SUV điện Kia EV5 lộ diện, cạnh tranh VinFast VF 7
Là doanh nghiệp tiên phong trong quá trình chuyển đổi xanh ở Việt Nam, đồng thời vận hành hệ sinh thái đa ngành, đa dịch vụ, Tập đoàn Vingroup cùng hàng triệu khách hàng và đối tác quyết định phát động chiến dịch "Thứ 4 Ngày Xanh". Theo đó, thứ tư hàng tuần sẽ là ngày khuyến khích cộng đồng thực hiện những thay đổi nhỏ nhưng thiết thực như hạn chế đồ nhựa dùng một lần, tiết kiệm năng lượng, chuyển đổi sang phương tiện di chuyển xanh bằng xe điện…Cụ thể, các công ty thành viên và công ty liên kết của Vingroup triển khai hàng loạt chương trình ưu đãi, hoạt động xanh và sáng kiến bảo vệ môi trường, như: Vincom cam kết đẩy mạnh các chương trình thu gom chai nhựa và pin cũ tại các "Trạm Xanh Tái Sinh" và các ưu đãi giảm giá khi khách hàng không sử dụng túi nilon tại những cửa hàng đối tác; Xanh SM cung cấp mã ưu đãi 12% (tối đa 2,050 triệu đồng), áp dụng cho các chuyến xe taxi Xanh trên toàn quốc vào mỗi thứ tư; V-Green công bố chương trình flash sale ưu đãi Ngày Xanh, chiết khấu cho khách hàng lẻ đăng ký nhượng quyền; Vinhomes tăng cường các hoạt động hấp dẫn dành cho cư dân thành viên câu lạc bộ "Sống Xanh - Văn minh - Đẳng cấp" tại mỗi khu đô thị…Cùng với đó, Quỹ Vì tương lai xanh sẽ khởi động chuỗi thử thách sống xanh hàng tuần trên mạng xã hội. Chương trình diễn ra từ nay cho đến hết năm 2025 với tổng giá trị giải thưởng lên tới 600 triệu đồng (chi tiết sẽ được đăng tải trên website của Quỹ).TS Lê Thái Hà, Giám đốc Điều hành Quỹ Vì tương lai xanh cho biết: "Hành trình hướng đến cam kết Net Zero vào năm 2050 của Việt Nam không chỉ là trách nhiệm của riêng Chính phủ hay các doanh nghiệp lớn mà cần sự chung tay của mỗi người dân. "Thứ 4 Ngày Xanh" là chiến dịch mang tinh thần Toàn quốc - Toàn dân - Toàn diện, hướng đến mục tiêu thay đổi lối sống, kiến tạo một tương lai xanh hơn cho thế hệ mai sau. Khi cả cộng đồng cùng hành động, những thay đổi nhỏ có thể tạo nên sức mạnh to lớn. Chúng tôi kỳ vọng, chiến dịch sẽ trở thành một phong trào và được lan tỏa rộng khắp đến mọi lĩnh vực trong cuộc sống."Trước đó, Vingroup đã tổ chức và triển khai thành công các chiến dịch như "Mãnh liệt tinh thần Việt Nam - Vì tương lai xanh" (tháng 6.2024) và chiến dịch "Vì thủ đô trong xanh" (tháng 1.2025). Các cán bộ nhân viên Vingroup cũng đi đầu triển khai các sáng kiến bảo vệ môi trường trên toàn bộ hệ sinh thái đa ngành, đa dịch vụ, như tiên phong chuyển đổi xanh và di chuyển bằng xe điện, thể hiện cam kết mạnh mẽ với mục tiêu bảo vệ môi trường. Đặc biệt, trong năm 2024, các công ty trong hệ sinh thái Vingroup đã áp dụng hàng loạt sáng kiến xanh, đóng góp mạnh mẽ vào việc giảm phát thải tương đương lên đến gần 420.000 tấn CO2.Trong đó, tại Vincom, 100% các trung tâm thương mại đã triển khai trạm sạc, điểm đỗ ưu tiên dành cho xe điện VinFast. Chuỗi các khách sạn Vinpearl tổ chức những buổi đào tạo "Rác thải xanh" - phân loại rác tại nguồn, tổ chức những hoạt động dành riêng cho khách hàng trẻ em như làm đồ chơi từ nhựa tái chế...Việc giáo dục lối sống xanh cũng đặc biệt được chú trọng ở thế hệ học sinh khi 100% cơ sở trường học Vinschool gắn liền những hoạt động như hướng dẫn thu gom, tái chế rác thải, thực hành tiết kiệm điện nước... Ngoài ra, Vinmec cũng quyết liệt triển khai ngày thứ tư hàng tuần không dùng túi nilon tại các quầy thuốc giúp lượng túi nilon hàng tháng giảm 3%, tỷ lệ khách hàng không lấy túi nilon khi mua thuốc trong ngày thứ tư chiếm 76% trên toàn hệ thống.Việt Nam hiện đang đối mặt với những thách thức về môi trường nghiêm trọng hơn bao giờ hết, từ ô nhiễm không khí, rác thải nhựa đến tác động ngày càng rõ rệt của biến đổi khí hậu. Ô nhiễm đã và đang gây ảnh hưởng sâu rộng đến đời sống và sức khỏe của người dân. Để có được một tương lai xanh và bền vững cho thế hệ mai sau, Việt Nam cần có sự chung tay của toàn thể cộng đồng để tạo ra những thay đổi thực chất và bền vững.Chương trình "Thứ 4 Ngày Xanh" tiếp tục là nỗ lực mới nhất thể hiện vai trò tiên phong của Vingroup, đây cũng là hành động cụ thể trong nỗ lực hiện thực hóa cam kết của Chính phủ về Net Zero vào năm 2050, góp phần xây dựng một Việt Nam thịnh vượng và hài hòa với thiên nhiên.Ban Giao thông TP.HCM: Đã đánh giá năng lực Tập đoàn Thuận An khi đấu thầu
Chiều 20.3, anh Trần Văn Hữu (30 tuổi, ngụ xã Văn Hải, H.Quỳnh Lưu, Nghệ An) đang được điều trị, chăm sóc sức khỏe tại bệnh viện ở H.Quỳnh Lưu. Anh Hữu là một trong 4 ngư dân bị chìm tàu cá được lực lượng cứu hộ, cứu nạn đưa vào bờ chiều tối 19.3. Nằm trên giường bệnh, anh Hữu vẫn chưa hết bàng hoàng khi kể về khoảng thời gian gặp nạn và chống chọi với tử thần khi bị trôi dạt trên biển suốt 30 giờ trong thời tiết giá lạnh. Anh Hữu cho hay, chiều 17.3, anh cùng 3 ngư dân khác lên tàu cá mang số hiệu NA 80209-TS, do ông Nguyễn Văn Cương (45 tuổi, ngụ cùng xã) làm thuyền trưởng, ra khơi đánh cá. Trên tàu cá lúc này, ngoài ông Cương, anh Hữu còn có ông Bùi Sỹ Nhất (48 tuổi) và anh Lê Tuấn Anh (20 tuổi, đều ngụ H.Quỳnh Lưu). Khi tàu cách đất liền khoảng hơn 20 hải lý, thuyền trưởng cho neo tàu để đánh bắt hải sản. Khi mới đánh bắt được 1 mẻ cá thì hệ thống máy tời bị hỏng, ông Cương chỉ đạo thuyền viên thu gom lưới để quay vào bờ sửa chữa. "Khoảng 3 giờ sáng 18.3, khi tàu cách đảo Mắt (Nghệ An) khoảng 6 hải lý thì gặp sự cố ống dẫn nước dưới khoang tàu. "Khi phát hiện ra thì nước đã tràn vào ngập máy. Tôi hoảng quá hét lên. Các anh trên tàu cố gắng gọi thuyền bạn và cơ quan chức năng ứng cứu nhưng nước ngập làm mất điện, hệ thống không phát được tín hiệu được nữa", anh Hữu kể. Chỉ khoảng 5 phút sau, tàu cá đã chìm. "Không ai kịp trở tay vì đêm rất tối. Tàu chìm, chúng tôi không kịp lấy áo phao để mặc nữa, chỉ lấy được 3 tấm xốp nắp đậy hầm đá làm phao", anh Hữu kể tiếp. Không đủ mỗi người một tấm xốp nên ông Cương cùng anh Tuấn Anh phải cùng nhau bám chung một tấm xốp. Giữa đêm tối mịt mùng và sóng biển rất lớn, 4 ngư dân nắm tay nhau động viên, chờ lực lượng cứu hộ. Tuy nhiên, theo anh Hữu, khoảng 1 tiếng sau, do sóng lớn, trời rét nên sức bị xuống nhanh, 4 ngư dân này buộc phải buông tay nhau ra. "Lúc đó trời rất tối nên không nhìn thấy nhau. Chúng tôi chỉ cố gắng nói to để động viên nhau cố gắng bình tĩnh. Một lúc sau thì không còn nghe tiếng ai nữa", anh Hữu kể. Trời sáng, quá lạnh và trôi dạt nhiều giờ nên anh Hữu kiệt sức, nhiều lần thấy tàu cá của ngư dân đi ngang qua, anh cố sức hét lên để cầu cứu nhưng không ai nghe thấy. Đến xế chiều cùng ngày, đói và mệt lả, anh Hữu nhặt được con cá chết nổi trên biển nên vội vàng xé cá ăn để lấy sức. "Đến sáng 19.3, tôi gần như kiệt sức, may vớ được chai nước trôi qua, mở ra vẫn còn mấy ngụm nước, uống nên cũng đỡ khát", anh Hữu nói. Trưa 19.3, phát hiện một tàu cá đi ngang qua, anh Hữu cố gắng dùng chút sức lực còn lại để bơi lại gần, cắt ngang trước mũi tàu kêu cứu và được các ngư dân trên tàu cá này phát hiện, đưa lên tàu. Trong số 3 ngư dân còn mất tích, anh Lê Tuấn Anh (20 tuổi), người trẻ nhất trong số 4 ngư dân. Ông Lê Văn Thân, bố của anh Tuấn Anh, cho biết con trai ông đang học chứng chỉ tàu Đông Nam Á để theo nghiệp phục vụ tàu vận tải. Tranh thủ thời gian chưa quay lại trường, Tuấn Anh xin đi làm thuê trên tàu cá này để có thêm thu nhập phụ giúp gia đình. Đây là chuyến ra khơi thứ 2 của Tuấn Anh. Ông Thân đang rất lo lắng cho con trai vì thời tiết trên vùng biển tàu cá này gặp nạn giá lạnh, sóng lớn. Kế bên nhà Tuấn Anh, chị Phạm Thị Thủy (39 tuổi, vợ ông Cương) cũng đang nóng ruột chờ tin chồng. "Chỉ hy vọng anh đã được tàu cá nào đó cứu lên rồi, nhưng vì đang yếu quá chưa gọi về thông báo cho vợ con được", chị Thủy cầu mong. Anh Phạm Văn Đăng, chủ tàu cá NA 80209-TS, cho biết sau khi xác định được vị trí tàu cá chìm trên biển, anh đã liên hệ đội trục vớt tàu ra đưa tàu lên vì nghi ngờ các thuyền viên có thể mắc kẹt trong tàu. Nhưng kế hoạch này đã tạm dừng sau khi anh Hữu được cứu sống. 30 tàu cá của ngư dân địa phương cũng đang phối hợp với các lực lượng chức năng đi tìm kiếm 3 ngư dân đang mất tích. Trung tá Nguyễn Ngọc Thìn, Trưởng đồn biên phòng Quỳnh Thuận, cho biết công tác tìm kiếm 3 ngư dân mất tích vẫn đang được các lực lượng chức năng và ngư dân địa phương triển khai tích cực. Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng và Bộ Tư lệnh cảnh sát biển cũng cử lực lượng, phương tiện phối hợp Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng Nghệ An mở rộng phạm vi tìm kiếm các ngư dân gặp nạn.
“Ngôi nhà Bohemian” - phong cách nội thất mới cho những tín đồ thích tự do
Theo dự thảo này, bậc giá bán lẻ điện thấp nhất (bậc 1 với 100kWh đầu tiên) có giá bằng 90% giá bình quân là 1.893 đồng/kWh. Hiện giá bán lẻ điện bình quân là 2.1033,11 đồng/kWh. Tiếp đó, bậc 2 (từ 101- 200kWh) có giá 2.272 đồng/kWh; bậc 3 (từ 201 - 400kWh) có giá 2.860 đồng/kWh; bậc 4 (từ 401 - 700kWh) có giá 3.407 đồng/kWh và bậc 5 (từ 701kWh trở lên) có giá 3.786 đồng/kWh.Các mức giá trên chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng.Như vậy, dự thảo gửi thẩm định của Bộ Công thương giữ nguyên phương án Bộ đã đưa ra vào cuối năm 2023. Biểu giá mới có chênh lệch giữa bậc 1 và 5 là hai lần. Theo Bộ Công thương, quy định mức giá thế này là phù hợp với xu thế chung của thế giới nhằm khuyến khích sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả. So với biểu giá điện hiện tại, những hộ gia đình dùng từ 400kWh điện trở lên phải trả tiền điện cao hơn, mức tăng dao động từ 6,5 - 14,7% nhằm bù trừ doanh thu cho các bậc thấp.Ngoài ra, tại dự thảo này, Bộ Công thương cũng đề xuất tính giá bán lẻ điện cho trạm sạc xe điện chia theo cấp điện áp (theo khung giờ bình thường, thấp điểm và cao điểm) với 3 phương án. Cụ thể, phương án 1, sẽ áp dụng theo giá điện kinh doanh. Theo Bộ Công thương, phương án này có thể tác động không tích cực tới chính sách phát triển xe điện do làm tăng chi phí sạc điện, chưa phản ánh đúng chi phí của khách hàng trạm, trụ sạc xe điện gây ra cho hệ thống điện.Phương án 2, áp dụng giá điện kinh doanh cho nhóm khách hàng trạm, trụ sạc xe điện theo cơ cấu giá bán lẻ điện mới. Tức là cơ quan quản lý sẽ xây dựng cơ cấu biểu giá bán lẻ điện cho trạm, trụ sạc xe điện. Tính toán của Bộ Công thương cho thấy, cơ cấu biểu giá điện cho nhóm khách hàng này sẽ thấp hơn mức áp dụng cho kinh doanh nhưng cao hơn sản xuất.Phương án 3, áp dụng theo giá sản xuất. Phương án này có thể tác động tích cực tới chính sách phát triển xe điện do làm giảm chi phí sạc điện. Tuy nhiên, Bộ cho rằng, phương án này có thể sẽ tác động tới cơ cấu biểu giá bán lẻ điện, do giá bán lẻ điện cho sản xuất thấp hơn dẫn tới việc tăng giá điện cho các nhóm khách hàng khác để cân đối lại doanh thu.Theo dự tính, nếu áp theo phương án 3, khách hàng trạm, trụ sạc xe điện phải trả ít hơn chi phí thực tế gây ra cho hệ thống điện bình quân từ 552 - 699 đồng/kWh; theo giá kinh doanh sẽ trả nhiều hơn chi phí thực tế khoảng 467 - 587 đồng/kWh.Ngoài ra, Bộ Công thương cũng đề xuất tách khách hàng là "cơ sở lưu trú du lịch" với các khách hàng kinh doanh khác sẽ được áp dụng cơ cấu biểu giá ngang bằng với khách hàng sản xuất. Với quy định này, phần thiếu hụt doanh thu do bổ sung nhóm khách hàng "cơ sở lưu trú du lịch" có thể được xem xét để bù từ giá bán điện của nhóm khách hàng sản xuất. Cụ thể, cơ cấu giá bán lẻ điện ngành sản xuất tăng từ 1 - 2% so với giá bán lẻ điện bình quân và doanh nghiệp sản xuất sẽ chịu tác động tăng giá điện từ 2,41 - 3,34% với phương án này.
Ngày 11.2, ông Đỗ Tường Hiệp, Phó giám đốc Sở GD-ĐT Đắk Lắk, cho biết đang phối hợp với các sở, ban, ngành và các cơ quan, đơn vị có liên quan tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo triển khai thực hiện Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT quy định về dạy thêm, học thêm (Thông tư số 29) tại địa phương. Theo ông Hiệp, trong thời gian chờ UBND tỉnh Đắk Lắk ban hành quy định về dạy thêm, học thêm trên địa bàn tỉnh, Sở GD-ĐT đã có văn bản yêu cầu thủ trưởng các đơn vị giáo dục (trưởng phòng GD-ĐT các huyện, thị xã, thành phố; hiệu trưởng các trường THPT, trường PT có nhiều cấp học; giám đốc trung tâm GDTX tỉnh; trung tâm GDNN-GDTX các huyện, thị xã, thành phố) triển khai thực hiện một số nội dung liên quan.Cụ thể, Sở GD-ĐT yêu cầu nghiên cứu kỹ các nội dung quy định về dạy thêm, học thêm tại Thông tư số 29; tổ chức quán triệt, phổ biến các nội dung của Thông tư số 29 đến tất cả cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, học sinh và cha mẹ học sinh được biết để thực hiện theo đúng quy định. Trong quá trình triển khai thực hiện, thủ trưởng các đơn vị lưu ý việc dạy thêm, học thêm trong nhà trường không được thu tiền của học sinh và chỉ dành cho các đối tượng học sinh đăng ký học thêm theo từng môn học theo quy định tại khoản 01, Điều 5, Thông tư số 29. Đồng thời thực hiện rà soát, điều chỉnh, bổ sung kế hoạch dạy học/giáo dục năm học 2024 - 2025 phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị, địa phương nhằm duy trì và nâng cao chất lượng giáo dục. Hoàn trả các khoản tiền đã thu trước đây để phục vụ việc dạy thêm, học thêm của học sinh tương ứng với thời gian không thực hiện; kịp thời thanh toán đầy đủ kinh phí với người dạy thêm, nghĩa vụ thuế với các tổ chức, cá nhân có liên quan theo quy định. Sở GD-ĐT Đắk Lắk cũng yêu cầu thủ trưởng các đơn vị nghiêm túc triển khai thực hiện các yêu cầu trên và báo cáo tình hình thực hiện về sở trước ngày 14.2.
Xe sang Mercedes húc đuôi 'xe cóc' Hyundai Grand i10 trên cao tốc: Ai sai?
Nguyên nhân có thể do cả thể chất và tâm lý. Bao gồm chưa trưởng thành hoặc thiếu giáo dục giới tính, lo lắng, căng thẳng, ít hài lòng với “chuyện yêu”, tuổi thanh thiếu niên hoặc lớn tuổi, rối loạn thần kinh...