Trao hơn 105 triệu đồng giúp gia đình chị Trần Thị Ngát
Thanh Pháp, sinh năm 1986, nghệ sĩ người dân tộc Chăm, quê thôn Châu Hanh, xã Phan Thanh, H.Bắc Bình (Bình Thuận), lớn lên trong gia đình làm nông có đến 11 anh chị em. Cả nhà không có ai theo nghệ thuật, nhưng Thanh Pháp lại bén duyên và say mê ca hát từ khi còn nhỏ.Là con thứ 10 trong gia đình, tuổi thơ của Thanh Pháp cũng như bao đứa trẻ khác ở làng Chăm Pley Chăm, theo anh chị chăn dê, chăn bò bên bờ sông Lũy và giúp cha mẹ làm ruộng, cấy lúa. Khi còn học cấp 3, Thanh Pháp đã tham gia đội văn nghệ dân tộc Chăm của Bình Thuận đi biểu diễn nhiều nơi. Tốt nghiệp khoa Sư phạm âm nhạc của Nhạc viện TP.HCM, anh trở về phục vụ quê hương, làm việc tại Nhà hát Ca múa nhạc Biển Xanh (thuộc Sở VH-TT-DL Bình Thuận) từ đó đến nay.Với chất giọng tenor khỏe khoắn, Thanh Pháp hát được nhiều thể loại dân ca, đặc biệt dòng nhạc dựa trên chất liệu dân ca Chăm.Vài năm trở lại đây, anh chuyển qua sáng tác và hòa âm phối khí. Một số ca khúc do Thanh Pháp sáng tác được giới chuyên môn đánh giá có chiều sâu, thấm đượm văn hóa dân tộc; đặc biệt là những sáng tác dựa trên nền tảng dân ca Chăm. Có thể kể đến ca khúc Giọt tháp do Thanh Pháp sáng tác và biểu diễn đoạt Huy chương vàng tại Liên hoan ca múa nhạc toàn quốc 2021 ở TP.Hải Phòng. Hay như bài Lời thỉnh cầu Pô Yan do anh sáng tác và biểu diễn, đạt giải B tại Liên hoan âm nhạc các nước ASEAN 2022 ở TP.Hội An (Quảng Nam). Đặc biệt, tác phẩm Xương rồng đất tháp đoạt Huy chương vàng tại Liên hoan âm nhạc chuyên nghiệp toàn quốc, tổ chức tại Bình Dương vào tháng 9.2024.Chỉ khoảng 10 năm sáng tác, Thanh Pháp đã cho ra đời gần 60 ca khúc, trong đó có những tác phẩm mà anh tâm sự là "viết bằng cả trái tim mình". Chẳng hạn bài Giọt tháp, Thanh Pháp cho biết: "Tôi lấy hình ảnh những ngôi tháp Chăm ở khắp các tỉnh thành miền Trung, ví như những giọt nước của đất trời ban tặng, nổi lên trên mặt đất. Đó là những cảm xúc thôi thúc để tôi viết nên ca khúc này". Còn với bài Giấc mơ shiva thì lại khác. "Trong tiếng Chăm, shiva là tượng, nhưng có một điệu múa Chăm truyền thống cũng có tên shiva. Tôi muốn khắc họa lại điệu múa truyền thống của dân tộc mình bằng làn điệu âm nhạc. Thế là bài hát ấy ra đời và lần đầu do chính tôi phổ biến đến công chúng", Thanh Pháp tâm sự.Nhưng đối với Thanh Pháp, tâm đắc nhất vẫn là bài hát Xương rồng đất tháp. Anh chia sẻ: "Tôi viết để tôn vinh những người mẹ Chăm, trong đó có hình bóng mẹ tôi. Những người phụ nữ Chăm mưu sinh vất vả trong cái nắng, cái gió rát mặt ở ruộng đồng vào mùa khô. Họ như những cây xương rồng trong sa mạc, dù khô cằn vẫn vươn mình xanh tốt để nuôi sống đàn con lớn lên".Đặc biệt, bài hát Có một trái tim, Thanh Pháp viết về cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khi vừa nghe tin ông tạ thế. "Tôi nghĩ rằng một người như ông, cả đời vì sự nghiệp của Đảng, của dân. Ông mất đi nhưng câu nói "Danh dự là điều thiêng liêng cao quý nhất" lại khiến chúng ta phải suy nghĩ. Bằng tình cảm yêu quý của một đảng viên trẻ tuổi, tôi viết ca khúc ấy rất nhanh ngay sau khi nghe tin ông mất. Sau đó, bài hát (do ca sĩ Minh Đức thể hiện) được Đài truyền hình Bình Thuận dàn dựng và do chính tôi hòa âm, phối khí trước khi công chiếu", Thanh Pháp kể.Điều đặc biệt hơn nữa, Thanh Pháp vinh dự được mời biểu diễn tại 2 kỳ đại hội Đảng toàn quốc. Tại lễ khai mạc Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI (12.1.2011), Thanh Pháp được mời biểu diễn với bài hát Hỡi em Nurisa (Khánh Vinh sáng tác, viết về người Chăm Nam bộ). Đến Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII, Thanh Pháp được biểu diễn ở lễ bế mạc (28.1.2016) với bài hát Làng Chăm ơn Bác của nhạc sĩ A Mư Nhân.Tháng 10.2024, Thanh Pháp cũng được mời biểu diễn phục vụ tại Đại hội đại biểu toàn quốc MTTQ Việt Nam lần thứ X (17.10.2024). "Tôi nghĩ mình may mắn được trình diễn phục vụ các sự kiện chính trị quan trọng của đất nước và đó là niềm vinh dự, tự hào của một người nghệ sĩ, giúp tôi có động lực để cố gắng hoàn thiện mình hơn nữa", Thanh Pháp cho biết.Thanh Pháp cũng tâm sự: "Dù biểu diễn ở đâu, tôi cũng cống hiến hết mình để quảng bá văn hóa truyền thống. Còn mỗi khi được về biểu diễn cho bà con đồng bào Chăm nghe các làn điệu dân ca, tôi cảm thấy hạnh phúc như được về chính ngôi nhà của mình để hát cho mẹ nghe".Năm 2023, Thanh Pháp được vinh danh là một trong 70 gương mặt tiêu biểu của ngành VH-TT-DL. Anh được nhận nhiều Bằng khen của Bộ trưởng Bộ VH-TT-DL; Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc và của Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận. Thanh Pháp hiện là Trưởng phòng Biểu diễn nghệ thuật, thuộc Nhà hát Ca múa nhạc Biển Xanh, Bình Thuận.Nghệ sĩ nhân dân Minh Mẫn, nguyên Giám đốc Nhà hát Ca múa nhạc Biển Xanh, chia sẻ: "Thanh Pháp hội đủ 3 yếu tố tạo nên một nghệ sĩ triển vọng. Thứ nhất, được đào tạo bài bản ở Nhạc viện TP.HCM. Thứ hai, là người luôn có ý chí vươn lên trong mọi hoàn cảnh của nghề nghiệp. Thứ ba, nghệ sĩ có tố chất sáng tạo, có tư duy mới, chịu học hỏi, luôn khát vọng sự đổi mới để tạo ra những tác phẩm nghệ thuật có giá trị phục vụ công chúng. Tôi nghĩ rằng không chỉ giữ lửa nghề, Thanh Pháp sẽ phát huy, gìn giữ giá trị văn hóa truyền thống của người Chăm nói riêng và phong trào văn hóa nghệ thuật của Bình Thuận nói chung".Kiểm tra nợ xấu, coi chừng những cái 'bẫy' đang giăng...
Còn Lưu Thị Thu Hương (24 tuổi), ngụ tại xã Thanh Trạch, H.Bố Trạch (tỉnh Quảng Bình), thì cho rằng nếu Facebook không sử dụng được thì sẽ có nền tảng khác thay thế. “Thông thường, 1 ngày mình dùng Facebook khoảng 2 - 3 tiếng đồng hồ cho việc giải trí, liên lạc với người thân, bạn bè vào những lúc rảnh rỗi. Khi mạng xã hội Facebook không sử dụng được thì mình sẽ phải tìm đến nền tảng khác như: Zalo, TikTok... Cho nên, nếu một ngày nào đó Facebook không còn nữa thì trước mắt sẽ khiến mình cảm thấy hơi lạ lẫm nhưng sau đó cũng có nền tảng khác tương tự Facebook thay thế”, Hương cho biết.
Bệnh viện FV giúp cụ ông 96 tuổi thoát khỏi chứng suy tim sau 40 năm
Cùng với những gương mặt thân quen của giới chạy bộ chuyên nghiệp như Trịnh Quốc Lượng, Đỗ Quốc Luật…, rất nhiều gương mặt xinh đẹp yêu chạy bộ cũng háo hức chờ được lấy bib của mình.
Không rõ Moscow có yêu cầu cụ thể gì trong danh sách nói trên. Các quan chức Nga và Mỹ đã thảo luận về các điều khoản trong những cuộc trò chuyện trực tiếp và trực tuyến trong 3 tuần qua, theo Reuters dẫn một số nguồn tin.Những nguồn tin mô tả các điều khoản của Điện Kremlin tương tự như các yêu cầu mà Nga từ đưa ra cho Ukraine, Mỹ và NATO trước đây. Hiện chưa có thông tin về phản ứng của Nga cũng như Mỹ về tiết lộ mới.Các điều khoản trước đó bao gồm không trao tư cách thành viên NATO cho Ukraine, một thỏa thuận không triển khai binh sĩ nước ngoài ở Ukraine và sự công nhận quốc tế đối với tuyên bố của Tổng thống Vladimir Putin rằng bán đảo Crimea và 4 vùng ở Ukraine thuộc về Nga.Giới chuyên gia cho rằng các yêu cầu của Nga có thể không chỉ nhằm định hình một thỏa thuận cuối cùng với Ukraine mà còn là cơ sở cho các thỏa thuận với những bên thuộc phương Tây ủng hộ Ukraine, theo Reuters.Trong những năm gần đây, Nga cũng đã yêu cầu Mỹ và NATO giải quyết điều mà Moscow cho là "nguyên nhân gốc rễ" của cuộc xung đột với Ukraine, bao gồm cả việc NATO mở rộng về hướng đông.Tổng thống Mỹ Donald Trump đang chờ đợi phản hồi từ Tổng thống Putin về đề xuất lệnh ngừng bắn 30 ngày mà Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky hôm 11.3 cho biết ông sẽ chấp nhận như một bước đầu tiên hướng tới các cuộc đàm phán hòa bình.Tổng thống Zelensky đã ca ngợi cuộc họp tuần này tại Ả Rập Xê Út giữa các quan chức Mỹ và Ukraine là mang tính xây dựng và cho biết lệnh ngừng bắn tiềm năng trong 30 ngày với Nga có thể được sử dụng để soạn thảo một thỏa thuận hòa bình rộng lớn hơn.Trong những tuần gần đây, các quan chức Mỹ và Nga đã nói rằng một dự thảo thỏa thuận được Washington, Kyiv và Moscow thảo luận tại Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ) vào năm 2022 có thể là điểm khởi đầu cho các cuộc đàm phán hòa bình. Thỏa thuận này đã không được thông qua do Ukraine rút khỏi đàm phán.Trong các cuộc đàm phán đó, Nga yêu cầu Ukraine từ bỏ tham vọng gia nhập NATO và chấp nhận tình trạng phi hạt nhân vĩnh viễn. Nga cũng yêu cầu phủ quyết các hành động của các quốc gia muốn hỗ trợ Ukraine trong trường hợp xảy ra chiến tranh.Chính quyền Trump chưa giải thích cách tiếp cận các cuộc đàm phán với Moscow. Hai bên đang tham gia hai cuộc thảo luận riêng biệt, gồm việc thiết lập lại quan hệ Mỹ-Nga và thỏa thuận hòa bình Ukraine.Đặc phái viên Trung Đông của Mỹ Steve Witkoff, đang giúp dẫn dắt cuộc thảo luận với Moscow, tháng trước đã mô tả các cuộc đàm phán ở Istanbul là "các cuộc đàm phán có sức thuyết phục và thực chất", cho rằng những cuộc đàm phán đó có thể là "một cột mốc để đạt được thỏa thuận hòa bình".Trong khi đó, đặc phái viên hàng đầu của Tổng thống Trump về Ukraine và Nga, tướng nghỉ hưu Keith Kellogg, nói với khán giả của Hội đồng Quan hệ Đối ngoại vào tuần trước rằng ông không coi thỏa thuận Istanbul là điểm khởi đầu. "Tôi nghĩ chúng ta phải phát triển một cái gì đó hoàn toàn mới", ông Kellogg nhấn mạnh, theo Reuters.
Người đẹp biến thành Vũ Sư trong Chiến Địa Mobile là ai?
Báo Thanh Niên cập nhật nhanh nhất kết quả xổ số (KQXS), kết quả xổ số miền Bắc (XSMB), kết quả xổ số miền Nam (XSMN), kết quả xổ số miền Trung (XSMT), kết quả xổ số điện toán trực tiếp nhanh nhất hôm nay thứ tư ngày 19.3.2025.KQXS Đồng Nai, Cần Thơ, Sóc Trăng, Đà Nẵng, Khánh Hòa...Mời bạn đọc xem kết quả xổ số (KQXS) miền Bắc (XSMB), kết quả xổ số miền Nam (XSMN), kết quả xổ số miền Trung (XSMT) được cập nhật trên Báo Thanh Niên mỗi ngày.