Diễn viên Kim Hoàng khóc nghẹn kể biến cố bạn trai qua đời
Sau chiến thắng thuyết phục 3-2 của đội tuyển Việt Nam trước đội tuyển Thái Lan ở trận chung kết lượt về ASEAN Cup 2024 và lên ngôi vô địch (với tổng tỷ số 5-3), CĐV ở TP.Đà Nẵng đã đổ xô ra đường ăn mừng chiến thắng.Ghi nhận của PV Thanh Niên, sau khi tuyển Việt Nam lên ngôi vô địch, hàng nghìn người dân tại TP.Đà Nẵng đã đổ xô ra đường. Tại chân cầu Rồng (đoạn cầu Tình Yêu, Q.Sơn Trà), nhiều CĐV đã vui hết mình với đội tuyển, có cả du khách nước ngoài đứng bên lề đường Trần Hưng Đạo (Q.Sơn Trà) cổ vũ, ăn mừng như "những người trong cuộc".Cùng nhóm bạn du lịch TP.Đà Nẵng những ngày đầu năm mới 2025, em Hà Thị Thanh Hoa (quê tỉnh Quảng Bình) rất xúc động trước sự nỗ lực và tinh thần "chiến đấu đến hơi thở cuối cùng" của đội tuyển Việt Nam."Đây là kỷ niệm đẹp của em đối với Đà Nẵng và đội tuyển Việt Nam. Cả nhóm sẽ không thể quên được không khí ăn mừng ở thành phố biển xinh đẹp này", Hoa chia sẻ.Trong tâm trạng hồi hộp, nhiều du khách nước ngoài đến từ Ấn Độ, Hàn Quốc, Canada, Mỹ… đã nhảy theo tiếng hô vang ăn mừng của người dân, du khách tại TP.Đà Nẵng.Anh Đặng Hoàng Thanh Thịnh (hướng dẫn viên tại TP.Đà Nẵng) dẫn đoàn du khách dõi theo trận đấu Việt Nam - Thái Lan xúc động chia sẻ: "Trước chiến thắng đầy quả cảm của đội tuyển Việt Nam khiến những vị khách của tôi không thể đứng yên. Họ đã đứng lên nhảy múa…".Quên đi diễn biến của trận đấu và pha ghi bàn thiếu fair-play của số 7 Supachok Sarachat, anh Nguyễn Đặng Phúc (du khách đến từ Quảng Bình) cảm thấy khá lo lắng trước chấn thương của tiền đạo Xuân Son khi số 12 phải bỏ dở trận đấu lịch sử."Xem lại pha quay chậm, tôi đã đoán Xuân Son gãy chân. Ăn mừng trước chiến thắng nhưng với tôi và hàng triệu con tim Việt luôn hướng về chấn thương của Xuân Son. Cảm ơn bạn đã thi đấu hết sức mình vì màu cờ sắc áo", anh Đặng Phúc xúc động.Kiều Minh Tuấn khóc nghẹn kể tuổi thơ mất cha, mẹ vất vả lo cả gia đình
Bộ Nội vụ vừa trình Chính phủ dự thảo Nghị định về chính sách, chế độ dành cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị. Đề xuất này nhằm trọng dụng những người lãnh đạo có phẩm chất và năng lực vượt trội, hứa hẹn mang lại hiệu quả cao trong quản lý và điều hành.Được tiền thưởng, nâng lương vượt bậcTheo dự thảo nghị định, cán bộ lãnh đạo, quản lý và công chức, viên chức; cán bộ, công chức cấp xã; người lao động có phẩm chất, năng lực nổi trội, thành tích đặc biệt xuất sắc được hưởng nhiều chính sách sau: Nếu chưa xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc chức danh thì sẽ được nâng lương vượt một bậc (36 tháng đối với ngạch, chức danh có trình độ từ cao đẳng trở lên, 24 tháng đối với ngạch, chức danh có trình độ trung cấp).Tỷ lệ được nâng lương vượt một bậc nằm trong tỷ lệ không quá 10% tổng số cán bộ, công chức, viên chức được nâng bậc lương trước thời hạn do lập thành tích xuất sắc trong nhiệm vụ hàng năm của cơ quan, đơn vị quy định tại Nghị định số 204/2004 của Chính phủ (sửa đổi tại Nghị định 17/2013).Được hưởng tiền thưởng theo thành tích xuất sắc do thủ trưởng cơ quan, đơn vị quyết định từ quỹ tiền thưởng theo quy định.Người có phẩm chất, năng lực nổi trội còn được quy hoạch, bố trí vào vị trí lãnh đạo, quản lý, kể cả vượt cấp, trên cơ sở kết quả đánh giá thành tích, hiệu quả và chất lượng cán bộ, công chức, viên chức của cấp ủy và người đứng đầu đơn vị nơi công tác.Được hưởng chính sách thu hút, trọng dụng người có tài năng làm việc trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập.Tại dự thảo, Bộ Nội vụ đề xuất quy định các bộ, ban, ngành và đơn vị ở cấp tỉnh phải cử khoảng 5% cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan, đơn vị đi công tác ở cơ sở, vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn. Người đi cơ sở trong 3 năm sẽ được hưởng nhiều chính sách: người xuống làm việc tại cơ quan Đảng, nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập ở cấp xã, được hưởng tiền lương, phụ cấp theo vị trí việc làm trước khi được cử đi; trợ cấp một lần bằng 10 tháng lương cơ sở tại thời điểm nhận công tác.Trường hợp đi công tác ở vùng đặc biệt khó khăn thì được hưởng các chính sách, chế độ quy định tại Nghị định số 76/2019 của Chính phủ.Sau khi hoàn thành tốt nhiệm vụ, cán bộ, công chức, viên chức được tiếp nhận trở lại cơ quan, đơn vị nơi cử đi và được nâng lương vượt 1 bậc; được đánh giá hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên thì được xem xét khen thưởng theo luật Thi đua, khen thưởng.Với cán bộ, công chức, viên chức ở các cơ quan T.Ư tăng cường đến làm việc tại cơ quan Đảng, nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập ở cấp tỉnh, cấp huyện, được hưởng tiền lương, phụ cấp theo vị trí việc làm trước khi cử đi; trợ cấp một lần bằng 3 tháng lương cơ sở tại thời điểm nhận công tác.Trường hợp đơn vị công tác ở vùng đặc biệt khó khăn thì được hưởng các chính sách, chế độ quy định tại Nghị định số 76/2019.Sau khi hoàn thành tốt nhiệm vụ ở cơ sở, được tiếp nhận trở lại cơ quan thì được nâng lương vượt 1 bậc; nếu được đánh giá hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên thì được bộ, ban, ngành và tỉnh xem xét khen thưởng theo luật Thi đua, khen thưởng.
6 điểm đến phổ biến nhất châu Á, bất ngờ với vị trí của Việt Nam
Ngày 12.1, hàng ngàn đoàn viên, thanh niên TP.Huế đã có mặt tại hội trường Đại học Huế để tham gia chương trình Ngày chủ nhật đỏ - Hiến máu tình nguyện.Năm nay, Thành đoàn Huế tiếp tục phối hợp với Bệnh viện T.Ư Huế, Đại học Huế tổ chức Ngày chủ nhật đỏ lần thứ 17, mục tiêu thu hút 1.000 người tham gia.Ngày hội được triển khai với 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 là tuần lễ hiến máu tình nguyện đã diễn ra từ ngày 6.1 – 10.1 tại Trung tâm Huyết học truyền máu, Bệnh viện T.Ư Huế, thu hút gần 300 người tham gia, thu được 220 đơn vị máu.Tại ngày hội sáng nay, ban tổ chức đã tiếp nhận đơn đăng ký của 510 bạn trẻ, thu được 405 đơn vị máu. Nguồn máu dự trữ này góp phần phục vụ cấp cứu người bệnh, giải quyết tình trạng khan hiếm máu thường xảy ra sau dịp Tết Nguyên đán.Thông qua ngày hội, ban tổ chức còn kêu gọi toàn thể đoàn viên, thanh niên và người dân đăng ký hiến mô, tạng và trước mắt đã có 28 người đăng ký.Anh Nguyễn Thanh Hoài, Bí thư Thành đoàn Huế, mong muốn thế hệ trẻ của thành phố luôn sẵn sàng, tiên phong, hăng hái tham gia các hoạt động tình nguyện vì cộng đồng. Mỗi đoàn viên, thanh niên là một sứ giả kết nối, vận động các tầng lớp nhân dân cùng hưởng ứng, tham gia các hoạt động tình nguyện, đặc biệt là các hoạt động tình nguyện cứu người như hiến máu, hiến mô, hiến tạng."Đây là nghĩa cử cao đẹp, là một trong những món quà quý giá nhất mà một người có thể trao tặng cho người khác. Hơn nữa, còn lan tỏa mạnh mẽ, sâu rộng trong xã hội về hiến máu, hiến tặng mô, tạng cứu người", anh Hoài nói.
Theo PhoneArena, thông tin về việc One UI 7.0 bị trì hoãn đến tận tháng 4 có thể khiến nhiều người hâm mộ Samsung hụt hẫng. Tuy nhiên, theo thông tin rò rỉ mới nhất, sự chậm trễ này có thể dẫn đến một tin vui bất ngờ.Theo nguồn tin, Samsung đang cân nhắc bỏ qua các bản cập nhật trung gian như One UI 7.1 và 7.1.1, và phát hành thẳng One UI 8.0 cùng với Android 16.Thông thường, Samsung sẽ tung ra nhiều bản cập nhật nhỏ như One UI 7.1 và 7.1.1 trước khi ra mắt phiên bản Android chính. Tuy nhiên, sự chậm trễ của One UI 7.0 có thể khiến hãng thay đổi chiến lược. Theo người chuyên rò rỉ thông tin nổi tiếng Ice Universe, Samsung đang xem xét bỏ qua các bản cập nhật trung gian và tập trung phát triển One UI 8.0 dựa trên Android 16.Google đã xác nhận sẽ phát hành Android 16 sớm hơn một quý, tức là vào quý 2 năm sau. Điều này tạo cơ hội cho Samsung đồng bộ lịch trình và tung ra One UI 8.0 sớm hơn thường lệ.Khác với các bản cập nhật nhỏ chỉ tập trung tinh chỉnh, One UI 8.0 được kỳ vọng sẽ mang đến nhiều tính năng mới và có thể là cả những thay đổi lớn về thiết kế. Việc Samsung tung ra One UI 8.0 sớm hơn thường lệ sẽ là một món quà ý nghĩa cho người hâm mộ.Tuy nhiên, vẫn còn phải chờ xem Samsung sẽ quyết định như thế nào về phiên bản Android trên các dòng điện thoại gập tiếp theo của hãng. Nếu One UI 7.1.1 bị hủy bỏ, Galaxy Z Fold 7 và Z Flip 7 có thể sẽ ra mắt với One UI 7.0 hoặc One UI 8.0.
Những tấm lòng vàng 11.4.2022
Liên quan đến vụ việc quán ăn bị tố "chặt chém" nhóm khách nước ngoài ở Nha Trang, sáng 7.1, lãnh đạo UBND P.Tân Tiến (Nha Trang) cho biết, tối qua (6.2), đoàn kiểm tra liên ngành của thành phố đã làm việc với ông Hồ Văn Tâm (chủ quán ăn A.B ở đường Nguyễn Thiện Thuật) để kiểm tra xác minh thông tin và sau nhiều giờ đồng hồ làm việc, đoàn đã yêu cầu tạm ngừng kinh doanh dịch vụ ăn uống của quán kể từ thời điểm kết thúc việc kiểm tra, lúc hơn 22 giờ 30 phút.Đoàn kiểm tra đồng thời cho biết sẽ có báo cáo xin ý kiến lãnh đạo UBND thành phố về hướng xử lý. Hiện trong quá trình xác minh nên cơ quan chức năng chưa đưa ra kết luận chính thức về vụ việc.Như Thanh Niên đã thông tin, làm việc với đoàn kiểm tra, ông Tâm xác nhận sự việc lan truyền trên mạng xã hội là tại quán ăn A.B, xảy ra tối 3.2. Tờ hóa đơn thanh toán hơn 20,4 triệu đồng (tổng tiền ăn hơn 15,7 triệu đồng, tính kèm phần "phụ thu ngày tết") cũng là in từ phần mềm máy tính tại quán. Tuy nhiên, ông Tâm cho rằng hóa đơn này "không dùng thanh toán, không được công nhận". Ông Tâm giải thích hóa đơn nêu trên được thực hiện theo yêu cầu của đoàn khách. Trước đó, nhân viên quán có tư vấn các món ăn trong hóa đơn chỉ đủ dùng cho 1 - 2 người, không đáp ứng được đoàn khách đông như vậy. Nhưng khách gọi món chế biến đủ cho 20 người ăn, số lượng tăng gấp 5 - 7 lần, "tiền cứ tính thoải mái".Đoàn kiểm tra sau đó đã trích xuất hóa đơn trên máy tính để kiểm tra, so sánh; yêu cầu ông Tâm cung cấp các giấy tờ liên quan đến việc kinh doanh dịch vụ ăn uống. Tại thời điểm kiểm tra, bước đầu ghi nhận ông Tâm chỉ xuất trình giấy chứng đăng ký doanh nghiệp Công ty TNHH Đại Phát Tâm Nha Trang (số 38 Nguyễn Thiện Thuật) do ông làm giám đốc. Ông Tâm thiếu rất nhiều giấy phép liên quan đến việc kinh doanh dịch vụ ăn uống; quán ăn tên A.B của ông còn có dấu hiệu sai biển hiệu, bảng quảng cáo, niêm yết giá không rõ ràng dễ gây nhầm lẫn cho khách hàng.Trước đó, chiều 4.2, trong hội nhóm mạng xã hội Facebook hơn 375.000 thành viên, tài khoản Minh Hà đăng tải bài phản ánh việc quán ăn nêu trên có dấu hiệu "chặt chém" đối với nhóm khách người Trung Quốc khi tính giá cao bất thường đối với nhiều món ăn. Sau khi tiếp nhận thông tin phản ánh nêu trên, UBND TP.Nha Trang đã chỉ đạo các cơ quan liên quan kiểm tra xác minh ngay trong sáng 5.2. Tới chiều cùng ngày (5.2), đoàn kiểm tra liên ngành của thành phố đến quán ăn A.B thì không liên lạc được với ông Tâm. Lúc này quán ăn đóng cửa, khóa từ bên trong, ở phía ngoài toàn bộ biển hiệu đã được tháo dỡ và đặt ở khu vực bên cạnh lối vào. Đến tối 5.2, người dân có phản ánh rằng quán ăn này vẫn cho mở cửa kinh doanh dịch vụ như bình thường.