Cảnh sát Mỹ chuyển sang dùng xe điện
Theo Tom's Hardware, Google đã phát triển thành công một con chip quang tử giúp triển khai mạng internet không dây. Hệ thống này sử dụng các cầu ánh sáng được lắp đặt cách nhau 1 km cho phép truyền tải dữ liệu với tốc độ lên tới 10 Gbit/giây (Gbps). Nếu thành công, giải pháp này có thể thay thế cáp quang và thậm chí cả dịch vụ internet vệ tinh Starlink.Dự án mang tên Taara, có nghĩa là "ngôi sao" trong tiếng Phạn, được phát triển từ công nghệ máy thu phát ánh sáng ban đầu được thiết kế cho dự án Loon của Google. Mặc dù dự án với mục tiêu cung cấp internet cho các khu vực thưa dân bằng khinh khí cầu này đã bị đóng cửa, nhưng những công nghệ hứa hẹn từ đó đã được ứng dụng vào Taara.Mahesh Krishnaswamy, quản lý dự án Taara, cho biết: "Sợi quang là tiêu chuẩn vàng cho kết nối tốc độ cao, nhưng thường quá đắt đỏ và không thực tế cho nhiều khu vực". Giải pháp này hứa hẹn sẽ giúp ích cho những người không thể lắp đặt cáp quang, cũng như cư dân ở những khu vực đông dân cư nơi Starlink không hiệu quả.Cầu ánh sáng Taara thế hệ đầu tiên có chiều dài khoảng 76 cm, sử dụng nhiều gương và thiết bị hiệu chuẩn có khả năng truyền dữ liệu với tốc độ 20 Gbps trên khoảng cách 20 km. Hiện tại, máy thu phát Taara đã được thu nhỏ đến kích thước chỉ bằng một móng tay (13 mm), với tốc độ truyền tải 10 Gbps trên khoảng cách 1 km. Điều này không chỉ giúp giảm kích thước mà còn giảm đáng kể chi phí sản xuất.Krishnaswamy nhấn mạnh rằng nhóm Taara hình dung một tương lai mà khả năng kết nối không bị giới hạn bởi cáp hoặc chi phí cao. Nhóm nghiên cứu đang hướng tới việc giảm thiểu kích thước và độ phức tạp của hệ thống, từ đó giảm chi phí kết nối và tạo ra hiệu ứng mạng lưới trong ngành.Đáng chú ý, công nghệ Taara đã chứng minh tính hiệu quả trong thực tế với việc triển khai thành công tại nhiều khu vực trên thế giới, bao gồm vùng Caribe và các trung tâm đô thị ở Ấn Độ nơi chưa có hỗ trợ 5G.Bước tiếp theo trong quá trình phát triển của Taara là nghiên cứu thiết kế chip mới, với kế hoạch mở rộng phạm vi và thông lượng của thiết bị bằng cách tạo ra phiên bản có hàng nghìn bộ phát.Nắng nóng, ‘vua’ nha đam thu lãi hơn 1 triệu USD
Theo quy định mới của Chính phủ, từ ngày 1.1.2025, cá nhân, tổ chức cung cấp thông tin phản ánh về vi phạm giao thông sẽ được thưởng đến 5 triệu đồng một vụ việc. Theo Khoản 1 Điều 16 Nghị định 135/2021/NĐ-CP, người dân có thể gửi trực tiếp clip vi phạm cho đơn vị Cảnh sát giao thông nơi xảy ra vụ việc hoặc gửi qua thư điện tử, đường bưu điện hoặc phần mềm kết nối, chia sẻ dữ liệu. Một trong những ứng dụng được khuyến nghị là VNeTraffic - Ứng dụng giao thông thông minh Việt Nam.Dù đã được phát hành nhiều năm trước, nhưng mới đây VNeTraffic mới được nhiều người chú ý và đang đứng đầu bảng xếp hạng ứng dụng được tải nhiều nhất Việt Nam, trên App Store. Trên kho ứng dụng của Google, ứng dụng đang có hơn 100.000 lượt tải xuống. Bản cập nhật mới nhất của VNeTraffic là hai tuần trước, bổ sung các tính năng mới như: Tra cứu vi phạm giao thông; Phản ánh vi phạm; Bản đồ giao thông. Sau khi tải ứng dụng VNeTraffic về máy, người dùng cần đăng ký tài khoản bằng cách quét mã QR trên căn cước công dân, xác thực bằng số điện thoại. Ứng dụng có chức năng đăng nhập bằng tài khoản VNeID nhưng hiện tại chưa khả dụng. Người dùng cần đăng nhập bằng số căn cước hoặc số định danh công dân.Tại màn hình chính của ứng dụng, người dùng chọn Tạo phản ánh hoặc ấn vào biểu tượng dấu + ở cạnh dưới màn hình, sau đó điền các thông tin về loại vi phạm giao thông, thời gian, địa điểm, nội dung. Sau đó chọn tải ảnh hoặc video. Ứng dụng cho phép tải tối đa 3 ảnh hoặc video, không quá 20 MB.Một số lưu ý khi gửi clip vi phạm là nội dung phản ánh phải dùng tiếng Việt. Thông tin của người phản ánh sẽ được cơ quan chức năng bảo mật. Người dân có thể kiểm tra trạng thái, thống kê các phản ánh trong mục Danh sách phản ánh. Ở đây ngoài những nội dung đã gửi, hệ thống còn cập nhật về trạng thái của những phản ánh đã tiếp nhận, đã trả lời.Một tính năng hữu dụng trên VNeTraffic là Tra cứu vi phạm. Tại đây người dùng có thể kiểm tra nhanh vi phạm phạt nguội bằng cách nhập biển số xe ô tô, xe máy. Tại giao diện chính của ứng dụng, người dùng chọn mục Tra cứu vi phạm, sau đó nhập biển số xe, ấn kiểm tra. Nếu không bị phạt nguội, ứng dụng sẽ thông báo biển số chưa từng vi phạm. Nếu đã bị phạt nguội, ứng dụng sẽ hiển thông tin chi tiết về màu biển số xe, loại phương tiện, lỗi, thời gian, địa điểm vi phạm, trạng thái xử lý, đơn vị phát hiện, đơn vị xử lý, địa chỉ. Nếu vi phạm nhiều hơn một lần, ứng dụng cũng liệt kê cả những lần vi phạm trước đó để người dùng theo dõi. Người dùng cần lưu ý khi nhập thông tin biển số xe thì viết liền cả dãy chữ và số, không viết cách, không dùng dấu chấm.Mặc dù đang đứng top đầu ứng dụng được tải nhiều trên App Store nhưng VNeTraffic vẫn đang ở bản thử nghiệm 1.1.7. Nhiều người dùng phản ánh ứng dụng vẫn khó đăng nhập, không tạo được tài khoản bằng cách quét mã QR trên căn cước công dân. Ngoài ra dù được giới thiệu là dịch vụ công, thuộc bản quyền của Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an), VNeTraffic vẫn chưa được Google cấp chứng nhận là ứng dụng công quốc gia như VNeID hay VssID.
8 giờ 30 sáng nay 16.4: Báo Thanh Niên tổ chức tọa đàm 'Xây dựng Mang Yang - Gia Lai thành thiên đường bò sữa'
Mạng xã hội chia sẻ đoạn clip với dòng trạng thái của một chủ tiệm áo cưới: "Cô dâu, chú rể lưu ý trước khi trả áo vest cho studio kiểm tra kỹ nha. Chú rể để quên trong áo vest em giặt mới biết ướt sũng. Em đã liên hệ gửi lại dâu rể nha". Kèm với đó là hình ảnh những chiếc phong bì mừng cưới bị ướt sũng vì chú rể bỏ quên trong túi, chủ tiệm mang đi giặt sau khi nhận lại. Nhiều người cho rằng việc trả lại cho chú rể là điều đáng hoan nghênh và quan trọng hơn là chú rể biết được tiền mừng cưới của khách mời, tránh những hiểu lầm đáng tiếc.Tài khoản Quỳnh Phương bình luận: "Làm ăn có tâm thì phúc đức sẽ đến với gia đình bạn". Bạn Lưu Ly viết: "Cái này trả lại là đúng, nhiều người mà tham là tự hủy tiệm. Cô dâu, chú rể kiểm tiền thấy những người đi mà không có phong bì dần nhớ ra ngay để trong áo". Chủ tiệm trong câu chuyện trên là chị Triệu My (26 tuổi, ở Q.Hà Đông, Hà Nội). Chị My cho biết, chú rể trả áo vest vào ngày 4.3 nhưng vì bận nên hai ngày sau chị mới mang đi giặt. Khi giặt, chị phát hiện trong túi áo có nhiều phong bì, ngay lập tức báo trả lại cho khách hàng. "Nếu chú rể không thấy phong bì, những khách mời đó sẽ mang tiếng đi dự đám cưới không có quà. Hơn nữa, nếu mình không trả lương tâm sẽ bị cắn rứt, không cho phép giữ lại. Chú rể không biết quên phong bì đến khi mình báo mới nhớ ra. Mình liên lạc lại và chú rể đã đến tiệm nhận lại", chị My chia sẻ. Chị My cho hay, đây là lần đầu tiên gặp trường hợp khách bỏ quên phong bì trong quần áo. Những lần trước họ chỉ quên những vật dụng không có giá trị cao. Bạn chị cũng gặp tình trạng này, có người còn bỏ quên cả vàng trong áo vest. Khi giặt áo, chị chụp lại số lượng phong bì có trong áo để gửi ngay cho cô dâu, chú rể. Chị nghĩ việc trả lại là điều nên làm và xem đây cũng là cách khiến khách hàng tin tưởng khi sử dụng dịch vụ. "Mình cũng không quan tâm số tiền bên trong là bao nhiêu. Hiện mình có hai cửa hàng, một nơi dùng để đào tạo nghề make-up, một nơi làm studio cho thuê trang phục cưới hỏi. Mình luôn cố gắng mang lại sự hài lòng cho khách hàng", chị My bày tỏ. Chú rể Văn Đạt (ở Hà Nội) cho biết, đám cưới được tổ chức vào ngày 2.3 và anh mang trả trang phục khi xong việc. Vợ chồng anh không biết số phong bì bỏ quên trong áo vest, khi chủ tiệm áo cưới gọi báo thì cả hai đều bất ngờ. "Mình đã nhận lại số phong bì đó. 5 chiếc phong bì bên trong có khoảng 2 triệu đồng. Bản thân mình rất hài lòng khi sử dụng dịch vụ ở tiệm cưới", chú rể nói.
Ngày 4.1.2025, Công an tỉnh Đồng Nai cho biết Phòng Cảnh sát hình sự vừa triệt phá đường dây lừa đảo bằng hình thức đầu tư tiền ảo đa cấp, bắt giữ Trần Minh Quang (41 tuổi, nghi phạm cầm đầu), Nguyễn Trung Nam (42 tuổi), Lương Hoài Nam (39 tuổi, đều ở Đồng Nai) và Nguyễn Xuân Toàn (32 tuổi, ở Bình Thuận).Theo điều tra ban đầu, Trần Minh Quang, Nguyễn Trung Nam, Lương Hoài Nam và Nguyễn Xuân Toàn đã lập website tiền ảo, đặt tên đồng tiền ảo là "BINCOIN".Trên website này, Quang cùng đồng bọn viết bài giới thiệu và cắm mốc vị trí công ty trên Google Maps tại Dubai (Các tiểu vương quốc Ả Rập Thống Nhất) nhằm lừa người chơi đây là dự án tiền ảo của tổ chức đầu tư nước ngoài.Sau đó, nhóm người trên tuyển chọn cộng tác viên kêu gọi người chơi nạp tiền tham gia đầu tư tiền ảo. Ngoài ra, các nghi phạm còn tổ chức nhiều buổi hội thảo trực tiếp đặt tên là: "Đón đầu xu hướng khai thác mới ứng dụng công nghệ AI"; "Offline chia sẻ cơ hội"… để dẫn dụ, lôi kéo người chơi tham gia tại nhiều tỉnh, thành trên toàn quốc, trong đó có Đồng Nai.Bước đầu, cơ quan công an xác định đường dây này đã chiếm đoạt gần 4 tỉ đồng của hơn 200 nạn nhân. Vụ án đang được điều tra mở rộng, đề nghị ai là bị hại trong các vụ lừa đảo trên đến Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Đồng Nai để trình báo.
Những thí sinh đầu tiên dự thi V-SAT để xét tuyển sớm
Theo TechSpot, công ty startup Rictor mới đây gây xôn xao sự kiện CES 2025 (Mỹ) khi giới thiệu Skyrider X1, chiếc mô tô bay đầu tiên trên thế giới với mức giá không quá đắt đỏ.Skyrider X1 là sự kết hợp độc đáo giữa xe máy điện và drone, sở hữu 2 bánh xe để di chuyển trên đường và 8 cánh quạt cho phép bay lượn trên không trung. Với tốc độ tối đa 100 km/giờ và thời gian bay 40 phút mỗi lần sạc, Skyrider X1 hứa hẹn mang đến trải nghiệm di chuyển cá nhân hoàn toàn mới.Điểm nhấn của Skyrider X1 nằm ở khả năng vận hành tự động. Người dùng chỉ cần nhập điểm đến, chiếc xe sẽ tự động lên kế hoạch đường bay tối ưu, vượt qua chướng ngại vật và điều chỉnh theo điều kiện thời tiết. Thậm chí, nó còn có thể tự động cất cánh và hạ cánh.Tuy nhiên, dự án 'mô tô bay' của Rictor vấp phải không ít hoài nghi. Các chuyên gia cho rằng những rào cản về kỹ thuật và pháp lý là rất lớn, đặc biệt đối với phương tiện tự hành di chuyển trong không gian đô thị đông đúc.Ngay cả khi Rictor có thể hoàn thiện sản phẩm, việc cấp phép cho phương tiện bay tự động sẽ là một quá trình dài và phức tạp. Nhưng điều này vẫn không quá đáng lo vì Skyrider X1 vẫn cho phép người dùng điều khiển bằng tay thông qua cần điều khiển.Mặc dù vậy, Rictor vẫn tự tin khẳng định Skyrider X1 sẽ được thương mại hóa ngay trong năm tới với mức giá khá 'mềm' là 60.000 USD (khoảng 1,5 tỉ đồng). Liệu đây có phải là lời hứa viển vông của một startup non trẻ, hay Skyrider X1 thực sự sẽ mở ra kỷ nguyên giao thông cá nhân trên không?