Tesla thu hồi hơn 2 triệu ô tô để sửa lỗi tự lái
Theo đó, đoàn thanh tra của Sở GD-ĐT TP.HCM đã làm việc với Phòng GD-ĐT quận 5 và kiểm tra, xác minh trực tiếp về các nội dung thanh tra tại 4 trường: tiểu học Minh Đạo, tiểu học Huỳnh Mẫn Đạt, Trường THCS Lý Phong, Trường THCS Trần Bội Cơ.Qua quá trình thanh tra, Thanh tra Sở GD-ĐT đưa ra kết luận:Phòng GD-ĐT quận 5 đã chỉ đạo các trường thực hiện chương trình giáo dục nhà trường đúng theo quy định; hồ sơ lưu trữ chặt chẽ, đầy đủ theo hướng dẫn. Trên cơ sở hướng dẫn của phòng, các trường đã tổ chức xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình của từng môn học, hoạt động giáo dục và bố trí dạy học trong mỗi học kỳ phù hợp với tình hình nhà trường, có thông qua Hội đồng trường…Tuy nhiên, ở bậc THCS, hoạt động trải nghiệm-hướng nghiệp chưa thực hiện đủ nội dung giảng dạy của chương trình. Kế hoạch dạy học các khối chưa cụ thể theo các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về nhiệm vụ chuyên môn. Nội dung ghi trong sổ đầu bài các lớp chưa thể hiện cụ thể nhiệm vụ học tập và hoạt động dạy học tương ứng. Sổ đầu bài chưa đảm bảo tính pháp lý (Trường THCS Lý Phong).Trường chưa xây dựng kế hoạch phụ đạo học sinh yếu, bồi dưỡng học sinh giỏi. Một số kế hoạch giáo dục tổ chuyên môn chưa theo hướng dẫn của của Bộ về việc xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường (việc sắp xếp nội dung chưa hợp lý, khoa học); cấu trúc trình bày chưa thống nhất giữa các tổ chuyên môn, chưa bám sát định hướng chung, nội dung theo hướng dẫn (Trường THCS Trần Bội Cơ).Từ đó Thanh tra Sở đề nghị Phòng GD-ĐT quận 5 tham mưu UBND quận 5 chỉ đạo việc thực hiện chương trình nhà trường theo hướng dẫn. Phối hợp đề xuất Phòng Tài chính kế hoạch quận khi yêu cầu, chỉ đạo về công tác tài chính có liên quan đến chương trình nhà trường cần triển khai bằng văn bản để trường có cơ sở pháp lý thực hiện.Tăng cường công tác kiểm tra việc thực hiện chương trình GDPT 2018 tại các cơ sở giáo dục để có hướng dẫn, giải pháp khắc phục kịp thời nhất là các trường có khó khăn về nhân sự, cơ sở vật chất trường lớp. Chỉ đạo các trường quan tâm xây dựng kế hoạch kiểm tra nội bộ trong đó có kiểm tra việc thực hiện chương trình nhà trường.Đối với các cơ sở giáo dục được kiểm tra, Thanh tra Sở yêu cầu Trường THCS Lý Phong, Trần Bội Cơ xây dựng kế hoạch giáo dục cần sắp xếp nội dung hợp lý, khoa học. Cấu trúc trình bày cần thống nhất giữa các tổ chuyên môn để đảm bảo việc xây dựng kế hoạch theo một định hướng chung, đầy đủ các nội dung theo hướng dẫn. Kế hoạch dạy học các môn học, kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục cần cụ thể các nội dung, phân công thực hiện, tiến độ thực hiện, thời gian, địa điểm,Trường THCS Lý Phong cần bổ sung những nội dung hoạt động: tên bài học, nội dung công việc còn thiếu, kế hoạch dạy bù, dạy thay... Lưu ý về tính pháp lý của sổ đầu bài, có kế hoạch kiểm tra định kỳ, ký duyệt.Việc triển khai chương trình nhà trường cần có hồ sơ lưu phiếu đăng ký của phụ huynh và đề ra những giải pháp thích hợp cho những học sinh không đăng ký tham gia. Thực hiện các hoạt động dạy học ngoài giờ chính khóa cần thông tin đầy đủ, đảm bảo sự đồng thuận của học sinh, phụ huynh học sinh.Kế hoạch giáo dục cá nhân Trường THCS Trần Bội Cơ nên chi tiết theo tình hình lớp giảng dạy. Xây dựng kế hoạch cần tách biệt kế hoạch dạy chính khóa với kế hoạch dạy buổi 2 và kế hoạch dạy chuyên đề. Cần có biện pháp cụ thể trong việc đổi mới phương pháp dạy học, ứng dụng công nghệ thông tin. Kế hoạch kiểm tra đánh giá ghi cụ thể yêu cầu cần đạt, hình thức kiểm tra.Cũng trong kết luận thanh tra tại phòng GD-ĐT quận 5 có nêu rõ nội dung ghi trong sổ đầu bài các lớp Trường THCS Trần Bội Cơ cần thể hiện được nhiệm vụ học tập và hoạt động dạy học tương ứng. Nhà trường xây dựng lại kế hoạch dạy học hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp các khối cụ thể. Tiết hoạt động trải nghiệm dưới sân trường, cần có nội dung và phân công cho từng thành viên thực hiện.Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau coi vướng mắc của doanh nghiệp là của chính mình
Liên đoàn Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) vừa gửi tới Bộ KH-ĐT góp ý đối với hồ sơ đề nghị xây dựng Nghị quyết của Quốc hội về trung tâm tài chính khu vực và quốc tế tại Việt Nam.Dự thảo quy định đối tượng được đăng ký thành viên trung tâm tài chính là các tổ chức tín dụng, công ty tài chính, sàn giao dịch chứng khoán, vàng, ngoại tệ, quỹ đầu tư tài chính… Đây là các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ tài chính.VCCI cho rằng, dự thảo chưa đề cập đến các khách hàng sử dụng dịch vụ tài chính lớn như các tập đoàn, công ty mẹ, công ty holding. Điều này dẫn đến câu hỏi, các doanh nghiệp phi tài chính có được phép đăng ký thành viên của trung tâm tài chính hay không.Tham khảo kinh nghiệm một số trung tâm tài chính khác trên thế giới cũng có quy chế đăng ký thành viên, VCCI cho biết đối tượng được phép tham gia được chia thành 2 nhóm rõ ràng là các doanh nghiệp tài chính và các doanh nghiệp phi tài chính.Liên quan tới chính sách thử nghiệm có kiểm soát (sandbox), theo VCCI, mục 2.2.3 của dự thảo về sandbox đối với fintech (mô hình kinh doanh ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực tài chính) đang được thiết kế theo hướng giao Chính phủ quy định chi tiết về các biện pháp quản lý tài sản mã hóa, tiền mã hóa, token tiện ích…Nhìn nhận quy định như vậy sẽ dẫn đến nguy cơ Chính phủ gặp khó trong việc ban hành văn bản hướng dẫn do không thể quy phạm hóa các vấn đề quá mới và đang biến đổi rất nhanh, VCCI đề nghị cơ quan soạn thảo thay đổi cách tiếp cận, cho phép doanh nghiệp đề xuất giải pháp để đáp ứng các mục tiêu quản lý của nhà nước.Cụ thể, Nhà nước cần đặt ra các mục tiêu như bảo vệ quyền sở hữu, phòng chống lừa đảo, bảo đảm an toàn, an ninh mạng, phòng chống rửa tiền, an ninh năng lượng và môi trường… Các doanh nghiệp fintech khi xin phép sẽ trình bày mô hình kinh doanh của mình và thuyết minh các giải pháp để đạt được các mục tiêu trên.Cơ quan nhà nước tiến hành xem xét, đánh giá, thẩm định các giải pháp và cấp phép cho hoạt động fintech đó. Doanh nghiệp phải thực hiện đúng các giải pháp đã cam kết và phải báo cáo cũng như chịu sự kiểm tra giám sát thường xuyên của cơ quan nhà nước. Sau một thời gian, khi giải pháp của doanh nghiệp được chứng minh là hiệu quả, Nhà nước mới tiến hành xây dựng thành quy phạm quản lý.VCCI cũng góp ý nội dung về thuế thu nhập doanh nghiệp đối với hoạt động đầu tư cho đổi mới, sáng tạo.Mục 2.3.6 về chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp mới chỉ tập trung vào việc miễn giảm loại thuế này. Tuy nhiên, theo phản ánh của nhiều doanh nghiệp startup, quy định về thuế thu nhập doanh nghiệp đang cản trở dòng vốn đổ vào thị trường này.Ví dụ, trường hợp một doanh nghiệp chuyên đầu tư mạo hiểm cho các startup, doanh nghiệp này góp vốn vào nhiều doanh nghiệp đổi mới sáng tạo. Khi doanh nghiệp đầu tư mạo hiểm bán phần vốn góp ở startup thành công và có doanh thu sẽ chịu thuế thu nhập doanh nghiệp. Tuy nhiên, khoản chi phí đã đầu tư vào các startup thất bại không được trừ khi xác định nghĩa vụ thuế.VCCI đề nghị cơ quan soạn thảo bổ sung chính sách quy định về cơ chế thuế phù hợp với các doanh nghiệp đăng ký hoạt động đầu tư mạo hiểm tại trung tâm tài chính.Chia sẻ tại hội thảo "Phát triển trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam" diễn ra ở Đà Nẵng cách đây vài ngày, ông Rich McClellan, Giám đốc Quốc gia Viện Tony Blair tại Việt Nam, phân tích cơ chế ưu đãi dành cho các trung tâm tài chính quốc tế (IFC) thường tập trung vào các biện pháp như miễn thuế doanh nghiệp và miễn thuế khấu trừ tại nguồn.Khi xem xét áp dụng các cơ chế tương tự cho IFC của Việt Nam, cần điều chỉnh mức giảm hoặc miễn thuế phù hợp với các ưu tiên phát triển mà Việt Nam đã xác định để tối ưu hóa phân bổ nguồn lực tài chính. "Chúng tôi khuyến nghị áp dụng khuôn khổ khuyến khích theo từng cấp độ, tương tự như Chương trình khuyến khích khu vực tài chính (FSI) của Singapore. Trong đó, các tổ chức tài chính được hưởng những ưu đãi tương ứng với giá trị chiến lược trong hoạt động của họ", ông Rich McClellan nói.Ông Andy Khoo, Tổng giám đốc Tập đoàn Terne Holdings, nhấn mạnh thuế là một trụ cột quan trọng trong xây dựng IFC tại Việt Nam, đặc biệt là trung tâm tài chính ở Đà Nẵng.Một hệ thống thuế bậc thang có thể làm cho trung tâm tài chính tại Đà Nẵng trở nên cạnh tranh mà vẫn tuân thủ các tiêu chuẩn toàn cầu. Việc áp dụng chiến lược thuế linh hoạt sẽ hỗ trợ thu hút đầu tư mà không gây bất lợi cho sự ổn định tài chính.
Nga - Iran thoát khó bằng ý tưởng mới
Theo nguồn tin của Thanh Niên, ngày 21.1 tới đây, 5 đơn vị được vào vòng 2 cuộc thi tuyển quốc tế ý tưởng quy hoạch - kiến trúc bán đảo Bình Quới - Thanh Đa sẽ bước vào giai đoạn báo cáo thuyết minh phương án thiết kế trước Hội đồng chuyên môn. Từ đó sẽ chọn ra ý tưởng xuất sắc nhất, mang đến phương án quy hoạch bán đảo Bình Quới - Thanh Đa xứng tầm, đem lại lợi ích lớn cho người dân. Không chỉ hơn 16.600 người dân bán đảo Bình Quới - Thanh Đa mong ngóng, mà người dân TP.HCM đều chờ đợi sớm có cái kết đẹp cho bán đảo bị “treo” suốt 3 thập kỷ bởi những dự án được vẽ ra nhưng không thể hiện thực hóa.Người dân sẽ thụ hưởng giá trị tương lai của quy hoạch, đó chắc chắn là tiêu chí quan trọng để lựa chọn ý tưởng thắng giải. Ghi nhận ý kiến của người dân bán đảo Bình Quới - Thanh Đa cũng như TP.HCM, hầu hết đều mong mỏi TP sẽ sáng suốt lựa chọn được ý tưởng quy hoạch xứng tầm, mang lại sự phát triển tổng thể về kinh tế, hạ tầng giao thông - hạ tầng xã hội, du lịch, môi trường, diện mạo đô thị, nhà ở khang trang, phát huy lợi thế vị trí, giá trị tự nhiên sông nước của bán đảo… “Chúng tôi kỳ vọng quy hoạch sẽ giúp Bình Quới - Thanh Đa đi sau nhưng sẽ phát triển nhanh, có những công trình biểu tượng, tạo dấu ấn mới, trở thành một điểm đến tầm cỡ quốc tế, giúp người dân nơi đây được mở mày mở mặt sau hơn 30 năm chờ đợi…”, anh Trọng Việt - người dân tại quận 1 TP.HCM nói.Theo các chuyên gia, cuộc thi này có vai trò đặc biệt quan trọng nhằm tìm ra giải pháp quy hoạch không gian đô thị phù hợp, không chỉ giúp Bình Quới - Thanh Đa “lột xác” mà còn giúp “hòn ngọc” này tỏa sáng, vươn mình trở thành một điểm nhấn tầm cỡ của đô thị lớn nhất cả nước. Muốn vậy, quy hoạch bán đảo Bình Quới - Thanh Đa cần chú trọng chiến lược phát triển bền vững, tạo ra một cộng đồng có tính thích ứng, phát triển hài hòa với dòng chảy sông Sài Gòn; phát huy cảnh quan ngập nước, tạo nên các khu du lịch sinh thái ven sông, tôn vinh các giá trị văn hóa địa phương độc đáo... Nếu Trường Thọ gắn với đổi mới sáng tạo, thương mại dịch vụ thì Thanh Đa sẽ phát triển nhiều mảng công viên xanh, trở thành một “sân chơi”, điểm đến đa trải nghiệm của TP. Khi đó, người dân được sống trong những không gian vừa hiện đại vừa sinh thái, đồng thời có thể làm giàu nhờ phát triển du lịch, dịch vụ. Theo KTS Ngô Viết Nam Sơn, Thanh Đa dù chỉ là một bán đảo nhưng quy hoạch phải nhìn trong tổng thể phát triển sông Sài Gòn, đặt trong chiến lược phát triển đến 2030 - 2050. Do đó, phải đặt ra hết vấn đề liên kết với trung tâm hiện hữu thế nào, nối ra biển, nối về Bình Dương, nối với tuyến đường ven sông Sài Gòn ra sao… Gắn với định hướng dài hạn đó thì TP.HCM sẽ đạt mục tiêu tái hiện đô thị gắn kết với sông nước, đem lại giá trị rất lớn cho TP.HCM cũng như toàn vùng Đông Nam bộ. Bên cạnh đó, cần tạo ra những công trình điểm nhấn, biểu tượng, đẳng cấp nhất, đẹp nhất ở Bình Quới - Thanh Đa để xứng tầm với vị thế "hòn ngọc trong hòn ngọc" của bán đảo. KTS Khương Văn Mười, nguyên Chủ tịch Hội Kiến trúc sư TP.HCM, kỳ vọng những công trình cao nhất, đẹp nhất của TP.HCM sẽ đặt ở bán đảo Thanh Đa. Khi đó, bán đảo Thanh Đa sẽ thành trung tâm đô thị, hành chính và công viên ngập nước tầm cỡ quốc tế. Với mục tiêu đưa bán đảo Bình Quới - Thanh Đa phát triển xứng tầm với vị thế "hòn ngọc trong hòn ngọc" của mình, nơi đây sẽ có các công trình điểm nhấn, công trình phức hợp đa năng (như văn phòng - thương mại), khách sạn 5 sao phục vụ du lịch cao cấp. Đồng thời, cần công trình đa năng, sáng tạo, đặc sắc như quần thể triển lãm, trình diễn show nhạc nước, thực cảnh hay công viên chuyên đề với công trình biểu tượng nghệ thuật như có những cây cầu đặc biệt, hay các đài phun nước tạo ấn tượng cho cảnh quan… Từ đó, mang đến diện mạo mới khang trang, cảnh quan hiện đại với những công trình kiến trúc đẹp, trở thành niềm tự hào cho người dân TP."Việc tìm kiếm một công trình kiến trúc điểm nhấn, mang tính biểu tượng ở TP.HCM là cần thiết. Nhắc tới Úc là người ta nghĩ tới Nhà hát Opera Sydney (Nhà hát Con Sò) tại Sydney, Hà Lan thì có công trình cối xay gió…, những công trình này mang ý nghĩa giá trị đặc biệt cho riêng địa phương, nhắc tới là nhớ đến TP đó ngay lập tức. Câu chuyện này lâu nay chúng ta cũng tính đến nhưng vẫn chưa triển khai được. Vị trí có thể tính đến là ở bán đảo Thanh Đa. Cốt lõi công trình đó phải đạt đến tầm cỡ, tức là nhìn thấy nó thì người ta biết ngay là TP.HCM", KTS Khương Văn Mười nêu quan điểm.Để phát huy hết tiềm năng, thế mạnh của bán đảo, KTS Ngô Viết Nam Sơn cho rằng đầu tiên bản quy hoạch không thể chỉ nhìn hạn hẹp trong ranh giới Bình Quới - Thanh Đa, mà phải nhìn rộng hơn trong tương quan tổng thể không gian đô thị bên này bán đảo và bên kia sông. Ranh giới nghiên cứu quy hoạch không chỉ là bờ sông bao quanh bán đảo, mà cần tính từ các trục giao thông huyết mạch xung quanh, ở bên kia sông. Nhiều chuyên gia cũng đồng tình, vị trí Bình Quới - Thanh Đa cần gia tăng kết nối với các khu vực lân cận như Thảo Điền, Trường Thọ, Rạch Chiếc thông qua hệ thống giao thông đường bộ (quy hoạch 3 - 4 cây cầu), đường thủy, các cây cầu đi bộ, thậm chí nghĩ tới hệ thống monorail, phát triển hệ thống bến du thuyền kết hợp không gian mặt nước...Cần ít nhất 3 - 4 cầu nối thẳng sang khu cảng Trường Thọ, khu đô thị An Phú, Linh Đông… “Các hồ sơ dự thi ý tưởng quy hoạch Thanh Đa cần nêu chi tiết vị trí xây dựng cầu. Giải được bài toán kết nối sẽ tạo nên cơ hội và động lực mới, thúc đẩy việc khai thác tiềm năng bảo tồn, chỉnh trang, và phát triển các khu đô thị trên bán đảo Thanh Đa cũng như các khu bên kia sông”, KTS Ngô Viết Nam Sơn nói thêm.Bên cạnh chức năng kiến tạo không gian sống hiện đại, sinh thái với chất lượng sống cao, bán đảo Bình Quới - Thanh Đa còn giàu tiềm năng để định vị là điểm đến vui chơi, nghỉ dưỡng, nơi diễn ra các hoạt động du lịch, triển lãm văn hóa nghệ thuật hàng đầu của TP.HCM. Từ đó mang lại giá trị kinh tế, phát triển du lịch dịch vụ, thương mại, giúp tạo công ăn việc làm, mang đến thu nhập bền vững, làm giàu cho người dân. Cũng từ đó, đời sống tinh thần của người dân được nâng cao.Việc tổ chức cuộc thi khẳng định quyết tâm thay đổi "vận mệnh" Bình Quới - Thanh Đa của TP.HCM. Các chuyên gia kỳ vọng, với sự góp sức của các đơn vị quy hoạch, kiến trúc tầm cỡ quốc tế, sớm đưa bán đảo Bình Quới - Thanh Đa lột xác trở thành trung tâm về đô thị - du lịch sinh thái tầm vóc quốc tế, mang lại giá trị thụ hưởng lớn cho chính người dân nơi đây.Nói về việc quy hoạch Thanh Đa nhiều lần bị lỡ hẹn, theo KTS Võ Kim Cương, nguyên Phó kiến trúc sư trưởng TP.HCM, bên cạnh những khó khăn, tồn tại cũ như quy mô dự án quá lớn, nguồn vốn cao, khả năng thu hút nhà đầu tư thấp, thì một phần do quy hoạch, định hướng phát triển và cách làm trong giai đoạn trước chưa phù hợp, khiến dự án không khả thi, dùng dằng mãi không thể dứt điểm. Trong lần trở lại này, cuộc thi kỳ vọng tìm ra được quy hoạch phù hợp, khả thi, từ đó hấp dẫn được các nhà đầu tư cùng tham gia. TP.HCM quyết tâm “hồi sinh” vùng đất này khi đưa dự án Bình Quới - Thanh Đa vào danh mục các dự án tiêu biểu cấp TP thi đua chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025), với mục tiêu đến ngày 30.4 sẽ hoàn thành tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư dự án.
Giá heo hơi tiếp tục được điều chỉnh theo xu hướng tăng lên. Tại miền Bắc, thương lái tại nhiều địa phương tăng giá thu mua thêm 1.000 đồng/kg so với ngày hôm qua.
Trồng ớt lãi lớn nhờ giá cao ngất ngưởng
Ví phòng trọ như lò bát quái, Nguyễn Thị Hiền Ngân (23 tuổi), đang ở trên đường Lê Trọng Tấn (Q.Tân Phú), chia sẻ: “Vì mình làm gần đây nên thuê phòng trọ ở đó đi lại cho tiện. Hơn nữa, phòng trọ mình thuê ở khu sinh viên nên giá cả cũng hợp lý. Vì vậy mà dù có nóng cũng cố chịu”.