cứu hộ. Tuy nhiên, theo anh Hữu, khoảng 1 tiếng sau, do sóng lớn, trời rét nên sức bị xuống nhanh, 4 ngư dân này buộc phải buông tay nhau ra. "Lúc đó trời rất tối nên không nhìn thấy nhau. Chúng tôi chỉ cố gắng nói to để động viên nhau cố gắng bình tĩnh. Một lúc sau thì không còn nghe tiếng ai nữa", anh Hữu kể. Trời sáng, quá lạnh và trôi dạt nhiều giờ nên anh Hữu kiệt sức, nhiều lần thấy tàu cá của ngư dân đi ngang qua, anh cố sức hét lên để cầu cứu nhưng không ai nghe thấy. Đến xế chiều cùng ngày, đói và mệt lả, anh Hữu nhặt được con cá chết nổi trên biển nên vội vàng xé cá ăn để lấy sức. "Đến sáng 19.3, tôi gần như kiệt sức, may vớ được chai nước trôi qua, mở ra vẫn còn mấy ngụm nước, uống nên cũng đỡ khát", anh Hữu nói. Trưa 19.3, phát hiện một tàu cá đi ngang qua, anh Hữu cố gắng dùng chút sức lực còn lại để bơi lại gần, cắt ngang trước mũi tàu kêu cứu và được các ngư dân trên tàu cá này phát hiện, đưa lên tàu. Trong số 3 ngư dân còn mất tích, anh Lê Tuấn Anh (20 tuổi), người trẻ nhất trong số 4 ngư dân. Ông Lê Văn Thân, bố của anh Tuấn Anh, cho biết con trai ông đang học chứng chỉ tàu Đông Nam Á để theo nghiệp phục vụ tàu vận tải. Tranh thủ thời gian chưa quay lại trường, Tuấn Anh xin đi làm thuê trên tàu cá này để có thêm thu nhập phụ giúp gia đình. Đây là chuyến ra khơi thứ 2 của Tuấn Anh. Ông Thân đang rất lo lắng cho con trai vì thời tiết trên vùng biển tàu cá này gặp nạn giá lạnh, sóng lớn. Kế bên nhà Tuấn Anh, chị Phạm Thị Thủy (39 tuổi, vợ ông Cương) cũng đang nóng ruột chờ tin chồng. "Chỉ hy vọng anh đã được tàu cá nào đó cứu lên rồi, nhưng vì đang yếu quá chưa gọi về thông báo cho vợ con được", chị Thủy cầu mong. Anh Phạm Văn Đăng, chủ tàu cá NA 80209-TS, cho biết sau khi xác định được vị trí tàu cá chìm trên biển, anh đã liên hệ đội trục vớt tàu ra đưa tàu lên vì nghi ngờ các thuyền viên có thể mắc kẹt trong tàu. Nhưng kế hoạch này đã tạm dừng sau khi anh Hữu được cứu sống. 30 tàu cá của ngư dân địa phương cũng đang phối hợp với các lực lượng chức năng đi tìm kiếm 3 ngư dân đang mất tích. Trung tá Nguyễn Ngọc Thìn, Trưởng đồn biên phòng Quỳnh Thuận, cho biết công tác tìm kiếm 3 ngư dân mất tích vẫn đang được các lực lượng chức năng và ngư dân địa phương triển khai tích cực. Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng và Bộ Tư lệnh cảnh sát biển cũng cử lực lượng, phương tiện phối hợp Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng Nghệ An mở rộng phạm vi tìm kiếm các ngư dân gặp nạn.Thay đổi màu tóc, thay đổi cuộc đời, những màu tóc sẽ gây bão tại Việt Nam
Năm 2016, UBND tỉnh Bình Định đã ban hành quyết định số 3818/QĐ-UBND về việc phê duyệt đề án bảo tồn và phát huy võ cổ truyền Bình Định giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2030. Đến năm 2022, UBND tỉnh ban hành tiếp quyết định số 556/QĐ-UBND về việc ban hành kế hoạch bảo tồn và phát huy võ cổ truyền Bình Định năm 2025.
Epic Games Store sắp tặng miễn phí game thủ thành cực hay
Chiều 31.12, đội Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM chạm trán đội Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, ở trận đấu thuộc khuôn khổ lượt đầu của nhóm 6 bảng E (vòng loại khu vực TP.HCM), giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam lần III - 2025 cúp THACO. Trước nhiệm vụ phải giành 3 điểm để nắm lợi thế trong cuộc đua đến ngôi đầu, đội bóng của HLV Phan Hoàng Vũ đã chơi cực kỳ quyết tâm.Trong hiệp 1, đội Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM gặp nhiều khó khăn và chỉ ghi được 1 bàn thắng. Nhưng đến hiệp 2, thầy trò HLV Phan Hoàng Vũ đã bất ngờ chơi bùng nổ. Chỉ trong 4 phút đầu của hiệp 2 (phút 41, 42 và 44), đội Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM đã ghi đến 3 bàn thắng, để vươn lên dẫn trước với tỷ số 4-0. Đây cũng là kết quả chung cuộc của trận đấu. Đội Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM có màn ra quân ấn tượng tại mùa giải 2025.HLV trưởng Phan Hoàng Vũ chia sẻ sau trận đấu: "Tôi hài lòng với kết quả của trận đấu này. Nhưng để tiến sâu vào giải thì đội phải cố gắng nỗ lực và cải thiện hơn nữa, đặc biệt là về mặt thể lực. Nhiều cầu thủ tới phút 70 có dấu hiệu bị chuột rút, thì nếu gặp những đối thủ mạnh thì sẽ rơi vào tình thế khó khăn".Theo HLV Hoàng Vũ, sức mạnh của đội Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM có phần suy giảm so với mùa giải năm 2024. Nhiều cầu thủ giàu kinh nghiệm, có khả năng thủ lĩnh, nhắc nhở đồng đội trên sân đã ra trường. "Trong đội hình chủ yếu là sinh viên năm 2, và có đến 7 bạn năm nhất và chỉ còn 2 bạn đang học năm 3. Để đội bóng thi đấu tốt thì cần phải có nhiều cầu thủ đạt độ chín muồi. Tuy nhiên, đội Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM sẽ nỗ lực hết mình để đạt được mục tiêu vào vòng chung kết giải", ông Vũ cho biết.Nhóm 6 có đội Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM, đội Trường ĐH Bách khoa (ĐHQG TP.HCM), đội Trường ĐH Quản lý và Công nghệ TP.HCM và đội Trường ĐH Sư phạm TP.HCM. Cuộc đua cho vị trí nhất nhóm 6 được dự báo sẽ rất khốc liệt giữa đội Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM và đội Trường ĐH Bách khoa (ĐHQG) TP.HCM. Trong 7 nhóm đấu ở vòng loại khu vực TP.HCM, chỉ có đội đứng nhất ở mỗi nhóm và đội nhì có thành tích tốt nhất sẽ giành quyền vào vòng play-off, tranh vé vào chơi vòng chung kết.Chiến thắng ấn tượng của đội Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM ở ngày ra quân cũng là màn khẳng định sức mạnh trước trận đấu được xem là "chung kết" của nhóm đấu. Ở lượt trận thứ 2 của nhóm 6, đội Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM sẽ chạm trán với đội Trường ĐH Bách khoa (ĐHQG TP.HCM), vào lúc 15 giờ ngày 6.1.
Với kinh nghiệm của bản thân, anh Hưng Võ chia sẻ thêm: "Trước khi tham gia giải chạy nên ngủ đủ giấc; hạn chế làm việc quá sức; không nên di chuyển nhiều dưới thời tiết khắc nghiệt; bổ sung thêm nguồn dinh dưỡng cần thiết, đầy đủ. Cần khởi động kỹ trước các buổi chạy. Trong thi đấu cần lắng nghe cơ thể. Nên hạ mục tiêu hoặc dừng cuộc đua nếu cảm thấy cơ thể có những báo hiệu quá sức, không đảm bảo an toàn. Nên nạp dinh dưỡng đều đặn, xuyên suốt cuộc đua. Khi chạy xong nên tiếp tục di chuyển nhẹ kết hợp hít thở sâu đều để phục hồi tích cực nhịp tim; đứng nơi thoáng mát để cân bằng thân nhiệt cơ thể; thay quần áo sạch, khô để tránh nhiễm lạnh. Đồng thời, bổ sung ngay năng lượng như đường, chất khoáng, protein dạng chất lỏng để cơ thể nhanh chóng phục hồi sau khi kết thúc đường chạy”.
'Độc chiêu' chữa 'bệnh run' cho thí sinh
Công an TP.Hà Nội đang điều tra vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản do TikToker Mr.Pips (tức Phó Đức Nam, 30 tuổi, trú tại Bà Rịa - Vũng Tàu) cầm đầu, liên quan đến giao dịch ngoại hối và chứng khoán phái sinh.Kết quả điều tra bước đầu xác định có hơn 2.600 bị hại, với số tiền đã nạp khoảng 50 triệu USD. Khi mới tham gia, nhà đầu tư sẽ được mời gọi các gói giao dịch giá trị thấp, rút tiền dễ dàng và có lãi. Sau đó, gói giao dịch nâng cấp dần, đến ngưỡng nhất định sẽ "cháy" tài khoản.Nhà đầu tư thua lỗ, thậm chí hết sạch tiền, các đối tượng tiếp tục lên kịch bản gieo hy vọng để họ nạp thêm tiền với mong muốn gỡ gạc. Đến khi nhà đầu tư không còn khả năng tài chính, mọi kênh liên lạc bị chặn.Tiến sĩ - thượng tá Đào Trung Hiếu, chuyên gia tội phạm học, cho rằng thủ đoạn phạm tội của đường dây lừa đảo Mr.Pips không mới, đã được cơ quan chức năng nhiều lần cảnh báo. Điểm mấu chốt khiến nạn nhân sập bẫy là sự thiếu hiểu biết cộng với tâm lý muốn làm giàu nhanh.Sau khi tạo ra sàn giao dịch quốc tế giả mạo, tiền ảo hoặc ngoại hối, các đối tượng sẽ lên kịch bản để tìm kiếm, lôi kéo người tham gia. Chiêu trò dễ thấy nhất là tạo dựng hình ảnh giàu có, thành công giả tạo, bằng việc khoe mẽ nhà lầu, xe sang trên mạng xã hội. Nếu thiếu kiểm chứng, không ít người cảm thấy choáng ngợp, thậm chí thán phục, rồi rơi vào tầm ngắm.Tiếp cận được nạn nhân, các đối tượng sẽ tung chiêu "lãi khủng", hứa hẹn lợi nhuận cao gấp nhiều lần lãi suất ngân hàng, chỉ trong thời gian ngắn và không cần tốn nhiều công sức. Nhưng thực tế cho thấy, bất kỳ hình thức đầu tư nào mà cam kết lãi suất cao, ổn định và không rủi ro thì đều có dấu hiệu lừa đảo.Một điểm cần lưu ý nữa, nạn nhân thông thường bị dụ dỗ tham gia các nhóm kín trên Telegram hoặc Zalo để chia sẻ "bí quyết đầu tư". Những nhóm này gồm nhiều tài khoản ảo do đối tượng lừa đảo tạo ra, liên tục tung hô nhau. Đối tượng cũng thường xuyên dùng các khái niệm chuyên ngành mơ hồ, tạo ra "mê cung" đánh lừa nạn nhân, nhất là những người không am hiểu tài chính. "Ban đầu, nạn nhân bị dụ bằng những gói đầu tư giá trị nhỏ, nhanh chóng sinh lời và rút tiền dễ dàng. Tiếp đó, nạn nhân sẽ bị mồi chài để nạp thêm tiền hoặc nâng cấp tài khoản. Đây là dấu hiệu rõ ràng của lừa đảo", thượng tá Hiếu phân tích.Luật sư Hà Công Tâm, Đoàn luật sư TP.Hà Nội, nhận định các vụ lừa đảo tài chính trực tuyến ngày càng tinh vi. Đối tượng thường lợi dụng triệt để sự phát triển của công nghệ thông tin, khi ai cũng có điện thoại thông minh.Thông qua các nền tảng mạng xã hội, việc tiếp cận trở nên dễ dàng hơn bao giờ. Các đối tượng lừa đảo dựng kịch bản, lập hội nhóm, mời chào, tư vấn, từng bước dụ dỗ người tham gia. Nạn nhân vì tin tưởng đây là các sàn giao dịch quốc tế uy tín nên xuống tiền mà không hề mảy may. Nhiều đường dây lừa đảo tài chính trên không gian mạng còn có thể can thiệp vào kết quả đầu tư, thắng hay thua đều do đối tượng cầm đầu quyết định.Để ngăn chặn thủ đoạn lừa đảo, thượng tá Đào Trung Hiếu kiến nghị cơ quan chức năng siết chặt hoạt động quảng cáo, đặc biệt là các quảng cáo liên quan đến đầu tư tài chính trên mạng xã hội; phối hợp với các nền tảng như TikTok, Facebook, YouTube gỡ bỏ và xử lý kịp thời các tài khoản có dấu hiệu lừa đảo.Đồng thời, công khai danh sách các sàn giao dịch, công ty, cá nhân có dấu hiệu lừa đảo để người dân biết và tránh xa. Thường xuyên đưa ra cảnh báo về các hình thức lừa đảo mới; tổ chức các buổi tuyên truyền về kiến thức tài chính, đầu tư cho người dân, đặc biệt ở vùng nông thôn và người trẻ; phát triển các chương trình giáo dục về đầu tư an toàn trong nhà trường…Vị thượng tá cũng kiến nghị hoàn thiện khung pháp lý và tăng mức xử phạt đối với tội phạm lừa đảo công nghệ cao; truy tố, xét xử nghiêm minh các đối tượng cầm đầu để tạo sự răn đe, phòng ngừa.Về phía người dân, ông Hiếu khuyến cáo chỉ nên tham gia đầu tư khi đã có hiểu biết rõ ràng về sản phẩm tài chính và thị trường, có thể tham khảo kiến thức từ các chuyên gia tài chính, chuyên gia pháp lý hoặc cơ quan quản lý nhà nước.Cần cảnh giác với những lời kêu gọi, hứa hẹn lãi suất cao, không có kênh đầu tư nào vừa sinh lời nhanh lại vừa an toàn tuyệt đối.Khi đầu tư vào bất cứ sàn giao dịch nào, phải xác minh giấy phép hoạt động; chỉ đầu tư vào các sàn giao dịch có giấy phép do cơ quan quản lý nhà nước hoặc tổ chức quốc tế uy tín cấp, tránh các sàn giao dịch nước ngoài không rõ nguồn gốc hoặc không chịu sự quản lý của pháp luật Việt Nam.