QT Gaming: Địa điểm 'chuẩn' cho game thủ PUBG Bình Tân
Mạng xã hội chia sẻ bài đăng cùng dòng trạng thái: "Có những điều mà đi suốt chặng đường đời này chúng ta không được phép quên". Kèm với đó là hình ảnh chiếc phong bì đã cũ được viết chữ bên ngoài với nội dung: "Bố gửi con số tiền 800.000 đồng (tám trăm nghìn đồng)... Người nhận là Quách Thị Sơn, học sinh lớp 12D Trường Dân tộc nội trú tỉnh Hòa Bình, số điện thoại: 0165794xxx".Nét chữ mộc mạc, chân thành của người cha chất chứa tình thương vô bờ. Ai nấy đều rưng rưng nhớ lại kỷ niệm một thời nhận tiền trợ cấp từ cha mẹ gửi khi đi học xa nhà. Tài khoản Hồng Thắm bình luận: "Ngày ấy số tiền thế này chắc chắn để đóng khoản gì đó. Chúng ta của những năm tháng đấy không dám ăn vặt hay tiêu linh tinh bất kể thứ gì. Tui vẫn nhớ năm lớp 12 vì tiếc tiền nên chỉ đăng ký và mua đúng một bộ hồ sơ thi duy nhất một trường ĐH, không đăng ký bất kể trường khác, mọi thứ như mới hôm qua". Bạn Chung Bùi viết: "Làm sao có thể quên những đồng tiền chắt chiu của bà, bố mẹ dành cho chúng ta những năm tháng nội trú cơ chứ, nhớ bà, nhớ bố lắm". Người con nhận được chiếc phong bì trên là chị Quách Thị Son (31 tuổi, quê ở Hòa Bình). Chị Son cho biết, đó là số tiền bố gửi vào năm 2012, cách đây 13 năm. Gần đây, chị tìm lại giấy tờ vô tình nhìn thấy chiếc phong bì nên chụp và đăng tải lên trang cá nhân để làm kỷ niệm. Hiện giờ số điện thoại được cha ghi trong phong bì đã đổi đầu số, chị cũng không còn sử dụng số cũ. Cha mẹ chị Son làm nông vất vả nên thời đó số tiền 800.000 đồng không phải ít, có khi cả tháng mới kiếm được từng đó gửi cho con đi học. "Mình vẫn nhớ như in có lần về nhà mẹ vay mãi mới được ít tiền cho con cầm lên trường. Lúc ra khuất khỏi nhà mình khóc rất nhiều vì thương bố mẹ. Sau này mình phân vân nhiều lắm và rồi cuối cùng quyết định không học lên tiếp nữa. Mình hiện đã lấy chồng và kinh doanh, buôn bán nhỏ lẻ, đã có hai con và thường xuyên qua thăm bố mẹ", chị Son nói. 13 năm trước, chị học ở trường nội trú, dù được nhà trường lo cơm mỗi ngày hai bữa nhưng vẫn cần chút tiền để chi tiêu, ăn uống mỗi khi học thêm từ chiều đến tối. Chị có một chiếc hộp cất giữ những giấy tờ quan trọng và chiếc phong bì này chị đặt vào đó như một kỷ niệm khó quên về sự hy sinh vất vả của đấng sinh thành. Và những năm tháng học ở trường nội trú là một phần ký ức đẹp của chị Son. Những hình ảnh giản dị về tình thương cha mẹ dành cho con khiến nhiều người cảm thấy thiêng liêng và hạnh phúc. Những đồng tiền cha mẹ gửi con đi học xa nhà chất chứa biết bao hy sinh, lo toan và yêu thương vô điều kiện. Các con cũng luôn nhìn vào đó làm hành trang, điểm tựa phấn đấu trong học tập và cả cuộc sống sau này.Gần 400 tour, sản phẩm... kích cầu được tung ra trong Ngày hội Du lịch TP.HCM
Sau loạt bài điều tra Tội ác trong một mái ấm (Báo Thanh Niên số ra ngày 4, 5.9.2024), Ban giám đốc Công an TP.HCM đã chỉ đạo Công an Q.12, Phòng Cảnh sát hình sự phối hợp các đơn vị khẩn trương xác minh, điều tra xử lý. Cho đến nay, Công an TP.HCM đã khởi tố 4 người làm việc tại Mái ấm Hoa Hồng (Q.12). Cụ thể, khởi tố bị can, lệnh tạm giam Giáp Thị Sông Hương (51 tuổi, ở Q.Gò Vấp, là chủ cơ sở Mái ấm Hoa Hồng), Nguyễn Thị Ngọc Cẩm (47 tuổi, quê Đồng Nai) và Diệp Ngọc Tuyền (48 tuổi, quê Sóc Trăng); khởi tố cho tại ngoại đối với bảo mẫu Trang Mỹ Nhanh (72 tuổi, ở Q.11). 4 bị can này đều bị khởi tố để điều tra về tội hành hạ người khác do trước đó đã bạo hành trẻ ở Mái ấm Hoa Hồng.Theo điều tra của công an, trong quá trình chăm sóc các cháu hằng ngày tại Mái ấm Hoa Hồng, bị can Hương và Nhanh và Cẩm, Tuyền đã có những hành vi đe dọa, đối xử tàn ác, đánh hàng chục cháu bé và lặp đi lặp lại nhiều lần.Theo công an, đến nay đủ cơ sở xác định trong lúc chăm sóc trẻ, bị can Giáp Thị Sông Hương và một số bảo mẫu thường xuyên dùng tay xách người, ném lật úp lên nệm, đánh vào tay, chân… các bé. Bảo mẫu còn ngồi lên người trẻ sơ sinh, bóp đầu, bóp miệng, tát, đấm liên tiếp. Có bé bị đánh đến chảy máu miệng.Ngay sau khi tiếp nhận nguồn tin của PV Báo Thanh Niên trình báo về sự việc một số bảo mẫu tại Mái ấm Hoa Hồng địa chỉ tại L50, đường Tô Ký, P.Trung Mỹ Tây, Q.12 có hành vi đánh đập, ngược đãi đối với trẻ đang được nuôi dưỡng tại mái ấm này, Giám đốc Công an TP.HCM và Phó giám đốc - Thủ trưởng Cơ quan CSĐT Công an TP.HCM đã chỉ đạo Phòng Cảnh sát hình sự và Công an Q.12 khẩn trương kiểm tra, xác minh nguồn tin; phối hợp chính quyền địa phương tổ chức kiểm tra trực tiếp. Cho đến nay, Công an TP.HCM đã khởi tố tổng cộng 4 bị can nêu trên.Trước đó, tháng 10.2024, Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an TP.HCM có văn bản thông báo tìm nhân chứng, người đã nhận con nuôi từ Mái ấm Hoa Hồng hoặc từ bà Giáp Thị Sông Hương, người gửi hoặc cho con, người từng ủng hộ tiền hoặc vật chất khác và người có tài liệu liên quan đến việc hành hạ trẻ em của Mái ấm Hoa Hồng; đề nghị đến Cơ quan CSĐT Công an TP.HCM để cung cấp thông tin, phối hợp điều tra, làm rõ vụ việc.Theo Công an TP.HCM, Mái ấm Hoa Hồng được Phòng LĐ-TB-XH Q.12 cấp phép hoạt động từ tháng 7.2023, do bà Giáp Thị Sông Hương là người đại diện pháp luật và trực tiếp quản lý. Cơ sở có 12 nhân viên bảo mẫu và 2 nhân viên lái xe. Tại thời điểm kiểm tra, có 86 cháu bé thuộc diện trẻ em mồ côi (từ 2 tháng - 3 tuổi) đang được nuôi dưỡng tại cơ sở, vượt quá số lượng cấp phép là 47 trẻ.Theo giấy phép hoạt động, đây là cơ sở trợ giúp xã hội ngoài công lập không thu phí có chức năng trợ giúp, nuôi dưỡng các trẻ em cơ nhỡ, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em bị mồ côi, sống lang thang. Phòng LĐ-TB-XH Q.12 cho biết, dù chỉ được cấp giấy phép hoạt động chỉ 39 trẻ nhưng tại thời điểm kiểm tra ngày 4.9, cơ sở này có đến 86 trẻ, vượt 47 trẻ.Sau vụ việc ở Mái ấm Hoa Hồng, Phòng LĐ-TB-XH Q.12 đã thu hồi giấy phép hoạt động của mái ấm này. Sau loạt bài điều tra Tội ác trong một mái ấm đăng trên Báo Thanh Niên, đến nay, hơn 80 trẻ tại Mái ấm Hoa Hồng đã được đưa về các mái ấm công lập thuộc Sở LĐ-TB-XH để chăm sóc, nuôi dưỡng (gồm Trung tâm bảo trợ trẻ em Tam Bình; Làng Thiếu niên Thủ Đức; Trung tâm nuôi dưỡng bảo trợ trẻ em Gò Vấp).Hiện Cơ quan CSĐT Công an TP.HCM tiếp tục điều tra, làm rõ hành vi của các đối tượng có liên quan để xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật. Đồng thời rà soát, làm rõ những sơ hở, thiếu sót trong quá trình quản lý các cơ sở bảo trợ xã hội đề kiến nghị cơ quan, tổ chức có liên quan khẩn trương khắc phục, không để xảy ra vụ việc tương tự.
Hơn 5 triệu học sinh tham gia ngày hội 'Thiếu nhi vui khỏe'
"Năm nay, tôi ghi nhận xu hướng tìm kiếm những món quà ngoài hoa tươi rất nhiều, tăng từ 5 - 10%. Từ đó cho thấy, khách hàng đã thay đổi dần từ mặt hàng hoa truyền thống, đậm tinh thần, sang những món quà có giá trị lâu dài hoặc dinh dưỡng, sức khỏe, trang trí để tặng cho những người phụ nữ. Mức giá trung bình cho một đơn hàng quà tặng 8.3 năm nay ở sàn tương đối cao so với mặt bằng chung, dao động từ 700.000 – 750.000 đồng/đơn hàng", ông Tuấn cho hay.
Tin vui với người xem kịch là nhiều nghệ sĩ tên tuổi đồng ý tham gia cùng các bé trong lần tái diễn này, như "Chuông vàng vọng cổ" Võ Minh Lâm, diễn viên Lê Hồng Thắm, Lê Chi Na, Kỳ Thảo… Với sự hội ngộ hai lớp diễn viên, Thiên thần nhỏ của tôi hứa hẹn sẽ lại là món quà đặc biệt của sân khấu Hồng Hạc dành cho khán giả trong dịp hè 2024.
'Rùng rợn' ô tô con dừng đèn vàng bị xe ben tông văng: Tài xế nào sai?
Đội tuyển Việt Nam đã ngược dòng đánh bại Thái Lan với tỷ số 3-2 ở trận chung kết lượt về, qua đó trở thành nhà vô địch AFF Cup 2024. Các học trò HLV Kim Sang-sik đã vượt qua vô vàn khó khăn trên sân Rajamangala, từ chấn thương của Xuân Son, pha ghi bàn thiếu fair-play của Supachok Sarachat đến áp lực rất lớn từ CĐV Thái Lan. Khó khăn chồng chất, nhưng tất cả chỉ tô đậm thêm bản lĩnh của đội tuyển Việt Nam với màn ngược dòng kinh điển, qua đó trở thành tân vương Đông Nam Á. HLV Kim Sang-sik chia sẻ sau trận: "Đây mới chỉ là khởi đầu của những gì tôi sẽ chinh phục cùng Việt Nam. Sau giải này sẽ là Asian Cup và SEA Games. Đây mới chỉ là khởi đầu thôi, trên hành trình tôi cùng đội tuyển Việt Nam sẽ sải bước qua. Chúng tôi muốn cảm ơn tất cả người hâm mộ đã vượt xa đến đây để chứng kiến chức vô địch của đội tuyển Việt Nam. Tôi đã trả qua nhiều câu chuyện và giờ vô địch cùng đội tuyển Việt Nam.Phóng viên Báo Thanh Niên đặt câu hỏi: "Ông đã giữ Tuấn Hải trên ghế dự bị trong phần lớn các trận ở AFF Cup 2024, nhưng lại sử dụng anh ở chung kết để rồi Tuấn Hải đã ghi 2 bàn thắng. Đó có phải là bất ngờ thú vị ông dành cho THái Lan". HLV Kim Sang-sik đáp lời: "Khi tôi chuẩn bị cho các trận đấu, tôi luôn nghĩ tới cách phải thắng bằng được. Với Tuấn Hải, dù không ra sân nhiều nhưng cậu ấy luôn tận hiến, tập luyện chuyên nghiệp và nỗ lực trên sân tập. Tôi đã nghĩ cậu ấy có thể làm được điều gì đó ở trận chung kết này. May mắn là Tuấn Hải đã tỏa sáng. Cảm ơn cậu ấy vì điều đó, vì đã luôn cố gắng và chuyên nghiệp". Báo Thanh Niên hỏi tiếp: "HLV Ishii nói bàn thắng thiếu fair-play của Thái Lan là một pha lập công đẹp. Ông nghĩ sao?" HLV Kim Sang-sik trả: "Trước tiên, tôi muốn nói về bàn thắng của Thái Lan. Tôi thất vọng về cách hành xử của họ. Đó không phải bàn thắng thực sự đúng nghĩa đâu. Nhưng quan trọng là, chúng tôi đã nỗ lực để có được chiến thắng này". Mọi chiến thắng đều có giá trị của nó. Xin chúc mừng thầy trò HLV Kim Sang-sik!Xem ASEAN Mitsubishi Electric Cup 2024 trực tiếp & trọn vẹn trên FPT Play, tại: http://fptplay.vn