Xiaomi 14 Series ra mắt với ống kính Leica thế hệ mới
Vì vậy, họ khuyến cáo mọi người không nên tự dùng lá tầm ma để thoa ngoài. Nó không chỉ không có hiệu quả ngừa thai mà còn là hành động nguy hiểm vì lá tầm ma có thể gây hại cho da với các triệu chứng như phát ban, nổi mụn, mề đay hay ngứa, theo Daily Mail.Lý do có ngày Thần tài và nên chọn vị Thần Tài nào để thờ cúng
Trong nhiều nền văn hóa và trong suốt chiều dài lịch sử, rắn đóng vai trò quan trọng trong thần thoại, từ hiện thân của trí tuệ và chữa lành đến nguy hiểm và hỗn loạn. Sinh vật này vừa được tôn kính vừa bị sợ hãi, thường được coi là hiện thân của tính hai mặt của sự sống và cái chết, sáng tạo và hủy diệt.Các nền văn minh cổ đại như Ai Cập, Hy Lạp và Ấn Độ giáo đã gán cho rắn những ý nghĩa mạnh mẽ, đưa chúng vào các câu chuyện và biểu tượng tôn giáo của họ.Trong thần thoại Ai Cập cổ đại, rắn vừa đóng vai trò như vị thần bảo hộ, vừa mang biểu tượng của sự hỗn loạn. Chẳng hạn, rắn hổ mang gắn liền với hoàng gia hay sức mạnh thần thánh, thường xuất hiện trên vương miện của các pharaoh. Wadjet, nữ thần rắn hổ mang, được coi là người bảo vệ Ai Cập.Trong khi đó, rắn Apophis mang biểu tượng của sự hỗn loạn và hủy diệt. Trong văn hóa Ai Cập cổ, thần mặt trời Ra di chuyển trên bầu trời vào ban ngày, và hướng đến âm phủ vào ban đêm, như một biểu tượng cho chu kỳ mặt trời mọc và lặn. Tại âm phủ, Ra sẽ đối đầu với con rắn Apophis cố ngăn cản hành trình của vị thần Ai Cập.Hy Lạp cổ đại xem rắn vừa là biểu tượng của sự chữa lành và hiểm nguy. Ví dụ nổi tiếng nhất là Asclepius, vị thần thuốc men, với biểu tượng là cây trượng có con rắn cuộn quanh. Biểu tượng này đến nay vẫn được dùng trong chuyên ngành y khoa. Người Hy Lạp cổ đại tin rằng rắn mang năng lực chữa bệnh.Tuy nhiên, vẫn có những loài rắn là hiện thân của điềm dữ như Medusa, người có mái tóc là tập hợp của vô số con rắn độc và có thể hóa đá người nào nhìn vào chúng. Thần thoại Hy Lạp còn nói về sinh vật tên ouroboros, một con rắn tự ăn đuôi của chính mình, là biểu tượng cho chu kỳ vĩnh cửu của sự sống, cái chết và sự tái sinh.Văn hóa Trung QuốcTrong thần thoại Trung Quốc, rắn thường được coi là loài vật thông thái, bí ẩn, tượng trưng cho sự biến đổi và tái sinh. Rắn cũng là 1 trong 12 con giáp, đại diện cho trực giác, nội tâm và bí ẩn.Cũng có những câu chuyện dân gian Trung Quốc khắc họa hình ảnh con rắn như điềm báo tai họa. Chẳng hạn trong câu chuyện về Bạch Xà, một linh hồn rắn biến thành người phụ nữ. Mặc dù câu chuyện miêu tả tình yêu của cô dành cho người đàn ông phàm trần, hình dạng thực sự của cô lại gây nỗi sợ và bi kịch. Thần thoại của người bản địa châu Mỹ khắc họa hình ảnh loài rắn là biểu tượng mạnh mẽ của khả năng sinh sản, biến đổi và chữa lành. Chẳng hạn, người Hopi thường biểu diễn điệu múa rắn để cầu mong mưa thuận, mùa màng bội thu. Ngoài ra còn có vị thần Quetzalcoatl của vùng Trung Mỹ, thường được miêu tả là một con rắn có lông vũ, tượng trưng cho sự kết hợp giữa đất và trời, hiện thân của trí tuệ, khả năng sinh sản và sự sống.Trong thần thoại Bắc Âu, rắn Jormungandr đóng vai trò quan trọng trong vũ trụ của các vị thần. Con rắn khổng lồ này bao quanh thế giới, và việc thả nó ra được cho là báo hiệu ngày tận thế, hay Ragnarok. Jormungandr thể hiện sự căng thẳng giữa hỗn loạn và trật tự, đóng vai trò quan trọng trong ngày tận thế của người Bắc Âu.Trong nhiều nền văn hóa châu Phi, rắn tượng trưng cho khả năng sinh sản, nước và thế giới tâm linh. Trong thần thoại Tây Phi, thần Damballa là một vị thần rắn liên quan đến sự sáng tạo, mưa và khả năng sinh sản. Tuy nhiên, một số nền văn hóa coi rắn là những nhân vật xấu xa hoặc lừa đảo, liên quan đến cái chết và sự hỗn loạn.Trong thần thoại Ấn Độ, rắn được tôn kính và giữ vai trò tượng trưng cho cả lòng nhân từ và sự độc ác. Chúng gắn liền chặt chẽ với nước, khả năng sinh sản, sự bảo vệ, sự hủy diệt và cái chết, phản ánh mối quan hệ phức tạp giữa thiên nhiên và con người.Những hình ảnh rắn nổi bật bao gồm Shesha, vua của loài rắn và là hộ vệ của thần Vishnu, được miêu tả là một con rắn nhiều đầu nâng đỡ vũ trụ. Vishnu nằm trên Shesha trong đại dương vũ trụ, tượng trưng cho sự cân bằng và bảo vệ.Trong thần thoại Celtic, rắn là biểu tượng của sự chữa lành và trí tuệ. Người Druid ở Celtic tin rằng rắn có kiến thức đặc biệt về trái đất, vì chúng lột da và "tái tạo" bản thân. Khả năng đào hang dưới lòng đất của rắn cũng kết nối nó với thế giới tâm linh và trí tuệ của tổ tiên.
Đình chỉ chức vụ 2 cán bộ đăng kiểm liên quan hành vi nhận hối lộ
Tại chợ hoa lớn nhất TP.HCM trên đường Hồ Thị Kỷ (Q.10), trước vía Thần Tài khoảng 1-2 ngày, hoa đồng tiền "chiếm sóng" các tiệm. Trong đó, hoa màu đỏ, vàng được các tiểu thương nhập số lượng lớn, có nơi bán lẻ một ngày hơn 1.000 bông. Theo dân gian, thờ cúng vía Thần Tài giúp mang lại thịnh vượng cho gia đình, đặc biệt là trong hoạt động làm ăn, buôn bán. Khảo sát khách hàng tại chợ hoa Hồ Thị Kỷ, mọi người cho rằng "cắm hoa đồng tiền trong ngày vía Thần Tài thì sẽ có tiền", đồng nghĩa với hi vọng một năm làm ăn may mắn, phát tài. Sáng ngày 6.2, tức mùng 9 tháng giêng, tại các tiệm hoa sỉ, lẻ ở chợ Hồ Thị Kỷ tiểu thương tất bật chuẩn bị hoa đồng tiền bán cho khách hàng. Những giỏ đồng tiền đủ màu sắc được ưu tiên đặt ra phía trước, khách hàng nối tiếp nhau đến hỏi mua về cắm gian thờ Thần Tài ngày mai. Chị Thanh (59 tuổi, ở Q.10) có mặt ở chợ từ sáng sớm. Dạo một vòng chợ hoa Hồ Thị Kỷ chật kín người, chị mua được một bó 20 hoa đồng tiền màu đỏ tại một tiệm bán sỉ với giá 150.000 đồng. "Tôi mua hoa trước về sửa soạn cắm để mai cúng vía Thần Tài. Năm nay hoa đồng tiền hơi đắt, tết tôi mua 20 bông giá chỉ 70.000 đồng", chị nói. Tuy đắt hơn gấp đôi nhưng chị Thanh cho rằng quan trọng là bản thân thấy ưng ý. Chị vẫn thấy vui vẻ vì hoa đồng tiền hợp cắm trong ngày vía Thần Tài, hi vọng một năm mới làm ăn phát tài. Cũng lựa hoa từ sáng sớm, bà Hạnh (ở Q.10) cho biết thích lựa một bó hoa đồng tiền đủ màu rực rỡ về cúng Thần Tài. "Tôi làm ăn buôn bán thì luôn mong muốn có tiền, vì thế thích cắm hoa đồng tiền để cả năm có nhiều tiền, tài lộc", bà Hạnh nói rồi chốt mua bó hoa 10 bông đủ màu kèm lá phát tài giá 120.000 đồng. Anh Trần Ngọc Tiến (tiệm hoa tươi Thành Đạt) ở chợ Hồ Thị Kỷ thốt lên: "Giá cả hoa đồng tiền dịp vía Thần tài năm nay tăng quá mạnh. Ngày thường giá chỉ 30.000-40.000 đồng/bó 20 bông. Hôm nay tôi mua sỉ loại đẹp giá hoa màu đỏ lên đến 250.000 đồng/bó, và từ 180.000-200.000 các màu khác".Sáng nay, anh Tiến cũng vừa làm 5 chậu hoa đồng tiền cho khách đặt khai trương với tổng 600 bông đồng tiền. Cộng thêm số hoa bán lẻ, anh cho biết hôm 6.2 đã bán được hơn 1.000 bông đồng tiền.Cũng vì nhu cầu tăng cao nên dịp vía Thần Tài, bà Nguyễn Thị Mỹ Hoa (64 tuổi) mua sỉ hoa đồng tiền về bán lẻ phục vụ khách mua về cúng. Hơn 10 năm nay, ngày thường và Hoa chỉ bán bông sự kiện, bán online. Bà Hoa nói, riêng năm nay bông đồng tiền đắt hơn mọi năm. Giá hôm mùng 9 tháng giêng bà mua sỉ là từ 200.000- 220.000 đồng/bó 20 cây. Hoa màu đỏ và vàng đắt hơn các màu khác. Người dân quan niệm 2 màu sắc đó tượng trưng cho sự may mắn, tài lộc. "Đầu năm, ngoài cúng thần tài, các cửa tiệm kinh doanh lớn cũng mua hoa đồng tiền về cúng hoặc chưng nhân ngày khai trương vì quan niệm cho rằng loài hoa này giúp gia chủ phát tài phát lộc trong năm mới nên cũng là nguyên nhân khiến giá hoa đắt hơn", bà nói thêm. Hoa sỉ mua về, bà Hoa dùng cây tăm dài cắm vào từng đài hoa rồi dùng băng keo cố định để giữ cành hoa cứng cáp, chắc chắn. Hoa đồng tiền thân rỗng, yếu nên cần thay nước thường xuyên hoặc dùng thêm dung dịch dưỡng hoa pha vào nước giữ cho tươi lâu. Ngoài ra, bà còn bó 5 bông đồng tiền đủ màu kèm lá phát tài, bán 70.000 đồng/bó. Tùy kích thước và màu sắc, bà còn bán lẻ với giá từ 15.0000-20.000 đồng/bông.Cách chỗ của bà Hoa không xa là tiệm của chị Quyên (39 tuổi) cũng tràn ngập hoa đồng tiền màu đỏ, vàng. Chị cho biết, ngoài các dịp lễ lớn như ngày Quốc tế Phụ nữ, ngày lễ tình nhân... thì dịp vía Thần Tài cũng đắt khách hơn nên tranh thủ nhập hoa đồng tiền bán thêm. Tiệm của chị Quyên chủ yếu bán lẻ, giá 15.000 đồng/bông. Ngoài hoa đồng tiền, dịp vía Thần Tài năm nay, người dân cũng chọn mua các loại hoa có màu đỏ như lay ơn, giá khoảng 50.000 đồng/bó hay hoa hướng dương, giá 80.000 đồng bó.
Các nhà khoa học của Trường ĐH Khoa học tự nhiên - ĐH Quốc gia Hà Nội cùng một số nhà khoa học ở các đơn vị khác vừa công bố việc phát hiện một loài ốc cạn mới cho khoa học. Mẫu vật đã được phát hiện tại vị trí Hố Sụt 1 của hang động Sơn Đoòng, thuộc Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bảng, tỉnh Quảng Bình. Loài ốc cạn mới này được nhóm nghiên cứu đặt tên Việt Nam là ốc nón Sơn Đoòng.Loài ốc mới được đặt tên khoa học là Calybium plicatus sp. nov, dựa trên đặc điểm có các gờ xuất hiện trên cạnh đỉnh trong miệng vỏ (theo tiếng Latin thì plicatus nghĩa là gờ, nếp gấp). Đây là loài thứ hai thuộc giống (chi) ốc cạn Calybium Morlet, 1892 (Gastropoda: Helicinidae) được phát hiện trên thế giới, đồng thời cũng là lần đầu tiên ghi nhận giống ốc cạn này cho khu hệ động vật Việt Nam. Theo nhóm nhà khoa học, phát hiện loài ốc cạn mới này càng khẳng định Việt Nam là quốc gia có tính đa dạng sinh học cao trên thế giới, đặc biệt là ở hệ sinh thái rừng trên núi đá vôi và hang động. Việc phát hiện loài mới đã được công bố trên Tạp chí Ruthenica, Russian Malacological Journal (tháng 1.2025), trong một bài báo khoa học do TS Đỗ Đức Sáng, Khoa Sinh học, Trường ĐH Khoa học tự nhiên - ĐH Quốc gia Hà Nội, là tác giả liên hệ. Việc phát hiện ốc nón Sơn Đoòng là một kết quả nghiên cứu trong khuôn khổ đề tài Nghiên cứu đa dạng sinh học hệ thống hang động Sơn Đoòng, Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, tỉnh Quảng Bình phục vụ bảo tồn và phát triển bền vững của Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam, Viện Hàn lâm khoa học công nghệ Việt Nam. Được biết, hiện nay, Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng ghi nhận 2.954 loài thực vật bậc cao có mạch, thuộc 1.007 chi, 198 họ, 63 bộ, 12 lớp, 6 ngành. Trong đó, 111 loài trong Sách đỏ Việt Nam, 121 loài trong Sách đỏ thế giới. Về động vật, ghi nhận 1.399 loài thuộc 835 giống, 289 họ, 66 bộ, 12 lớp, 4 ngành. Trong đó, có 82 loài được ghi trong Sách đỏ Việt Nam, 116 loài được ghi trong Sách đỏ thế giới.
Phần mới của bom tấn 'Ma trận' đang được sản xuất, 'thay máu' người cầm trịch
Thủ tướng Anh Keir Starmer ngày 16.2 tuyên bố sẵn sàng và sẵn lòng đưa binh sĩ Anh sang Ukraine để gìn giữ hòa bình nếu các bên đạt thỏa thuận chấm dứt chiến sự.Ngày 17.2, Đài phát thanh Thụy Điển dẫn lời Ngoại trưởng Maria Malmer Stenergard cho biết quốc gia Bắc Âu này cũng không loại trừ khả năng đưa quân sang Ukraine để gìn giữ hòa bình hậu chiến sự."Bây giờ, trước tiên chúng ta phải đàm phán cho một nền hòa bình công bằng và bền vững, tôn trọng luật quốc tế, tôn trọng Ukraine và trước hết là đảm bảo Nga không thể rút lui để xây dựng sức mạnh mới và tấn công Ukraine hay nước nào khác trong vài năm. Một khi chúng ta có hòa bình như vậy, chúng ta cần đảm bảo nó được duy trì và chính phủ không loại trừ bất cứ điều gì", bà Stenergard nói.Phát biểu của lãnh đạo Anh và nhà ngoại giao Thụy Điển được đưa ra khi các lãnh đạo châu Âu chuẩn bị họp khẩn tại Paris trong ngày 17.2 để bàn thảo kế hoạch tiếp theo cho Ukraine. Hội nghị được Tổng thống Pháp Emmanuel Macron kêu gọi sau khi châu Âu không được mời tham gia bước đầu đối thoại về hòa bình Ukraine giữa Mỹ và Nga, đồng thời giới chức chính quyền Washington bắn tín hiệu rút bớt sự hỗ trợ an ninh cho châu Âu.Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio và đại diện Nga dự kiến gặp nhau tại Ả Rập Xê Út trong ngày 17.2 để bắt đầu kế hoạch đàm phán. Theo AFP, ông Rubio vừa có mặt tại nước vùng Vịnh sau khi kết thúc chuyến thăm Israel.Mặt khác, Ukraine cũng không được mời dự đối thoại giữa Mỹ và Nga lần này dù ông Rubio nói Kyiv và châu Âu sau cùng sẽ tham gia vào các cuộc đàm phán thực sự để chấm dứt xung đột. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 16.2 tuyên bố không bao giờ chấp nhận bất kỳ quyết định nào giữa Mỹ và Nga về kết quả đàm phán hòa bình nếu thiếu Ukraine.