Nội thất tái chế - cách đón năm mới với năng lượng tích cực, hữu ích nhất
Ông Điệp cho rằng, việc đầu tư hiện đang chưa đáp ứng được yêu cầu. Để 100% người dân được sử dụng nước sạch Việt Nam sẽ phải đầu tư lớn. Đây là con số rất thách thức trong bối cảnh các nguồn lực đầu tư còn hạn chế.Tay đua khoác áo lính tạo kỷ lục cực kỳ ấn tượng giải xe đạp 'Về Điện Biên Phủ 2024’
Khoảnh khắc Suphanat Muenta bật cao đánh đầu chéo góc đẹp mắt để đội tuyển Thái Lan ấn định chiến thắng 3-1 trước Philippines, những tinh túy của đội bóng xứ chùa vàng đã phát lộ. Dù cạn kiệt thể lực trước dàn sao trẻ của Philippines, bị dồn ép và trói buộc bởi gánh nặng tâm lý nặng nề, nhưng Thái Lan vẫn tìm được đường thắng. Ở sân chơi Đông Nam Á, "Voi chiến" vẫn vô cùng bản lĩnh. Việc bị dồn vào thế chân tường chỉ có thể làm khó, chứ không hạ gục được thầy trò HLV Masatada Ishii.Bản lĩnh của người Thái đến không chỉ từ kinh nghiệm dạn dày, mà còn được tạo dựng nền tảng từ đẳng cấp chiến thuật. Đội tuyển Thái Lan kiểm soát bóng tốt, đan bóng nhuần nhuyễn, phối hợp đập nhả nhịp nhàng, lớp lang với khả năng chuyền bóng và di chuyển tìm kiếm không gian đều vượt trội mặt bằng Đông Nam Á. Tư duy chiến thuật và kỹ thuật đồng đều của các thế hệ cầu thủ giúp Thái Lan duy trì sự thống trị lâu dài tại AFF Cup, với 4 chức vô địch trong 5 giải đấu gần nhất. Dưới bàn tay huấn luyện của HLV Ishii, Thái Lan thậm chí còn nguy hiểm hơn xưa. Bởi thay vì chỉ thuần túy đập nhả bóng ngắn như thời được CĐV gọi với cái tên Thai-tik-tok để mô tả nhịp chuyền chuẩn xác như nhịp kim đồng hồ, Thái Lan giờ chơi bóng dài, đánh biên cũng rất đáng xem. Hai trong ba bàn thắng giúp Thái Lan hạ Philippines, hay rất nhiều pha lập công đã có vào lưới Timor Leste, Singapore, Campuchia mà học trò ông Ishii ghi được đều đến từ mảng miếng trước kia chưa từng là sở trường của Thái Lan. HLV Ishii đang có nhiều thành tố để tạo nên mảng miếng đánh biên đặc sắc. Đó là bộ đôi hậu vệ cánh Suphanan Bureerat và Nicholas Mickelson, trong đó Bureerat là "máy tạt" của Thái Lan với những đường treo bóng có độ chuẩn xác cao. Trong vòng cấm, Thái Lan sở hữu Patrick Gustavsson - tiền đạo Thái kiều với thể hình lý tưởng (1,84 m) cùng năng lực không chiến ấn tượng, bên cạnh Suphanat Muenta dù không cao lớn, song có kỹ năng chọn vị trí thính nhạy. Ngoài ra, những cầu thủ đánh đầu tốt như Jonathan Khemdee, Pansa Hemviboon hay Chalermsak Aukkee cũng giúp "Voi chiến" có thêm ý tưởng. Nhờ bóng bổng, Thái Lan đã có thêm vũ khí giải mã những hàng thủ cứng cỏi. Tuy nhiên, Thái Lan không tạt cánh đánh đầu một cách chân phương. Học trò HLV Ishii có rất nhiều phương án đánh biên như trả ngược tuyến hai, căng ngang, tạt bóng tầm thấp... nhờ các mũi nhọn cực "quái" và giỏi xoay xở trong không gian hẹp. Để đứng vững trước Thái Lan, đội tuyển Việt Nam phải bịt kín hai biên.Ông Kim đã dùng nhiều bộ khung phòng ngự để "chốt" được 3 trung vệ tối ưu: Duy Mạnh, Thành Chung và Tiến Dũng. So với giai đoạn khủng hoảng thời HLV Philippe Troussier, đội tuyển Việt Nam đã thủ tốt hơn. Song, nhìn vào 2 trận bán kết với Singapore, vẫn xuất hiện sự lúng túng trong các pha chọn điểm rơi, đọc tình huống hay bọc lót hỗ trợ của các hậu vệ. Đội quân non trẻ của Singapore hay Indonesia chưa đủ sắc bén để tận dụng sai sót của hàng thủ Việt Nam. Dù vậy, Thái Lan là câu chuyện khác. Nhiều khả năng, đội tuyển Việt Nam phải căng mình phòng ngự chịu đựng áp lực ngay cả khi đá trên sân nhà Việt Trì. Để chặn đứng những pha phối hợp xuyên tuyến sắc sảo và lớp lang của Thái Lan, đội tuyển Việt Nam cần giữ cự ly đội hình hợp lý, phối hợp áp sát và kèm người chặt chẽ. Cần vững vàng trong những pha không chiến với mẫu tiền đạo như Gustavsson hay Suphanat. Mọi sai lầm đều có thể bị trừng phạt, khi đối thủ ở đẳng cấp cao như Thái Lan. Ngoài ra, vai trò của hai cầu thủ đá biên rất quan trọng. Nhưng, đây lại là vị trí để lại dấu hỏi lớn nhất khi HLV Kim Sang-sik đã xoay tua hậu vệ cánh liên tục trong 6 trận đã qua. Với Tiến Anh, Văn Thanh và Xuân Mạnh ở biên phải cùng Văn Vĩ, Văn Khang ở biên trái, đội tuyển Việt Nam sẽ ra sân với đôi cánh nào, dàn trận phòng ngự che kín hai biên ra sao? Hy vọng trong 3 ngày chuẩn bị ngắn ngủi, ông Kim đã tìm ra giải pháp. Bạn có thể chọn 1 mục. Bình chọn của bạn sẽ được công khai.Việt Nam thắng Thái LanViệt Nam hòa Thái LanViệt Nam thua Thái LanXem ASEAN Mitsubishi Electric Cup 2024 trực tiếp & trọn vẹn trên FPT Play, tại: http://fptplay.vn
Công trình bích họa 'Việt Nam tươi đẹp' có diện tích gần 600 mét vuông
Hôm qua (25.1), ban tổ chức SEA Games 33 đã thông qua điều lệ chỉ cho phép các cầu thủ U.22 (dự kiến sinh từ ngày 1.1.2003 trở đi) tham dự môn bóng đá nam. Đồng nghĩa, các đội bóng trong đó có U.22 Việt Nam chỉ được sử dụng đội hình thuần túy gồm các cầu thủ dưới 23 tuổi. Sẽ không có chuyện được sử dụng từ 2 đến 3 cầu thủ quá tuổi như trước đây.Luật chơi tại SEA Games 33 vạch ra thử thách không nhỏ cho U.22 Việt Nam, nhất là khi nhìn vào chiều dài lịch sử, không khó nhận ra cả hai tấm HCV của bóng đá Việt Nam có dấu ấn rất lớn từ những cầu thủ quá tuổi trong đội hình.Tại SEA Games 30, ban tổ chức cho phép mỗi đội đăng ký 2 cầu thủ quá tuổi. HLV Park Hang-seo đã tận dụng cơ hội để đăng ký Đỗ Hùng Dũng và Nguyễn Trọng Hoàng vào danh sách. Đây là quyết định chính xác, khi 2 cựu binh đều chơi rất ổn định và kinh nghiệm, góp công lớn trên hành trình vô địch với thành tích bất bại của U.22 Việt Nam. Hùng Dũng trở thành ông chủ tuyến giữa, hỗ trợ cho Nguyễn Hoàng Đức và Nguyễn Đức Chiến. Còn Trọng Hoàng là mũi lao bền bỉ ở hành lang phải, giải phóng khoảng trống cho các chân sút trẻ như Hà Đức Chinh, Nguyễn Tiến Linh.Đến SEA Games 31, khi vào vai chủ nhà, Việt Nam cho phép mỗi đội đăng ký 3 cầu thủ quá tuổi. Lần này, lựa chọn của ông Park là Hùng Dũng, Hoàng Đức và Tiến Linh. Một lần nữa, đây lại là lựa chọn sáng suốt khi các cựu binh không chỉ tạo nên sự chững chạc và khoa học cho lối đá, mà còn ghi những bàn thắng quan trọng. Đơn cử, Hùng Dũng là tác giả pha lập công vào lưới Myanmar ở vòng bảng. Sau đó, anh kiến tạo cho Tiến Linh đánh đầu tung lưới Malaysia trong hiệp phụ ở trận bán kết. Còn tại những giải đấu không được sử dụng cầu thủ quá tuổi (tính từ khi môn bóng đá nam SEA Games là câu chuyện của đội trẻ, không phải đội tuyển quốc gia), U.22 Việt Nam chưa từng đoạt HCV. Thậm chí, lọt vào chung kết cũng là nhiệm vụ khó khăn. Tại SEA Games 32 (năm 2023), U.22 Việt Nam của HLV Philippe Troussier chỉ đoạt HCĐ, bằng thành tích ở SEA Games 28 (năm 2015) của HLV Toshiya Miura. Hay tại SEA Games 29 (năm 2017), U.22 Việt Nam bị loại ngay vòng bảng dù ra quân với lứa cầu thủ chất lượng.Tất nhiên, thử thách tại SEA Games 33 là chuyện "khó người khó ta". Các đội sẽ đều chinh chiến với đội hình thuần trẻ. Khi không còn đàn anh làm điểm tựa, các cầu thủ trẻ phải tự đứng trên đôi chân của mình, trui rèn bản lĩnh thi đấu và kỷ luật chiến thuật để vượt qua chặng thi đấu dày đặc tại SEA Games.HLV Kim Sang-sik đang có trong tay một thế hệ giàu tiềm năng, với những cái tên ông đã lựa chọn đôn lên đội tuyển Việt Nam để bồi dưỡng như Bùi Vĩ Hào, Nguyễn Thái Sơn, Nguyễn Trung Kiên, Khuất Văn Khang, Nguyễn Đình Bắc, Nguyễn Văn Trường... Đó đều là những cầu thủ đã ít nhiều được ra sân tại V-League, hay từng tỏa sáng ở cấp độ trẻ. Tuy nhiên, cần nhìn nhận thực tế ngoại trừ Thái Sơn và Vĩ Hào, các cầu thủ trẻ còn lại đều chưa có đủ 30 trận thi đấu tại V-League. Một số cầu thủ cũng chỉ mới nổi lên thời gian qua như Đình Bắc hay Trung Kiên cần thêm thời gian để "ngọc thô" trở thành "ngọc tinh". Bản lĩnh, kinh nghiệm và khả năng điều chỉnh tâm lý của những ngôi sao này vẫn là dấu hỏi. HLV Kim Sang-sik khó trông đợi các cầu thủ này được ra sân thường xuyên. Bởi dùng cầu thủ trẻ thế nào là chiến lược của từng đội bóng. Nhà cầm quân người Hàn Quốc chỉ có thể tận dụng từng đợt tập trung để đan cài lứa trẻ với đàn anh, nhằm giúp các "măng non" hiểu được cần gì để trở thành những ngôi sao thực thụ. U.22 Việt Nam cũng sẽ có những chuyến tập huấn bổ ích trong năm nay, trước mắt là tham gia giải giao hữu quốc tế tại Trung Quốc vào tháng 3 tới để tự mài giũa.Phải "tự lực cánh sinh" tại SEA Games 33 cũng là... điều hay với U.22 Việt Nam. Ông Kim sẽ có căn cứ chuẩn xác nhất để đánh giá năng lực học trò. Cần những phép thử liều cao như vậy để cầu thủ trẻ tiến lên nấc thang đẳng cấp mới.
NSƯT Hữu Châu sinh ra trong một đại gia đình nghệ sĩ nổi tiếng của Sài Gòn, khi bà nội là bà bầu Thơ (chủ đoàn hát Thanh Minh - Thanh Nga lừng lẫy), ba là nghệ sĩ Hữu Thìn, cô ruột là NSƯT Thanh Nga, chú là NSƯT Bảo Quốc. Chính bởi cái nôi nghệ thuật đó đã đưa ông đến với nghề diễn một cách tự nhiên. Khi Hữu Châu sắp tốt nghiệp Trường Nghệ thuật sân khấu 2 (nay là Trường đại học Sân khấu Điện ảnh TP.HCM), gia đình ông rơi vào biến cố.Ông kể: "Tôi từng là công tử gia đình danh tiếng Sài Gòn, ở nhà 5 tầng lầu mặt tiền ngay trung tâm đường Trần Hưng Đạo. Cuộc sống của tôi từng rất sung sướng cho tới khi gia đình gặp biến cố. Trước đó, cô ruột tôi là nghệ sĩ Thanh Nga mất. Sau đó, lần lượt anh trai, rồi đến cha và bà nội của tôi qua đời, gia đình sụp hết. Từ một căn nhà 5 tầng lầu, gia đình chúng tôi chuyển sang ở một căn nhà mà chưa thể gọi là nhà. Căn nhà mà trời mưa là tất cả những gì dơ nhất là nó trôi vô, trời mưa thì dột không có chỗ ngủ. Khoảng thời gian đó có thể coi là nghèo khổ nhất, đói nghèo nhất, tự ti nhất và cũng có thể nói là đẹp nhất. Bởi tôi đã học được rất nhiều điều, và căn nhà đó cũng làm cho tình thương tràn đầy".Từ một "công tử" chính hiệu, nghệ sĩ Hữu Châu đã phải bước vào đời, mưu sinh với công việc bán báo cùng những vai diễn nhỏ lẻ để nuôi mẹ và hai em. Nam nghệ sĩ kể ông sống trong nghèo khổ khoảng 12 năm và vượt qua được bằng chính thực lực, nghề nghiệp và cách nhìn cuộc sống không bi kịch. Nhìn lại khoảng thời gian đã qua, nghệ sĩ Hữu Châu không xem đó là thiệt thòi, mà ông còn thấy biết ơn vì chính khoảng thời gian nghèo khó đó khiến ông trở thành người tốt hơn, sống biết suy nghĩ và có trách nhiệm với gia đình. Nam nghệ sĩ 6X tâm sự: "Ngày xưa tôi là công tử con nhà giàu, đâu có phục ai. Ra nghề cũng tự kiêu dòng họ, gia đình, tự kiêu mình có gốc gác nghệ thuật nên diễn được. Nhưng biến cố ập đến, tôi từ trên cao rớt xuống. Bây giờ ngồi nghĩ lại, tôi cảm ơn khoảng thời gian đó nhiều lắm. Tôi vượt qua hết tất cả, có lẽ vì trách nhiệm, tình thương đối với gia đình, đối với chính bản thân tôi. Tôi từng bước cố gắng, khi dành dụm được thì bắt đầu cất nhà, sắm đồ rồi cuộc sống cứ thế vượt qua".Cũng tại chương trình, NSƯT Hữu Châu dành thời gian để chia sẻ về nghề diễn. Nam nghệ sĩ kể năm 24 tuổi, ông tham gia hội diễn sân khấu và đoạt huy chương vàng. Từ đó, ông chợt nghĩ bản thân phải theo nghề, bắt đầu từ công việc tấu hề. Nghệ sĩ Hữu Châu nhớ lại: "Lúc đó người ta nói tấu hề là xàm, nhưng ai nói gì thì kệ, miễn mình được đứng trước đèn. Đứng trước đèn tức là mình còn được tồn tại, mình còn là diễn viên. Mình cứ diễn, miễn không làm gì sai trái, tục tĩu, đưa cái xấu đến khán giả thôi. Nhiều hôm trời mưa lất phất, bên dưới hàng ghế chỉ có hai khán giả, trên này Hữu Châu, Hữu Nghĩa, Minh Nhí vẫn diễn bình thường. Mình vượt qua hết và khá lên hồi nào không hay".Từ câu chuyện về cuộc đời mình, nam nghệ sĩ gửi gắm lời khuyên đầy ý nghĩa dành cho thế hệ diễn viên trẻ. NSƯT chia sẻ khi trải qua biến cố, ông nhận ra bản thân không được phung phí, không được tỏ vẻ ta đây mà phải sống sao cho mọi người thương. Ngoài việc phải rèn luyện chuyên môn nghề, ông cho rằng quan trọng là phải sống tốt, làm việc đàng hoàng, tử tế, dẹp bỏ sự nóng nảy, kiêu ngạo."Các em chỉ mới đóng một vai, chưa là gì cả. Bản thân tôi đây, có 200 vai, đã theo nghề 40 năm rồi mà nhiều lúc còn không được kiêu căng, ngạo mạn nữa mà. Mình có thể tự hào chứ đừng kiêu căng, ngạo mạn, đừng ra vẻ ta đây. Dù Hữu Châu có giỏi cỡ nào đi nữa mà tính tình kỳ cục thì cũng chẳng ai mời. Bên cạnh đó, các em nhỏ phải nhớ một điều, khi gặp những điều bất như ý, khó khăn trong cuộc sống thì đừng nản lòng mà hãy xem nó là một bài học cho chính bản thân mà mình phải vượt qua. Hãy luôn mang trong mình những suy nghĩ tích cực nhất lúc đang gặp khó khăn", ông nhắn nhủ.
Tiên tri lạc đà dự đoán Pháp vào tứ kết, Argentina về nước
Tại TP.HCM, giá heo mảnh tại chợ đầu mối dao động 75.000 - 77.000 đồng/kg. Giá thịt heo không có nhiều biến động thịt ba rọi 115.000 đồng/kg, sườn non từ 145.000 đồng/kg, sườn già 99.000 đồng/kg, nạc vai 101.000 đồng/kg, chân giò rút xương 113.000 đồng/kg, ba rọi rút xương 168.000 đồng/kg…