Cúp truyền hình: Nguyễn Hoàng Sang tạo ấn tượng mạnh ở chặng vượt đèo Khánh Lê
Hôm nay, chúng ta sẽ cùng giao lưu với những người trẻ giỏi giang, tràn đầy nhiệt huyết đó tại chương trình giao lưu trực tuyến "Tuổi trẻ Việt Nam – Những câu chuyện đẹp" với chủ đề "Tuổi trẻ Việt Nam xung kích, sáng tạo, góp phần đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên mới" do T.Ư Đoàn chỉ đạo triển khai, Báo Thanh Niên tổ chức thực hiện.Chương trình sẽ được phát trực tuyến vào lúc 14 giờ tại địa chỉ thanhnien.vn, fanpage Facebook, kênh YouTube của Báo Thanh Niên; Cổng thông tin điện tử T.Ư Đoàn, Ban Tuyên giáo T.Ư Đoàn.Đó là PGS.TS Vòng Bính Long, Phó trưởng Khoa Kỹ thuật Y sinh, Trường ĐH Quốc tế, ĐH Quốc gia TP.HCM; nguyên Chủ nhiệm Câu lạc bộ Các nhà khoa học trẻ TP.HCM; Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu, đạt giải thưởng Khoa học công nghệ "Quả Cầu Vàng". Anh Long đã dành trọn thanh xuân của mình để cống hiến cho cộng đồng thông qua các công trình nghiên cứu của mình.Tại chương trình, anh Long sẽ kể về niềm đam mê nghiên cứu cũng như cơ duyên đưa anh đến với các công trình nghiên cứu khoa học. Anh cũng sẽ chỉ ra những khó khăn mà người trẻ có thể gặp phải khi đến với con đường nghiên cứu khoa học, cùng với đó là những kinh nghiệm, bí quyết để vượt qua. Đồng thời, nhiều sinh viên có niềm đam mê nghiên cứu khoa học, ấp ủ mơ ước trở thành nhà khoa học tương lai, họ mong được PGS.TS Vòng Bính Long truyền cảm hứng. Tại chương trình anh Long cũng sẽ có những chia sẻ truyền cảm hứng cho thanh niên, sinh viên trên con đường nghiên cứu khoa học.Chúng ta cũng sẽ được giao lưu với bác sĩ Hà Thanh Đạt, Phó chủ tịch Hội thầy thuốc trẻ TP.HCM, Bí thư Đoàn Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch. Bác sĩ Đạt sẽ có những nhìn nhận về tính "xung kích" và "sáng tạo" trong đội ngũ bác sĩ trẻ hiện nay. Bên cạnh đó là những đóng góp sáng tạo của đội ngũ y bác sĩ trẻ trong việc phát triển những ứng dụng công nghệ cao đưa nền y học nước nhà bước vào kỷ nguyên mới…Chương trình còn có sự tham gia của Phạm Ngọc Quý, Chủ tịch Hội Sinh viên Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM. Quý sẽ kể cho chúng ta về hành trình dãi nắng dầm mưa, xung kích với các chiến dịch thanh niên tình nguyện trong suốt quãng đời sinh viên của mình. Nổi bật nhất có thể nhắc đến công trình đi tìm nguồn nước và kéo nước sạch từ trên đầu nguồn về cho người dân vùng khát ở H.Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên. Và Quý là chỉ huy trưởng của chiến dịch này.Để thực hiện được công trình này, Quý cùng đội sinh viên tình nguyện của trường đã phải băng rừng, lội suối, mở đường để kéo ống từ trên đầu nguồn ở Vực Tròn cho nước tự chảy về tận nhà của từng hộ dân. Một vấn đề nan giải và đầy trăn trở của chính quyền địa phương bao nhiêu năm nay, nhưng với sức trẻ và sự quyết tâm cao độ, sinh viên tình nguyện đã mang được nguồn nước hạnh phúc về cho người dân vùng khát.Đồng thời, Quý cũng sẽ có những chia sẻ về dự án tiếp tục cống hiến cho cộng đồng trong thời gian sắp tới.Hãng xe Tây Ban Nha làm xe máy điện, mỗi lần sạc đầy đi được 172 km
Trong những năm gần đây, sự phát triển vượt bậc của công nghệ không chỉ định hình lại các ngành công nghiệp và cấu trúc xã hội mà còn thay đổi chính bản chất tồn tại của con người. Tốc độ đổi mới công nghệ không có dấu hiệu chậm lại và năm 2025 hứa hẹn sẽ là một năm có nhiều đột phá hơn nữa. Việc tiếp cận và thích ứng nhanh với những xu hướng công nghệ này sẽ giúp các tập thể và cá nhân định vị phát triển và tạo ra lợi thế cạnh tranh trong tương lai. Sau đây chúng ta cùng tìm hiểu 4 xu hướng công nghệ sẵn sàng định hình lại thế giới và tác động đến cuộc sống của chúng ta theo những cách khác nhau vào năm 2025.Công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) hiện phát triển với tốc độ chóng mặt. Khi AI tạo sinh đang dần trở nên quen thuộc, một khái niệm mới xuất hiện là Agentic AI (tác nhân AI). Công nghệ tiên tiến này không chỉ là một thuật ngữ mới trong ngành mà còn là một bước đột phá, hứa hẹn sẽ thay đổi cách AI được ứng dụng trên nhiều lĩnh vực trong đời sống, theo trang web Advanced Television. Vào năm 2025, AI sẽ không chỉ là một công cụ mà nó còn sẽ là một cộng tác viên. Nhiều công cụ hỗ trợ AI đang được sử dụng hiện nay dựa trên các quy tắc hoặc tập dữ liệu tĩnh. Tác nhân AI có thể liên tục học hỏi từ các dữ liệu đầu vào của người dùng và tích hợp thông tin theo ngữ cảnh. Sau đó, tác nhân AI có thể tự đưa ra quyết định mà ít, thậm chí là không cần sự giám sát hay can thiệp của con người.Bên cạnh đó, các tác nhân AI có khả năng cách mạng hóa cách các doanh nghiệp xử lý các hoạt động hằng ngày. Chúng có thể tự động quản lý chuỗi cung ứng, tối ưu hóa lượng hàng tồn kho, dự báo nhu cầu và giải quyết các kế hoạch hậu cần phức tạp. Bằng cách xử lý khối lượng dữ liệu khổng lồ và đưa ra quyết định theo thời gian thực, chúng có thể cải thiện đáng kể hiệu quả hoạt động và giảm chi phí cho doanh nghiệp.Tiến sĩ Thomas King, Giám đốc công nghệ của công ty điều hành trung tâm kết nối mạng Internet De-Cix (Đức) nhận định: "Việc tạo ra giá trị thông minh đòi hỏi các công nghệ thông minh tương đương. AI không chỉ hỗ trợ quản lý mạng thông minh hơn mà còn hỗ trợ xuất sắc các hoạt động trong mọi lĩnh vực của ngành viễn thông. Từ tối ưu hóa mạng đến hiệu quả năng lượng, phát hiện gian lận và dịch vụ khách hàng, các giải pháp thông minh có thể cải thiện mọi quy trình kinh doanh".Mặc dù triển vọng của tác nhân AI rất lớn, nhưng chúng cũng có những thách thức tiềm ẩn. Những cân nhắc về mặt đạo đức, quyền riêng tư, bảo mật dữ liệu, sự thiên vị và đảm bảo các hệ thống này đưa ra quyết định phù hợp với các giá trị của con người. Do đó, điều quan trọng là phải đảm bảo rằng các tác nhân AI không gây hại hoặc thao túng một số nhóm hoặc thị trường nhất định.Ngoài ra, một vấn đề khác không thể bỏ qua là tác động tiềm tàng của tác nhân AI đối với thị trường việc làm. Mặc dù công nghệ này hứa hẹn tạo ra những cơ hội mới và nâng cao năng suất, nhưng nó cũng có thể thay thế một số công việc nhất định, đòi hỏi lực lượng lao động phải thay đổi kỹ năng và nâng cao trình độ để không bị đào thải.Cuộc đua thống trị internet vệ tinh toàn cầu đang nóng bỏng hơn bao giờ hết. Internet vệ tinh đã thay đổi cục diện cuộc chơi đối với khả năng kết nối và tính khả dụng của mạng ngày nay. Các vệ tinh ở quỹ đạo trái đất thấp (LEO) sẽ sớm cung cấp cho con người khả năng kết nối ở khắp mọi nơi mà không cần điện thoại thông minh hay cơ sở hạ tầng internet sẵn có. Giám đốc điều hành De-Cix Ivo Ivanov cho hay: "Công nghệ truyền dẫn vệ tinh mang đến hy vọng mới từ không gian cho hàng tỉ người hiện đang chịu nhiều bất lợi do khả năng tiếp cận internet hạn chế hoặc không có. Đó là lý do tại sao năm 2025 sẽ chứng kiến cuộc đua internet không gian nóng lên". Với sự khởi đầu sớm, Mỹ hiện dẫn đầu đáng kể về số lượng vệ tinh trên quỹ đạo. Theo Reuters, Starlink của tập đoàn SpaceX (Mỹ) là mạng lưới Internet vệ tinh băng thông rộng giá trị và lớn nhất thế giới hiện nay, có vùng phủ sóng mạnh nhờ vào 5.200 vệ tinh đang hoạt động trong số hơn 6.000 vệ tinh được phóng lên LEO. Không kém cạnh, Trung Quốc đang hướng tới quy mô khoảng 50.000 vệ tinh trên 4 dự án internet LEO của mình, gồm dự án Thiên Phàm với 14.000 vệ tinh, chùm 12.992 vệ tinh của China Satellite Network, chùm 10.000 vệ tinh của Lanjian Aerospace và chùm 13.000 vệ tinh của Quốc Võng. Ngoài 2 cường quốc trên, Ấn Độ, Nga và các quốc gia châu Âu khác cũng đang nỗ lực gia nhập đường đua internet vệ tinh. Theo Hoàn Cầu thời báo dẫn lời ông Zhang Rui, thành viên Hiệp hội nghiên cứu thị trường Trung Quốc đánh giá: "Tương lai của internet vệ tinh có thể sẽ chứng kiến sự cạnh tranh khốc liệt giữa Mỹ, Trung Quốc, Liên minh châu Âu và Nga. Đây là những nền kinh tế lớn duy nhất có năng lực tích hợp trong sản xuất vệ tinh, phóng, thiết bị mặt đất và dịch vụ vận hành".Theo trang web Medium, ngành công nghiệp xe tự lái đang trên đà tăng trưởng bùng nổ, với dự đoán thị trường sẽ vượt quá 400 tỉ USD vào năm 2035. Các công ty như Tesla (Mỹ), Honda (Nhật Bản), Mercedes-Benz (Đức), Baidu và Didi Chuxing (Trung Quốc)... đang nỗ lực không ngừng để phát triển loại xe tự lái. Do đó, năm 2025 có thể sẽ chứng kiến sự tăng tốc đáng kể trong cuộc đua này.Một trong những yếu tố chính thúc đẩy sự tăng trưởng này là những tiến bộ do AI thúc đẩy trong học máy và thị giác máy tính, cho phép xe di chuyển trong các môi trường phức tạp với ít hoặc không có sự can thiệp của con người. Nếu phổ biến, xe tự lái có thể góp phần quan trọng trong việc giải quyết vấn đề an toàn đường bộ, giảm tắc nghẽn giao thông và giảm lượng khí thải ra môi trường. Những đổi mới này sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy công nghệ tự động, định hình trải nghiệm lái xe trong tương lai cũng như mở ra kỷ nguyên mới về khả năng di chuyển thông minh hơn và kết nối hơn. Tỉ phú Elon Musk, CEO của hãng xe điện Tesla (Mỹ) từng chia sẻ chúng ta chỉ còn cách công nghệ tự động hoàn toàn chỉ vài năm nữa. "Bạn có thể ngủ thiếp đi và thức dậy ở đích đến", theo The New York Times dẫn lời ông Musk hồi tháng 10.2024. Mặc dù xe tự lái đã đạt được nhiều tiến bộ vượt bậc, nhưng để phổ biến trên đường phố, cần vượt qua các thách thức về kỹ thuật, pháp lý, xã hội và kinh tế. Ngoài ra, việc xây dựng niềm tin từ người dùng và đảm bảo an toàn trong mọi tình huống cũng là yếu tố quyết định sự thành công của công nghệ này. 4. Robot hình người phổ biến trong các nhà máy và hộ gia đìnhTheo Advanced Television, robot hình người đã có những bước tiến vượt bậc. Quy mô thị trường toàn cầu cho robot hình người được dự báo sẽ đạt gần 10 tỉ USD vào năm 2030. Chúng dự kiến sẽ phổ biến tại các hộ gia đình và nơi làm việc vào năm 2025.So với robot công nghiệp có thể chỉ làm một nhiệm vụ, thì các robot mang hình dáng con người có thể di chuyển, làm việc bên cạnh con người với các thao tác cơ bản như mang vác, lắp ráp, chọn lựa đồ vật để di chuyển... Thường tích hợp công nghệ AI, robot dễ lập trình, điều chỉnh để thực hiện nhiều loại tác vụ, thích hợp cho môi trường doanh nghiệp cũng như sử dụng trong gia đình.Tiến sĩ Thomas King cho biết: "Cùng với khả năng học hỏi từ con người, khả năng tải xuống các kỹ năng mới từ đám mây hoặc chia sẻ chúng giữa các robot khác nhau sẽ làm tăng đáng kể tính linh hoạt và khả năng sử dụng của robot".Trong năm 2024, nhiều nhà sản xuất đang thử nghiệm và cạnh tranh khốc liệt để sớm có sản phẩm thương mại hóa. Dự kiến robot hình người sẽ được sản xuất hàng loạt tại Trung Quốc vào năm 2025, Mỹ và châu Âu vào năm 2026 , theo Advanced Television.
Chủ tịch công ty vàng: Vừa ăn tết vừa chuẩn bị hàng cho ngày vía Thần Tài
Theo khảo sát mới nhất, có đến 88% độc giả Báo Thanh Niên tin rằng đội tuyển Việt Nam sẽ giành chiến thắng trước Thái Lan ở chung kết lượt đi AFF Cup 2024, diễn ra lúc 20 giờ ngày 2.1.2025. Tỷ lệ độc giả tin thầy trò HLV Kim Sang-sik hòa, thua là giống nhau: 6%. Những con số này được tính đến 18 giờ ngày 31.12. Không khó hiểu khi niềm tin dành cho đội tuyển Việt Nam ngày càng lớn. "Những chiến binh sao vàng" chơi tốt hơn, tự tin hơn qua từng trận. Nguyễn Xuân Son hòa nhập rất nhanh với các đồng đội mới. Lối chơi mà HLV Kim Sang-sik đang xây dựng cũng được vận hành trơn tru. Bằng chứng là đội tuyển Việt Nam đã thắng Singapore ở bán kết một cách thuyết phục, với tổng tỷ số là 5-1. Niềm tin dành cho đội tuyển Việt Nam cũng được thể hiện rõ rệt ở Phú Thọ. Trước trận bán kết lượt về, người hâm mộ xếp hàng từ sớm, chen chúc nhau để có được tấm vé vào sân. Trước thềm chung kết lượt đi, người hâm mộ cũng đến sân tập rất đông để theo dõi thầy trò HLV Kim Sang-sik tập luyện. Chiều 31.12, đội tuyển Việt Nam tiếp tục có thêm buổi tập để chuẩn bị cho trận gặp đội tuyển Thái Lan. Đây là buổi tập cuối cùng của năm 2024.Khi duy trì được phong độ tốt, tâm trạng của các cầu thủ cũng rất vui vẻ thoải mái. Gương mặt của cả HLV Kim Sang-sik lẫn dàn tuyển thủ Việt Nam đều toát lên sự hứng khởi. Bạn có thể chọn 1 mục. Bình chọn của bạn sẽ được công khai.Việt Nam thắng Thái LanViệt Nam hòa Thái LanViệt Nam thua Thái LanAsean Mitsubishi Electric Cup 2024 được trình chiếu trực tiếp và trọn vẹn trên FPT Play, tại: http://fptplay.vn
Kết quả trên được đưa ra bởi Ookla - đơn vị phát triển công cụ đo tốc độ mạng Speedtest. Theo dữ liệu ghi nhận được, tốc độ mạng internet di động của Việt Nam đã tăng 7,7% so với tháng trước, xếp hạng 19 thế giới, vượt qua các quốc gia như Ấn Độ, Pháp và Phần Lan. Ở khu vực Đông Nam Á, Việt Nam đứng thứ ba, chỉ sau Malaysia (168,94 Mbps, vị trí 12 thế giới) và Singapore (160,56 Mbps, vị trí 15). UAE tiếp tục giữ vị trí dẫn đầu toàn cầu với tốc độ mạng di động lên đến 543,91 Mbps.Mạng internet cố định tại Việt Nam cũng có sự cải thiện, đạt tốc độ trung bình 164,77 Mbps, xếp hạng 35 thế giới. Tuy nhiên, vẫn còn khoảng cách đáng kể so với những quốc gia dẫn đầu trong khu vực như Singapore (345,33 Mbps) hay Thái Lan (238,41 Mbps).Trước đó, báo cáo tháng 1.2025 từ Ookla cho thấy tốc độ mạng di động tại Việt Nam đã đạt mức 134,19 Mbps, tăng 54%, từ 86,96 Mbps của tháng 12.2024 và cách Top 20 khoảng 3 Mbps.Với tốc độ phát triển hiện tại, Việt Nam đang nhanh chóng bắt kịp các quốc gia hàng đầu thế giới về mạng internet di động, đặc biệt trong việc triển khai 5G. Dự kiến, khi MobiFone gia nhập cuộc đua 5G và các nhà mạng tiếp tục mở rộng vùng phủ sóng, tốc độ mạng di động của Việt Nam có thể tiếp tục tăng cao trong năm 2025.Việc thương mại hóa 5G trong những tháng cuối năm 2024 được xem là động lực chính giúp tốc độ internet di động tại Việt Nam tăng trưởng đột biến. Trước thời điểm này, vào tháng 9.2024, Ookla ghi nhận tốc độ internet di động trung bình của Việt Nam chỉ đạt 54,17 Mbps và đứng thứ 51 thế giới. Sau gần 6 tháng triển khai 5G, con số này đã tăng gần ba lần, giúp Việt Nam thăng hạng 32 bậc.Cùng lúc, dữ liệu từ iSpeed - công cụ đo tốc độ mạng của Bộ Khoa học và Công nghệ - cũng cho thấy sự bứt phá của 5G tại Việt Nam. Trong tháng 2.2025, tốc độ tải xuống trung bình của mạng 5G đạt 187,58 Mbps, nhanh gần gấp ba lần mức 65,61 Mbps của mạng internet di động thông thường.Dữ liệu của Ookla cho thấy khả năng sử dụng 5G tại Việt Nam tăng mạnh từ gần 0% vào tháng 9.2024 lên 31,9% vào tháng 2.2025, phản ánh sự mở rộng nhanh chóng của phạm vi phủ sóng.Cùng với việc mở rộng hạ tầng, các nhà mạng lớn tại Việt Nam cũng triển khai các gói cước ưu đãi để thu hút người dùng chuyển đổi sang 5G. Hiện tại, người dùng có lựa chọn gói cước rẻ nhất là 10.000 đồng/ngày để sử dụng 5G. Tổng số thuê bao 5G trên cả nước hiện ước đạt hơn 8 triệu và con số này có thể tăng nhanh hơn nữa khi trong quý 1, đầu quý 2 có thêm một nhà mạng triển khai công nghệ mạng mới.Sự cải thiện này không chỉ mang lại lợi ích cho người dùng cá nhân mà còn tạo ra động lực lớn cho các ngành công nghiệp phụ thuộc vào kết nối tốc độ cao như thương mại điện tử, công nghệ tài chính (fintech) và thành phố thông minh, sản xuất thông minh. Trong bối cảnh chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ, việc đầu tư và phát triển hạ tầng 5G sẽ giúp Việt Nam gia tăng khả năng cạnh tranh trên trường quốc tế.
Khổ vì đường ngập, hỏng nặng
Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM là một trong 24 đội của bảng E tại khu vực TP.HCM - Đồng Nai