Nhận định Na Uy vs Thổ Nhĩ Kỳ (0 giờ ngày 28.3): Trình diễn tấn công mãn nhãn
Ngày 3.1, tại Nhà hát Nghệ thuật truyền thống tỉnh Bình Định (TP.Quy Nhơn, Bình Định), Ban điều hành Quỹ Vũ Ngọc Liễn - Hỗ trợ tài năng trẻ hát bội, bài chòi Bình Định đã trao tiền hỗ trợ cho các tài năng trẻ lần thứ nhất.Theo đó, ban tổ chức đã trao hỗ trợ cho 7 tài năng trẻ, gồm 1 diễn viên được hỗ trợ A (3 triệu đồng/người) và 6 diễn viên, tác giả được hỗ trợ B (2 triệu đồng/người).Trong đó, 5 nghệ sĩ hoạt động sân khấu chuyên nghiệp và 2 nghệ sĩ không chuyên; có 4 nghệ sĩ thuộc thể loại hát bội, 2 nghệ sĩ thuộc thể loại bài chòi và 1 tác giả kịch bản. Đây là các nghệ sĩ và tác giả trẻ, có hoàn cảnh khó khăn, đạt thành tích tốt trong các hoạt động sân khấu hát bội, bài chòi trong năm 2023 và 2024. Phát biểu tại buổi lễ, các nghệ sĩ trẻ không giấu được sự xúc động khi nhắc về nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Liễn và những đóng góp của ông cho nghệ thuật hát bội và bài chòi.Nghệ sĩ Nguyễn Thị Diễm Thy (Đoàn hát bội Nhơn Hưng, TX.An Nhơn, Bình Định) cho rằng, để được xướng tên tại lễ trao hỗ trợ của Quỹ Vũ Ngọc Liễn là cả một quá trình phấn đấu, rèn luyện không ngừng nghỉ của các nghệ sĩ trẻ. Cùng với sự truyền dạy, khích lệ của các nghệ sĩ đi trước, sự hỗ trợ từ Quỹ Vũ Ngọc Liễn đã động viên các nghệ sĩ trẻ vượt lên chính mình, vượt qua khó khăn để đạt thành tích tốt hơn trong hoạt động sân khấu.Tác giả kịch bản Lê Công Phượng (Nhà hát Nghệ thuật truyền thống Bình Định) cho rằng nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Liễn đã trân quý dành cả cuộc đời mình tận hiến cho việc nghiên cứu, bảo tồn, phát triển hát bội và bài chòi. Thành quả ông đã để lại cho ngành sân khấu nhiều công trình nghiên cứu, sưu tầm quý như: Đào Tấn tuồng hát bội, Đào Tấn thơ và từ, Đào Tấn qua thư tịch, Góp nhặt dọc đường… Không chỉ để lại cho đời những tài liệu quý, nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Liễn còn để lại cho chúng ta cả một trái tim, một niềm khát vọng về sự trường tồn của nghệ thuật hát bội và bài chòi… Minh chứng cho điều này chính là việc ông đã đứng ra cùng với ông Vũ Hoàng Hà, nguyên Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Bình Định; nhà thơ, nhà viết kịch Văn Trọng Hùng; nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Nguyễn An Pha… kêu gọi thành lập Quỹ Vũ Ngọc Liễn với mục đích khuyến tài hát bội và bài chòi Bình Định. "Qua nhiều năm hoạt động, quỹ đã trao nhiều giải thưởng cho đội ngũ nghệ sĩ của loại hình nghệ thuật hát bội và bài chòi. Đây là nguồn động viên tinh thần quý giá cho các văn nghệ sĩ trẻ trong việc theo nghiệp tổ, giữ nghề", anh Lê Công Phượng nhấn mạnh.Năm 2012, nhân dịp được nhận Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật, nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Liễn trích một phần từ giải thưởng này để thành lập Quỹ Vũ Ngọc Liễn - Khuyến tài hát bội, bài chòi Bình Định, sau đổi tên thành Giải thưởng Vũ Ngọc Liễn với sự tham gia đóng góp của nhiều người. Qua 10 năm hoạt động (2012 - 2022), Giải thưởng Vũ Ngọc Liễn chuyển đổi thành Quỹ Vũ Ngọc Liễn - Hỗ trợ tài năng trẻ hát bội, bài chòi Bình Định từ ngày 20.6.2023. Số tiền tồn quỹ đến trước khi trao hỗ trợ lần thứ nhất hơn 271 triệu đồng.Theo TS Võ Ngọc Vĩnh, đại diện gia đình nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Liễn, giải thưởng trước đây và Quỹ Vũ Ngọc Liễn hiện nay đều có chung mục đích khuyến khích và hỗ trợ cho lớp nghệ sĩ trẻ của Bình Định về hát bội, bài chòi không phân biệt chuyên nghiệp hay nghiệp dư; nhằm kích thích sự phát triển tài năng, nuôi dưỡng sức sống nghệ thuật cho ngày mai, góp phần giữ gìn, vun đắp và phát huy nghệ thuật truyền thống ông cha để lại. Qua 7 lần giải thưởng và trao hỗ trợ lần thứ nhất từ Quỹ Vũ Ngọc Liễn đã có 73 lượt nghệ sĩ trẻ (gồm 34 nghệ sĩ) được trao giải và hỗ trợ. Trong đó, 5 nghệ sĩ đã vinh dự đạt danh hiệu nghệ sĩ ưu tú, gồm: Nguyễn Đức Thành, Thu Thẳm (hát bội), Dương Nữ Thùy Dung, Nguyễn Phương Phú, Hoài Tâm (bài chòi).Nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Liễn (1924 – 2013) sinh ở TP.Quy Nhơn, tham gia đoàn hát và nghiên cứu hát bội từ khi còn trẻ. Năm 1954, ông tập kết ra miền Bắc, sau đó tham gia học tập, nghiên cứu tại Hý khúc Học viện (Bắc Kinh, Trung Quốc). Khi về nước, ông công tác tại Phòng Nghệ thuật thuộc Cục Biểu diễn, sau đó phụ trách Phòng nghiên cứu Nhà hát tuồng Đào Tấn. Năm 1986, ông nghỉ hưu và tiếp tục nghiên cứu, sưu tầm, biên dịch các tư liệu Hán Nôm liên quan đến văn hóa hát bội Bình Định.Các tác phẩm tiêu biểu của nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Liễn: Thư mục tư liệu Đào Tấn, Kẻ sĩ đất Thang Mộc, Góp nhặt dọc đường (1, 2), Quỳnh Phủ Nguyễn Diêu – ông đồ nghệ sĩ… Đặc biệt, bộ ba sách về Đào Tấn: Đào Tấn – thơ và từ, Đào Tấn – tuồng hát bội, Đào Tấn – qua thư tịch được trao tặng giải A của giải Xuân Diệu – Đào Tấn (Bình Định) và Giải thưởng Nhà nước năm 2012.Doanh nghiệp mong muốn gì để phục hồi sản xuất?
Trong khi cuộc chiến pháp lý giữa Blake Lively và Justin Baldoni vẫn đang căng thẳng thì vợ của Ryan Reynolds lại phải đối mặt với vụ kiện phỉ báng thứ hai trị giá 7 triệu USD từ người đứng đầu công ty quản lý khủng hoảng truyền thông. Ngày 4.2, Jed Wallace của công ty quản lý khủng hoảng Street Relations có trụ sở tại Texas đệ đơn kiện Blake Lively với cáo buộc phỉ báng lên Sở dân quyền California, Mỹ, theo People. Trước đó, ngôi sao 37 tuổi đã nộp đơn yêu cầu Wallace cung cấp lời khai sau khi cáo buộc Wallace được nhóm quan hệ công chúng của Justin Baldoni thuê để hỗ trợ cho chiến dịch bôi nhọ tên tuổi của Lively. Tuy nhiên đơn yêu cầu này sau đó đã bị hủy bỏ. Các luật sư của Wallace tuyên bố rằng Lively không có bằng chứng nào hỗ trợ cho những cáo buộc mà cô đưa ra chống lại Wallace và Street Relations. Nguyên đơn yêu cầu Lively bồi thường thiệt hại ít nhất 7 triệu USD kèm theo lệnh của tòa án tuyên bố Wallace không có hành vi quấy rối hoặc trả thù nữ diễn viên.Đáp lại, nhóm luật sư đại diện cho vợ của Reynolds cho rằng vụ kiện mới nhất này góp thêm vào nỗ lực làm quên lãng tiếng nói của Lively lên án hành vi quấy rối tình dục trước đó.Cuộc chiến pháp lý giữa Lively và Baldoni bắt đầu vào tháng 12.2024, khi nữ diễn viên khiếu nại bạn diễn kiêm đạo diễn bộ phim cả hai đóng chính về hành vi quấy rối tình dục. Ngôi sao 37 tuổi cáo buộc Baldoni có hành vi sai trái trong quá trình sản xuất phim và thực hiện chiến dịch bôi nhọ trả đũa nhằm hủy hoại danh tiếng của cô. Đến ngày 16.1, Baldoni phản bác lại bằng vụ kiện trị giá 400 triệu USD chống lại Blake Lively và chồng là Ryan Reynolds cùng người đại diện của họ là Leslie Sloane với cáo buộc tống tiền, phỉ báng và nhiều tội danh khác.
3 'chiêu' yoga dành riêng cho tín đồ phải làm việc cả ngày bên máy tính
Các đội Indonesia và Thái Lan đều sẽ thiếu vắng nhiều trụ cột trên hàng tấn công ở SEA Games 33 diễn ra cuối năm nay, sau khi Ban tổ chức (BTC) của đại hội thể thao Đông Nam Á thay đổi độ tuổi dành cho các cầu thủ bóng đá nam tham dự SEA Games. Đáng chú ý, Thái Lan sẽ vắng 2 tiền đạo vừa thi đấu rất hay tại AFF Cup 2024, gồm Suphanat Mueanta và Teerasak Poeiphimai. Trong khi đó, Indonesia sẽ không có sự phục vụ của chân sút hay nhất SEA Games 32 năm 2023 Ramadhan Sananta. Những cầu thủ này năm nay vừa đúng 23 tuổi, lố đúng 1 tuổi so với quy định mới.Ngược lại, U.22 Việt Nam gần như sẽ giữ nguyên thành phần mạnh nhất mà chúng ta từng kỳ vọng. Đặc biệt, hàng tấn công của đội bóng trong tay HLV Kim Sang-sik trong những ngày tới đây rất đáng gờm. Những ngôi sao tấn công trong lứa tuổi 22 của bóng đá Việt Nam gồm Đình Bắc, Vĩ Hào, Văn Trường, Quốc Việt, Đức Việt, Thanh Nhàn đều đủ điều kiện tham dự SEA Games 33.Đây cũng là những gương mặt từng thi đấu tốt tại các giải U.23 châu Á 2024 và U.23 Đông Nam Á 2023. Về mặt cá nhân, những cầu thủ này đã chứng minh được năng lực chuyên môn, giàu kinh nghiệm thi đấu quốc tế. Còn về mặt đồng đội, họ ăn ý với nhau, nhờ được cùng nhau thi đấu nhiều giải như đã nêu ở trên.Hàng tấn công của đội tuyển U.22 Việt Nam vừa có thể hình tốt, vừa giàu kỹ thuật. Nhóm các cầu thủ có thể hình tốt trong số này phải kể đến Nguyễn Văn Trường (1,82 m), Bùi Vĩ Hào (1,81 m) và Nguyễn Đình Bắc (1,80 m). Còn nhóm các cầu thủ giàu kỹ thuật có Nguyễn Văn Trường, Nguyễn Quốc Việt, Nguyễn Đức Việt, Nguyễn Đình Bắc.Tốc độ cũng là một điểm mạnh khác nơi hàng tấn công của đội tuyển U.22 Việt Nam hiện nay. Bùi Vĩ Hào, Nguyễn Quốc Việt và Nguyễn Thanh Nhàn nổi tiếng là những cầu thủ có tốc độ xuất phát cao, có thể tăng tốc vượt qua qua đối thủ ở thời điểm đối phương mất tập trung.Từ những nhân sự như thế này, HLV Kim Sang-sik có thể bố trí các phương án tấn công khác nhau cho đội tuyển U.22 Việt Nam. Ông Kim Sang-sik có thể cho các học trò chơi phối hợp nhóm nhỏ, dựa vào kỹ thuật của các cầu thủ. Có thể cho toàn đội chơi bóng dài và bóng bổng, dựa vào thể hình tốt của những cầu thủ tấn công như Văn Trường, Vĩ Hào và Đình Bắc. Ngoài ra, khi cần U.22 Việt Nam có thể khai thác các tình huống cố định. Trong lứa U.22 Việt Nam hiện nay, chúng ta có Khuất Văn Khang là cầu thủ đá phạt rất tốt, anh có thể giúp các pha bóng cố định của đội bóng trong tay HLV Kim Sang-sik nguy hiểm hơn. Ngoài ra, nếu Khuất Văn Khang được trả về đúng vị trí sở trường tiền vệ tấn công, chất kỹ thuật của hàng tấn công đội U.22 Việt Nam sẽ được nâng lên, vì Khuất Văn Khang là dạng cầu thủ giàu kỹ thuật.Chi tiết khác không thể không nhắc đến, tất cả các ngôi sao tấn công của U.22 Việt Nam đều đang chiếm được chỗ đứng nhất định ở CLB mà họ đang khoác áo. Vĩ Hào, Văn Khang dần trở thành trụ cột ở các đội Bình Dương, Thể Công Viettel, Văn Trường, Đình Bắc là quân bài chiến lược tại Hà Nội FC và CLB Công an Hà Nội, Quốc Việt, Đức Việt có suất thi đấu chính thức ở Ninh Bình, còn Thanh Nhàn cũng có được vị trí tương tự ở CLB PVF-CAND. Việc được thi đấu thường xuyên ở sân chơi chuyên nghiệp (V-League, hạng nhất) sẽ giúp cho các cầu thủ giữ được sự ổn định trước SEA Games.
Anh Nguyễn Minh Hà, em ruột nhà thơ, nhạc sĩ Nguyễn Thụy Kha vừa cho chúng tôi biết tin ông đã qua đời sau thời gian chống chọi với căn bệnh ung thư (tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, Hà Nội). Nhà thơ, nhạc sĩ, nhà báo, nhà nghiên cứu âm nhạc Nguyễn Thụy Kha sinh ngày 7.10.1949; quê gốc tại thôn Ngãi Am, xã Hòa Bình, huyện Vĩnh Bảo (Hải Phòng). Ông tốt nghiệp Đại học Thông tin năm 1971, vào bộ đội và công tác tại binh chủng thông tin cho đến năm 1990. Ông học Trường viết văn Nguyễn Du từ năm 1979 – 1983. Nhà thơ Nguyễn Thụy Kha đã in 15 tập thơ, 10 tập bút ký về văn học nghệ thuật về các nhà thơ và các nhạc sĩ. Ở lĩnh vực âm nhạc, nhạc sĩ Thụy Kha được biết đến với những cuốn sách nổi tiếng như Văn Cao - người đi dọc biển, Nửa thế kỷ Tân nhạc Việt Nam, Những gương mặt âm nhạc thế kỷ, Huy Du - đời và nhạc… Cùng với việc viết phê bình âm nhạc, ông còn sáng tác ca khúc, tham gia làm phim âm nhạc, văn học (ông là tác giả phim tài liệu Nguyễn Bỉnh Khiêm - cây đại thụ rợp bóng 500 năm).Ông được trao Giải thưởng thi thơ Báo Văn Nghệ 1981 - 1982; Giải thưởng Lê Quý Đôn 1986; Giải thưởng Nguyễn Bỉnh Khiêm 1982; Giải thưởng Hữu nghị Việt - Nhật 1992; Giải thưởng Hội Nhạc sĩ Việt Nam liên tục từ 1996 - 2005; Giải thưởng của Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam năm 2004; Giải thưởng Nhà nước về văn học, nghệ thuật (2023).
Game Việt Ninja Huyền Thoại chính thức ra mắt
Ngày 20.1, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đắk Lắk tổ chức hội nghị công bố các quyết định về điều động, phân công trong công tác cán bộ.Tại hội nghị, ông Nguyễn Thượng Hải, Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy Đắk Lắk công bố quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc phân công, điều động ông Trần Hồng Tiến, Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy Krông Pắk, đến nhận công tác tại UBND tỉnh Đắk Lắk kể từ ngày 20.1.Đồng thời, công bố quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy phân công, điều động và chỉ định ông Nguyễn Hoàng Giang, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở LĐ-TB-XH tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ huyện, Ban Thường vụ Huyện ủy và giữ chức vụ Bí thư Huyện ủy Krông Pắk nhiệm kỳ 2020 - 2025 kể từ ngày 20.1.Theo kế hoạch sắp xếp, tinh gọn bộ máy, tỉnh Đắk Lắk sẽ giảm 9 sở, ngành. Trong đó, Sở Nội vụ và Sở LĐ-TB-XH được hợp nhất thành Sở Nội vụ và Lao động. Một số chức năng, nhiệm vụ của Sở LĐ-TB-XH sẽ thực hiện chuyển giao sang các sở, ngành khác.Cụ thể, chuyển giao chức năng về lao động, tiền lương, việc làm, bảo hiểm xã hội, bình đẳng giới sang Sở Nội vụ và Lao động; chuyển giao chức năng về bảo trợ xã hội, trẻ em, phòng, chống tệ nạn xã hội sang Sở Y tế. Chuyển giao chức năng về giáo dục nghề nghiệp sang Sở GD-ĐT; chuyển giao chức năng giảm nghèo sang Ban Dân tộc tỉnh.