Tổng thống Putin nói chưa có kế hoạch đưa vũ khí hạt nhân vào không gian
Hầu hết các địa phương còn lại đều giao dịch heo hơi trong khoảng 59.000 - 62.000 đồng/kg. Công ty Chăn nuôi C.P Việt Nam cũng đã điều chỉnh giá heo hơi khu vực này tăng lên 1.000 đồng, đạt mức giá bình quân 63.000 đồng/kg trên cả nước.Nhà hàng Hồi giáo ở TP.HCM tấp nập khách Malaysia, Indonesia: 'Món ăn phải đúng chuẩn'
Theo chị Trần Thu Hà, Phó bí thư Thành đoàn, Chủ tịch Hội Sinh viên Việt Nam TP.HCM, giải chạy bộ hưởng ứng chương trình "Bước chân xanh" có sự tham gia của hơn 3.000 bạn trẻ, cùng nhiều đơn vị đồng hành, hỗ trợ với mong muốn khuyến khích tất cả mọi người tăng cường tập luyện thể dục thể thao, nâng cao sức khỏe để góp phần xây dựng và phát triển xã hội ngày một tốt hơn.
Màu xanh tình nguyện
Chị Mai Liễu cùng cô con gái đang ríu rít nói cười, cẩn thận xếp gọn túi quà tết. Lần nào cũng vậy, chuyến xe này luôn khiến chị an tâm nhất, đưa mẹ con chị về nhà, nơi có vòng tay gia đình đang ngóng đợi.Những ngày cuối năm, người người vội vã ngược xuôi, ai cũng mong kịp chuyến xe để về quê đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. Chị Mai Liễu đang đưa giỏ quà tết lên xe ngay trước văn phòng, cười nói: “Tôi làm việc ở đây hơn 7 năm và năm nào cũng cảm thấy thật tự hào khi được tập đoàn quan tâm quá chu đáo luôn. Nhờ có chuyến xe này mà năm nào tôi cũng an tâm không cần lo lắng vé về quê cho cả gia đình”.Đứng bên cạnh, anh Quốc Vương quê ở Bình Định cũng đang cẩn thận buộc lại những túi quà tết, tiếp câu chuyện của mình: “Đây là lần đầu tiên tôi được trải nghiệm cảm giác được công ty tổ chức đưa về quê ăn tết. Không chỉ tôi, mà cả gia đình tôi đều cảm nhận được sự ấm áp mà Tập đoàn CT Group mang lại”.Chị nói Tường Vi tiếp lời: “Biết là kinh tế khó khăn lắm nhưng CT Group cũng đã lo đầy đủ lương thưởng cho CBNV ăn tết vui vẻ”.Anh Ngọc Hoan xúc động chia sẻ: “Tết năm nay tập đoàn thực hiện chính sách Phúc lợi 360 độ mới, ba mẹ tôi ở quê cũng được chăm sóc, cuộc sống gia đình tôi ngày càng tốt hơn”.Anh Quốc Nhất cho biết: “Tết năm nay tập đoàn công bố kế hoạch Future Zone, nơi đây không chỉ là vùng đất công nghệ đỉnh cao cho giới trẻ quốc tế mà còn là thiên đường làm việc cho CBNV với mô hình văn phòng như resort nhưng là hitech, chúng tôi quá hào hứng”.Khi chiếc xe lăn bánh, những tiếng cười nói râm ran, tiếng trẻ con reo lên thích thú khi nhìn qua cửa kính. Những lời cảm ơn chân thành vang lên làm ấm lòng mọi người. Ai nấy đều rạng rỡ, mang theo hành trang không chỉ là quà tết mà còn là niềm vui dâng trào và niềm tin về một năm mới bình an, tin tưởng vào tương lai phát triển thịnh vượng của dân tộc…
Theo đó, dưới sự hướng dẫn của giáo viên Dương Thái Trân, tổ công nghệ Trường THCS Colette, học sinh lớp 7/8 của trường này đã chia thành 4 nhóm học tập ứng dụng công nghệ thông tin, trí tuệ nhân tạo để thực hiện dự án chủ đề Công dân số chung tay bảo vệ rừng, gồm: Nghiên cứu thực trạng của rừng ở Việt Nam; Hoạch định chiến lược bền vững cho rừng; Sáng tạo nội dung bảo vệ rừng trên nền tảng số; Kết nối công dân số cùng nghệ thuật giữ rừng. Các nhóm đã lần lượt thực hiện, giới thiệu các sản phẩm video kết hợp với tiểu phẩm, biển báo "biết nói", sách lật trực tuyến…Bắt đầu từ bản tin trên Báo Thanh Niên thống kê về các vụ cháy rừng và diện tích rừng bị ảnh hưởng trong năm 2023 và nửa đầu năm 2024, nhóm Nghiên cứu thực trạng của rừng ở Việt Nam đã sử dụng các công cụ hỗ trợ như Moescape AI, Vbee.com, Canva.com thực hiện sản phẩm là video kết hợp tiểu phẩm Lời kêu cứu của muôn loài chỉ ra những nguyên nhân cháy rừng, vai trò của rừng và sự cần thiết phải bảo vệ.Còn nhóm Hoạch định chiến lược bền vững thì lấy ý tưởng từ những biến báo hiệu lệnh, chỉ đường và báo cấm trong giao thông, sử dụng ứng dụng Artivive, Canva.com để lan tỏa thông điệp chung tay vì một môi trường xanh. Đồng thời kêu gọi mọi người báo ngay cho gác rừng khi có hỏa hoạn, chăm sóc động vật quý hiếm, cây rừng; nêu những việc không nên làm như phá hoại chặt phá rừng, giết hại động vật…Còn nhóm Kết nối công dân số với nghệ thuật giữ rừng đã lấy ý tưởng từ nhân vật truyền cảm hứng có hành trình gắn bó gần 50 năm với quá trình phát triển rừng Cần Giờ là ông Trần Minh Tùng, tổ bảo vệ rừng Cần giờ, để thực hiện sách trực tuyến tổng hợp các loại thiết bị bảo vệ rừng. Sách nhằm nâng cao kiến thức, tạo động lực cho các thế hệ sau quan tâm, tiếp nối nghề giữ rừng của thế hệ trước…Tham gia tiết học dự án môn công nghệ, học sinh Minh Trang, lớp 7/8, cho biết mỗi nhóm sẽ có sự phân công nhiệm vụ học tập dựa trên sở trường và năng lực của từng cá nhân. Bạn nào có khả năng tra cứu, tìm tòi thì nhận nhiệm vụ tìm nguồn, tổng hợp dữ liệu. Bạn nào có khả năng ứng dụng công nghệ, thiết kế thì nhận trách nhiệm thực hiện sản phẩm trên các nền tảng ứng dụng mà học sinh cũng như các trường đang cho phép thực hiện… Các sản phẩm khi hoàn thiện làm sao phải thể hiện về kiến thức và ứng dụng công nghệ, dễ hiểu, cuốn hút người xem, lan tỏa thông điệp giáo dục mà dự án hướng tới.Là giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện dự án học tập, cô Dương Thái Trân chia sẻ: "Công nghệ thông tin và trí tuệ nhân tạo đang tham gia và tạo ra nhiều thay đổi trong giáo dục. Điều này cũng tạo ra cơ hội và thách thức với việc dạy và học môn công nghệ với giáo viên và học sinh. Với mong muốn cung cấp kiến thức, đồng thời thúc đẩy, khuyến khích học sinh sử dụng những thiết bị, công cụ kỹ thuật số và kỹ năng của công dân số, giáo viên cùng học sinh đã thực hiện dự án này để tuyên truyền giá trị bảo vệ rừng trong học sinh nói riêng và cộng đồng nói chung".Tiến sĩ Phạm Đăng Khoa, Trưởng phòng GD-ĐT quận 3, cho hay tiết học dự án của môn công nghệ thể hiện lát cắt sinh động của hoạt động giáo dục sử dụng công nghệ, ứng dụng trí tuệ nhân tạo. Trong bối cảnh xã hội thay đổi thường xuyên, liên tục bởi công nghệ thì việc dạy và học không thể đứng ngoài. Thách thức này là cơ hội để giáo viên cập nhật ứng dụng, để làm mới phương pháp giảng dạy thu hút học sinh đến với môn học. Điều này đặc biệt có giá trị với quá trình tổ chức tiết học theo Chương trình GDPT 2018 phát triển năng lực, định hướng nghề nghiệp cho học sinh THCS, THPT.
Mỗi tháng chặn khoảng 50 triệu tin nhắn rác, 50.000 thuê bao lừa đảo
Ngày 20.3, tại Đắk Lắk, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam công bố quyết định thành lập và ra mắt NHNN khu vực 11; đồng thời tổ chức hội nghị đẩy mạnh tín dụng ngân hàng, góp phần tăng trưởng kinh tế.NHNN khu vực 11 gồm 5 tỉnh Tây nguyên: Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum, Đắk Nông và Lâm Đồng. Trụ sở NHNN khu vực đặt tại Đắk Lắk. Ông Nguyễn Kim Cương giữ chức quyền Giám đốc NHNN khu vực 11.NHNN khu vực 11 quản lý 32 TCTD đang hoạt động với 115 chi nhánh cấp 1, 5 chi nhánh ngân hàng chính sách xã hội và 51 Quỹ tín dụng nhân dân (QTDND); với 1.175 chi nhánh cấp 2, phòng giao dịch...Phát biểu tại hội nghị đẩy mạnh tín dụng ngân hàng nhằm góp phần tăng trưởng kinh tế khu vực 11, Phó thống đốc Đoàn Thái Sơn cho biết năm 2025, NHNN xây dựng chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng khoảng 16%, cao hơn các năm trước. Ngay từ cuối năm 2024, NHNN đã thông báo chỉ tiêu cho các TCTD để chủ động đáp ứng vốn cho nền kinh tế; đồng thời NHNN sẽ theo dõi diễn biến kinh tế vĩ mô và tình hình thực tế để chủ động điều chỉnh chỉ tiêu TTTD.Ông Sơn cũng đề nghị các TCTD quyết liệt thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn, tăng khả năng tiếp cận tín dụng đối với khách hàng; tập trung đáp ứng nhu cầu vốn cho lĩnh vực ưu tiên, lĩnh vực sản xuất kinh doanh, động lực tăng trưởng kinh tế, kiểm soát tín dụng các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro; phát triển các sản phẩm tín dụng, dịch vụ ngân hàng phù hợp với đặc thù của từng đối tượng khách hàng... Đồng thời, nâng cao chất lượng hoạt động thông tin tín dụng của ngành nhằm nâng cao khả năng thu thập, cung cấp thông tin tín dụng khách hàng vay, từ đó hỗ trợ cho TCTD tăng cường cho vay; tạo thuận lợi cho ngân hàng CSXH triển khai các chương trình tín dụng chính sách đến người nghèo, đối tượng chính sách, hộ đồng bào dân tộc thiểu số...Theo NHNN khu vực 11, tính đến 28.2.2025, tổng dư nợ tín dụng khu vực này đạt trên 590.000 tỉ đồng, tăng 0,54% so với cuối năm 2024, chiếm khoảng 3,75% tổng dư nợ toàn nền kinh tế. Cơ cấu tín dụng phù hợp với định hướng phát triển kinh tế của vùng, như: tín dụng cho ngành thương mại, dịch vụ chiếm hơn 54%, ngành nông, lâm, thủy sản chiếm khoảng 33%. Tín dụng đã tập trung cho các lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ, NHNN…