Không gian sống thêm tươi mới, khoáng đạt với phong cách thiết kế ven biển hiện đại
Trong cuộc phỏng vấn độc quyền được PageSix đăng tải hôm 4.1, Sam Asghari chia sẻ cởi mở về mối quan hệ với vợ cũ - nữ ca sĩ Britney Spears. Người mẫu 30 tuổi chia sẻ anh đã học được rất nhiều điều trong 5, 6 năm qua khi tiếp xúc với mặt tối của Hollywood và đó là một sự may mắn. Nhắc đến mối quan hệ với giọng ca Baby one more time, nam diễn viên 9X bày tỏ: "Đó là một khóa học cấp tốc ở Hollywood và nó giúp ích cho tôi". Asghari tiếp tục: "Bạn phải cẩn trọng trong mọi ngành công nghiệp. Không chỉ ở Hollywood. Bạn phải luôn cẩn thận và bảo vệ bản thân cũng như những người bạn yêu thương".Sau ly hôn, Sam Asghari tập trung làm việc và theo đuổi sự nghiệp diễn xuất trong khi Britney Spears vẫn thường xuyên khiến người hâm mộ lo lắng với những động thái bất thường trên mạng xã hội. Khi được hỏi có còn nói chuyện với vợ cũ và tiếp tục ủng hộ cô ấy như trước đây không, Asghari bày tỏ: "Tôi chỉ chúc cô ấy mọi điều tốt đẹp nhất". Nam người mẫu tiếp tục: "Tất cả chúng ta đều phải trải qua những chương khác nhau trong đời. Bạn phải gặp gỡ những người trên đường đi và họ là một phần lớn trong cuộc sống của bạn. Bạn chỉ cần luôn biết ơn vì từng khoảnh khắc mình đã dành cho những người ấy trong quá khứ".Sam Asghari cho biết bản thân không ủng hộ việc hai người quay lưng, "ném bùn" vào nhau sau khi chia tay. "Họ từng ngồi cùng bàn, cùng ăn, từng gọi nhau là tình yêu của cuộc đời mình. Tôi không bao giờ thích kiểu cư xử đó (đối đầu, kể xấu nhau) và đó là điều tôi không bao giờ muốn làm thế. Vì vậy, tôi vui vì điều đó chưa bao giờ xảy ra với mình", anh chia sẻ. Mỹ nam này cũng cho biết điều quan trọng là bản thân phải tiến về phía trước và luôn biết ơn mọi thứ từng xảy ra với mình.Chồng cũ của Britney Spears cũng tôn trọng những gì nữ ca sĩ đang làm, từ kế hoạch sáng tác nhạc mới, dự án mới cho đến nỗ lực hàn gắn mối quan hệ với hai con trai riêng. "Tôi muốn cô ấy làm bất cứ điều gì khiến cô ấy hạnh phúc", anh chia sẻ. Bất chấp những gì đã diễn ra, Sam Asghari vẫn dành tình cảm tốt đẹp cho người cũ.Sam Asghari và Britney Spears gặp nhau trên trường quay MV Slumber Party của nữ ca sĩ 8X vào năm 2016. Khi ấy, Asghari là người mẫu, huấn luyện viên thể hình, gây ấn tượng bởi vẻ ngoài phong độ, điển trai cùng thân hình cơ bắp, quyến rũ. Trong cuốn hồi ký The Woman in Me, chủ nhân hit Toxic thừa nhận cô ngay lập tức phải lòng Asghari và biết rằng muốn có người này trong cuộc đời. Họ nhanh chóng trở thành một đôi, trải qua nhiều sóng gió và cuối cùng kết hôn hồi tháng 6.2022. Nhưng chỉ hơn một năm sau, cuộc hôn nhân này đã đi đến hồi kết.Vài tháng qua, Sam Asghari được nhìn thấy ở bên nhà môi giới bất động sản Brooke Irvine. Trên Instagram, họ đăng nhiều hình ảnh tình cảm trong kỳ nghỉ chung. Tuy nhiên Asghari cho rằng còn quá sớm để chia sẻ về bất kỳ mối quan hệ mới nào. "Bởi vì mối quan hệ trước của tôi rất công khai. Tôi không nói rằng việc công khai hay không công khai là điều xấu, chỉ là đôi khi bạn không thể kiểm soát được. Tôi thực sự cố gắng giữ kín khi nói đến cuộc sống riêng tư của mình", anh cho hay.Hiện tại, Sam Asghari đang tập trung vào sự nghiệp diễn xuất. Anh chuẩn bị xuất hiện trong series The Traitors cùng nhiều ngôi sao nổi tiếng.Phi vụ 'biển thủ' kit test Việt Á để lấy tiền đút túi tại Hà Nội
Bệnh lý di truyền: Đây là những trường hợp tinh hoàn không hề thay đổi kích thước từ lúc còn là trẻ nhỏ cho đến khi trưởng thành. Ngoài biểu hiện ở tinh hoàn, bất thường về gien còn gây rối loạn dậy thì khiến người nam dù lớn tuổi nhưng vẫn không có nét trưởng thành.
Chiến binh bầu trời - Kỳ 3: Nhiệm vụ đặc biệt của An-26
Năm 2019, Phạm Tuấn Ngọc lập kỷ lục rọi bức ảnh đen trắng lớn nhất Việt Nam với chất lượng tương đương nhà in ảnh thủ công lớn nhất và hàng đầu ở Mỹ tên là Griffin Editions. Năm 2023, anh giới thiệu với công chúng bộ sưu tập Chloris với những tác phẩm theo chủ đề bất tử và tái sinh được làm bằng kỹ thuật lumen printing đầu tiên tại Việt Nam. Cũng trong năm này, anh giới thiệu các tác phẩm cyanotype trên lụa với kích thước lớn nhất, cũng là lần đầu tiên ở Việt Nam.
Ngày 30.12, ông Kaneda Hiroki, Tổng giám đốc công ty cung cấp số liệu trên tại Nhà máy Công ty Cổ phần Acecook Việt Nam (KCN Tân Bình, Q.Tân Phú, TP.HCM).Theo ông Kaneda Hiroki, Acecook là công ty đến từ Nhật Bản có 65 năm kinh nghiệm sản xuất mì ăn liền. Tới nay, công ty hoạt động tại thị trường Việt Nam 30 năm. Và từ năm 2013, Acecook bắt đầu mở cửa cho người tiêu dùng tham quan nhà máy miễn phí."Trung bình có 10.000 khách tham quan 4 nhà máy ở Hưng Yên, Đà Nẵng, TP.HCM và Vĩnh Long mỗi năm. Người tiêu dùng thường có cái nhìn tiêu cực về mì ăn liền. Vì vậy, hoạt động này giúp họ quan sát toàn bộ quy trình sản xuất từ khâu nguyên liệu đến thành phẩm, qua đó, xây dựng được lòng tin", Tổng giám đốc chia sẻ.Ông Kaneda Hiroki cho biết, năm 2024, Việt Nam tiêu thụ hơn 8 tỉ gói mì ăn liền, trong tổng số 100 tỉ gói toàn thế giới. Dẫn đầu mức tiêu thụ là Trung Quốc, tiếp đó Indonesia, Ấn Độ. "Nếu lấy tổng tiêu thụ chia tổng dân số sẽ được trung bình tiêu thụ đầu người. Việt Nam có lượng tiêu thụ mì ăn liền đầu người cao nhất thế giới với khoảng 81 gói, Thái Lan 78 và Hàn Quốc 56", ông Kaneda Hiroki nhận định.Ông Kaneda Hiroki cho biết, đến tháng 6.2024, Acecook Việt Nam đã tiến hành đổi từ ly nhựa sang ly giấy cho dòng sản phẩm mì ly Modern, mì tô Nhớ, mì ly Caykay, mì ly Zeppin và sắp tới là mì ly Handy Hảo Hảo. Những cải tiến này giúp doanh nghiệp giảm thiểu rác thải nhựa ra môi trường mà vẫn đảm bảo được các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm nghiêm ngặt."Năm 2025, Acecook Việt Nam đặt mục tiêu hoàn tất chuyển đổi sử dụng nhiên liệu sạch cho tất cả các nhà máy, đồng thời, sử dụng năng lượng xanh từ điện mặt trời để sản xuất mì ăn liền. Cụ thể, sản lượng điện trung bình khoảng 900.000 kWh mỗi năm, đủ để sản xuất 3,6 triệu gói mì Hảo Hảo", Tổng giám đốc cho biết.Chuyến tham quan nhà máy Acecook lần này do Trung tâm Báo chí TP.HCM tổ chức dành cho phóng viên, biên tập viên các cơ quan báo, đài tại thành phố.
Vòng bảng APL 2023: Rực lửa ngày khai mạc 28.6
Ghé một hàng xôi trên đường đi làm buổi sáng, Phan Hạnh (27 tuổi, TP.HCM) miệng vừa đặt hàng, tay vừa giơ điện thoại lên quét mã thanh toán. Một bảng nhỏ in mã QR được người bán đặt ngay ngắn trước sạp hàng, đủ để các khách hàng bận rộn với vài phút ghé qua như Hạnh nhìn là "hiểu ý" ngay quán có nhận chuyển khoản."Em MoMo rồi nhé", Hạnh giơ màn hình điện thoại có dấu tích giao dịch thành công, hàm ý "đã trả tiền". Xác nhận bằng cái gật đầu gọn lẹ của người bán, toàn bộ quá trình giao dịch diễn ra trên điện thoại, không cần tiền mặt trao tay, trong chưa đầy 1 phút.Quỳnh Lê (23 tuổi, TP.HCM) thậm chí không còn thói quen mang theo tiền mặt từ nhiều năm nay. "Bây giờ ra đường, muốn mua từ bánh mì, cốc cà phê,... đều có các app thanh toán chuyển trả được hết. Ngồi nhà thì mua sắm online, thanh toán hóa đơn, nạp tiền điện thoại, mua vé máy bay, xem phim,... cũng chỉ cần lên ví điện tử, app ngân hàng", Quỳnh cho hay.Hạnh hay Quỳnh nằm trong hơn 200 triệu tài khoản thanh toán khách hàng cá nhân của người Việt năm 2024, ghi nhận mức tăng hơn 50% so với cùng kỳ năm ngoái. Cũng trong năm nay, thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam đạt 17 tỉ đồng, theo số liệu từ NHNN. Lượng người dùng và giá trị giao dịch khẳng định sự lên ngôi của thanh toán không dùng tiền mặt. Mã QR gần như phủ sóng từ trung tâm thương mại, siêu thị lớn… đến từng chợ dân sinh, hàng phở, hàng cửa hàng tạp hóa, gánh xôi, xe cà phê lưu động...Không chỉ phổ biến từ nhà ra ngõ, "thanh toán điện tử" cũng trở thành cụm từ khóa được bàn tán sôi nổi trên… mạng xã hội, theo báo cáo fintech cuối năm 2024 do Reputa công bố. Giới trẻ đặc biệt yêu thích hình thức này, rỉ tai nhau nhiều bí kíp tận dụng thanh toán online tích điểm đổi quà, săn ưu đãi, hoàn tiền, nhận voucher ưu đãi... Chỉ riêng trên ứng dụng như MoMo, người dùng đã có thể đổi nhiều thẻ quà từ ăn uống, đi lại, mua sắm,... trên 180.000 đối tác đa ngành hàng từ làm đẹp, giải trí, thời trang, du lịch,...Nhưng để thực sự phủ sóng diện rộng, các ứng dụng như MoMo, Zalopay, Viettel Money,... - tận dụng sự phát triển của internet di động và dữ liệu, đã tạo nên cuộc cách mạng trong thanh toán nhờ vươn được tới các vùng sâu, vùng xa…, giúp người dân chưa có điều kiện mở tài khoản ngân hàng có thể tận hưởng sự tiện lợi của "không dùng tiền mặt". Số lượng tài khoản Mobile-Money của người Việt Nam đến tháng 6.2024 đã đạt 9,13 triệu tài khoản, theo báo cáo mới nhất từ EY. Trong đó, khoảng 70% được mở tại vùng nông thôn, miền núi, hải đảo.Cũng giống như cách khiến việc "ra đường không cần mang theo ví" thành bình thường, các ứng dụng tài chính đang tiếp tục biến những dịch vụ phức tạp thành giản đơn, nhờ "chìa khóa" công nghệ và dữ liệu.Từ những thanh toán nhỏ hằng ngày, ứng dụng tài chính ngày nay với công nghệ AI có khả năng tự động phân loại hóa đơn vào từng danh mục, từ đó tổng hợp nên bức tranh chi tiêu, phản ánh chính xác tình hình tài chính cá nhân để giúp người dùng quản lý dễ dàng, hiệu quả.Đến các dịch vụ hành chính công, vốn "gắn mác" là nhiều thủ tục, rườm rà như đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, phí trước bạ ôtô, xe máy, đóng phạt vi phạm giao thông,.... nay hóa nhẹ tênh khi "lên app", hoàn thành phút mốt, mọi nơi, mọi lúc... Theo thống kê của MoMo, trong năm 2024, bên cạnh các cổng thanh toán khác, kênh thanh toán này chiếm 35% tổng số giao dịch không dùng tiền mặt trên cổng dịch vụ công quốc gia..Cũng với cách tiếp cận "đơn giản hóa các quy trình phức tạp" trên, rất nhiều dịch vụ tài chính khác nhờ vậy tiếp cận được với số đông người dân, bất kể khoảng cách địa lý, độ tuổi, thu nhập, trình độ,... Mô hình siêu ứng dụng điển hình như MoMo có khả năng tích hợp hệ sinh thái thanh toán, tiết kiệm, quản lý tài chính, đầu tư… trên một nền tảng duy nhất, trong tầm tay mọi người. Không còn là cuộc chơi của doanh nghiệp hay khách hàng cá nhân có thu nhập khá và cao, một người dùng với số tiền dù khiêm tốn vẫn có thể mở tài khoản tiết kiệm trực tuyến chỉ từ 500.000 đồng, mua chứng chỉ quỹ chỉ từ 10.000 đồng, đầu tư chứng khoán, mở tài khoản ngân hàng trong 2-3 phút.Hướng tới mục tiêu tài chính toàn diện, cho mọi người, các ứng dụng tài chính cũng nỗ lực đưa những khách hàng chưa được tiếp cận dịch vụ ngân hàng vào hệ sinh thái của mình. Sản phẩm Ví Trả Sau của MoMo là một ví dụ điển hình khi trở thành "phao cứu sinh tài chính" cho nhiều người không có lịch sử tín dụng được phê duyệt các khoản vay chính thống, chi trả các nhu cầu cơ bản hằng ngày.Với những nỗ lực không ngừng trong việc "bình dân hóa" và đưa các dịch vụ tài chính đến gần hơn với đời sống hàng ngày của người Việt, MoMo vừa đánh dấu năm thứ 4 liên tiếp có mặt trong Bảng xếp hạng Top 10 Thương hiệu Tốt nhất Việt Nam năm 2024 (Best Brand Rankings 2024 in Vietnam), được công bố bởi hãng nghiên cứu thị trường Decision Lab.Khi đứng cạnh các thương hiệu thuộc những lĩnh vực thiết yếu như F&B, thương mại điện tử, điện máy, công nghệ,... sự xuất hiện của MoMo - ứng dụng fintech duy nhất trong bảng xếp hạng - càng khẳng định rằng các dịch vụ tài chính đang ngày càng gần gũi và thiết yếu như chính hơi thở của người tiêu dùng Việt. Càng khẳng định rằng, tương lai của tài chính không dùng tiền mặt, tiện lợi và dễ dàng, đã và đang trở thành một phần không thể thiếu trong hành trình phát triển của xã hội Việt Nam.