Xác minh hình ảnh người đàn ông cải trang đạo Hồi, đeo súng chạy xe ở Cần Thơ
Sàn thương mại điện tử ra đời nhằm tạo cơ hội cho các hộ dân và doanh nghiệp hoàn thiện sản phẩm, nâng cao năng lực, giá trị chất lượng hàng hóa; đồng thời, tham gia vào chuỗi phát triển của thương mại điện tử, giới thiệu và giao sản phẩm đến tận tay khách hàng.Cú sốc 12 loạt penalty, U.23 Indonesia tạo địa chấn loại Hàn Quốc, lần đầu vào bán kết
Kỳ vọng này dựa trên nhiều yếu tố. Thứ nhất, dù cuối tuần qua giá cà phê robusta trên sàn London hạ nhiệt nhưng mặt hàng cà phê arabica trên sàn New York tăng mạnh 5 phiên liên tiếp với tổng mức tăng đến 566 USD/tấn lên mốc 4.680 USD/tấn. Điều này cho thấy nhu cầu tiêu thụ và thu mua cà phê của thị trường đang rất cao. Trong khi đó, hiện thế giới chỉ có Việt Nam có cà phê để bán nên việc hạ nhiệt chỉ mang tính "kỹ thuật".
Kênh đầy rác, gây ô nhiễm
Đài ABC News đưa tin sau lễ tuyên thệ nhậm chức ngày 3.1, bà Sarah McBride trở thành nghị sĩ chuyển giới công khai đầu tiên của quốc hội Mỹ, khi giữ chức hạ nghị sĩ bang Delaware. Trước đó, bà từng là nhà lập pháp thuộc thượng viện tiểu bang Delaware, cũng là người chuyển giới đầu tiên hoạt động trong thượng viện cấp tiểu bang.Nhân vật khác là bà Julie Johnson trở thành nghị sĩ LGBTQ++ đầu tiên đến từ một bang miền nam, khi đại diện cho bang Texas tại hạ viện. Trước đây, bà từng làm việc cho cơ quan lập pháp Texas từ năm 2018. Trong chiến dịch tranh cử, bà đã nêu bật thành tích ủng hộ dự luật ngăn chặn tình trạng chống cộng đồng LGBTQ+. Trong khi đó, bà Emily Randall, nghị sĩ cấp tiểu bang Washington từ năm 2018, sẽ trở thành người LGBTQ+ gốc La tinh đầu tiên có mặt tại cơ quan lập pháp cao nhất nước Mỹ. Các chính sách mà bà Randall hướng đến bao gồm chăm sóc sức khỏe, công bằng trong giáo dục và bảo vệ các cộng đồng thiểu số.Theo trang Advocate, quốc hội Mỹ khóa 119 (năm 2025 - 2027) có 13 nghị sĩ LGBTQ+, bằng với con số kỷ lục của quốc hội khóa 118. Trong những năm gần đây, giới chức liên bang và địa phương tại Mỹ đã cảnh báo về gia tăng tình trạng bạo lực nhằm vào cộng đồng LGBTQ+. Tại quốc hội, bà McBride đã gặp một số phản đối từ đồng nghiệp, như việc hạ nghị sĩ bang Nam Carolina Nancy Mace từ đề xuất luật cấm phụ nữ chuyển giới sử dụng nhà vệ sinh nữ tại Đồi Capitol, nói rằng đây “hoàn toàn” là đề xuất để phản ứng việc bà McBride vào quốc hội. Dự luật này đã bị hủy.Theo luật của hạ viện, chủ tịch hạ viện Mỹ là người có quyền đưa ra những “quy định chung” đối với cơ sở vật chất của cơ quan này. Chủ tịch Hạ viện Mike Johnson từng nói phụ nữ chuyển giới không được sử dụng nhà vệ sinh nữ, phòng thay đồ nữ tại các tòa nhà hạ viện, dù chưa có văn bản cụ thể.Bà McBride nhấn mạnh: “Tôi không ở đây để đấu tranh cho vụ nhà vệ sinh. Tôi ở đây để đấu tranh cho người dân tại Delaware và để giảm gánh nặng chi phí lên các gia đình. Như những đồng nghiệp khác, tôi sẽ tuân thủ quy định do Chủ tịch Mike Johnson đặt ra, ngay cả khi tôi không đồng tình”.
Tờ Mint ngày 3.1 đưa tin viên kim cương 7,5 carat trị giá 20.000 USD (khoảng nửa tỉ đồng) mà Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi tặng Đệ nhất phu nhân Mỹ Jill Biden là món quà đắt tiền nhất mà gia đình Tổng thống Joe Biden nhận được từ các lãnh đạo nước ngoài trong năm 2023.Thông tin được công bố ngày 2.1 trong kê khai kế toán hằng năm của văn phòng lễ tân thuộc Bộ Ngoại giao Mỹ. Bên cạnh viên kim cương, Đệ nhất phu nhân Mỹ còn nhận chiếc trâm cài 14.063 USD từ đại sứ Ukraine, vòng tay, trâm cài và album ảnh trị giá 4.510 USD từ vợ chồng lãnh đạo Ai Cập.Tổng thống Biden nhận nhiều quà giá trị, gồm một album ảnh trị giá 7.100 USD của Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol, tượng chiến binh Mông Cổ 3.495 USD của Thủ tướng Mông Cổ, chiếc bát bạc 3.300 USD của Quốc vương Brunei, chiếc khay bạc 3.160 USD từ Tổng thống Israel và một khung tranh 2.400 USD từ Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky.Viên kim cương được để lại Cánh Đông của Nhà Trắng, văn phòng của đệ nhất phu nhân, để trưng bày trong khi các món quà khác được chuyển cho Cục Văn khố quốc gia.Theo luật, toàn bộ quà tặng trị giá hơn 480 USD phải được kê khai. Những món quà đắt tiền thường được trao lại cho Cục Văn khố hoặc được sử dụng để trưng bày. Lãnh đạo và các quan chức được tặng quà có quyền mua lại những món quà này với giá thị trường, dù chuyện này hiếm khi xảy ra, đặc biệt là với những món cao cấp.Cũng theo hồ sơ của Bộ Ngoại giao Mỹ, nhiều nhân viên Cục Tình báo trung ương (CIA) khai báo đã nhận những món quà giá trị như đồng hồ, nước hoa và trang sức. Tuy vậy, gần như toàn bộ số quà này bị tiêu hủy, ước tính trị giá hơn 132.000 USD.
Nhật Kim Anh: Tôi tiếc nuối vì không có một gia đình trọn vẹn
Những ngày qua, nhiều khán giả và là người dùng dịch vụ truyền hình trả tiền đã ngỡ ngàng khi 2 kênh nội dung VTV2 và VTV3 gián đoạn, sau đó... biến mất trong danh sách kênh tại một số nền tảng trả phí như FPT Play, MyTV hay TV360. Các kênh như VTV1, VTV4 tới VTV9, kênh Cần Thơ... vẫn xuất hiện và xem bình thường.Đến ngày 20.1, tình trạng này vẫn chưa được khắc phục. Lý do ban đầu được 3 nền tảng OTT trả phí đưa ra là chưa đạt được thỏa thuận với VTV. Còn trong thông báo mới nhất được Thời báo VTV đưa ra tối 19.1, VTV cho biết từ cuối năm 2024, đơn vị đã làm việc và trao đổi với các đối tác là những bên cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền về mô hình hợp tác mới, nhằm hài hòa giữa giá trị nội dung, chi phí đầu tư với lợi ích của khán giả cũng như doanh nghiệp."Đến nay đã có nhiều đơn vị thống nhất được với VTV về việc hợp tác tiếp phát sóng. Đối với các đơn vị vẫn chưa đạt được thỏa thuận, VTV không có cơ sở pháp lý cần thiết để duy trì cung cấp tín hiệu cho toàn bộ gói kênh", thông tin trên Thời báo VTV nêu.Sự việc này đang tạo nên làn sóng tranh luận ở cộng đồng người dùng bởi 2 kênh bị dừng là VTV2 (khoa học, công nghệ, giáo dục, cuộc sống) và VTV3 (thể thao, giải trí) diễn ra sau khi 13 kênh truyền hình của VTC cùng các kênh VOV, truyền hình Nhân Dân ngừng phát sóng từ ngày 15.1. Hiện các nền tảng truyền hình trả tiền như FPT Play, TV360, MyTV đang có hàng chục triệu người dùng trên cả nước, theo dõi ở các nền tảng từ TV tới thiết bị di động.Cũng theo Thời báo VTV, "kênh VTV luôn là gói kênh cơ bản của mọi dịch vụ truyền hình, đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút thuê bao và mang lại doanh thu lớn cho các doanh nghiệp viễn thông. Tuy nhiên, chi phí bản quyền mà các đơn vị cung cấp dịch vụ truyền hình đang chi trả cho VTV chưa phản ánh đúng giá trị mà nội dung của VTV mang lại cho các đơn vị truyền hình trả tiền".Sau khi xảy ra tình trạng mất kênh, không ít người dùng hoang mang khi đã thanh toán phí truyền hình với các bên, tuy nhiên vẫn có nguy cơ không thể theo dõi đầy đủ các chương trình trên những nền tảng trực tuyến tới hết Tết Nguyên đán, khi thời gian từ nay tới trước khi nghỉ tết còn quá ít, khó có thể đủ để các bên đi đến một thỏa thuận chung. "Điều này có thể làm ảnh hưởng đến hàng triệu hộ gia đình đã đăng ký và trả tiền thuê bao dịch vụ", một chuyên gia nhận định.Một số ý kiến cho rằng việc VTV và doanh nghiệp đàm phán về bản quyền là mối quan hệ kinh tế của các bên, việc tắt sóng cần có lộ trình, thông báo cụ thể để không gây ảnh hưởng đến người tiêu dùng nói chung, đặc biệt ở thời điểm cận Tết Nguyên đán, thay vì đột ngột thực hiện gây tác động tới kế hoạch và thói quen của các hộ gia đình có nhu cầu theo dõi truyền hình. Hiện tại, để theo dõi VTV2 và VTV3 trên nền tảng OTT, người dùng có thể sử dụng phần mềm VTV Go, hệ thống truyền hình số mặt đất DVB-T2, hoặc số ít nền tảng truyền hình trả tiền đã đạt được thỏa thuận.Báo cáo mới nhất của Bộ Thông tin và Truyền thông cho thấy số lượng thuê bao truyền hình trả tiền tăng từ 18,3 triệu (năm 2023) lên 21,2 triệu tới hết năm 2024, tương đương tăng 14%. Trong khi đó, thuê bao dịch vụ truyền hình qua internet (OTT) cũng ghi nhận tăng trưởng từ 5,56 triệu lên 7,4 triệu, tương đương 33%.