Phát động 90 ngày thi đua cao điểm, ra quân chiến dịch tình nguyện
Trong ba năm, Khiêm có hơn 50 bức tranh thêu tay thủ công hoàn toàn, giá thành từ 3 triệu trở lên. Mỗi tháng chỉ 2-3 sản phẩm “xuất xưởng” vì cần nhiều thời gian hoàn thiện.“Tôi đi tìm kiếm sự tự do” - Khiêm chia sẻ về lý do bắt đầu con đường này. Từng thử sức với nhiều công việc từ shipper, thợ xăm đến ngồi bàn giấy nhưng không hợp, chàng trai quyết định nghỉ ở nhà một thời gian, học thêm móc len, hội họa,... rồi nhận ra đam mê với bộ môn thêu tay.Bên cạnh xem các video thêu truyền thống trong nước, Khiêm tham khảo các tài liệu nước ngoài, từng bước cải thiện tay nghề của mình. Thời gian đầu, không khi nào mà đầu ngón tay anh “lành lặn” vì bị kim đâm chi chít do chưa thạo. Không chỉ vậy, vốn cơ địa đô con nên khi thao tác với cây kim nhỏ xíu, cầm khung thêu trong thời gian dài, bắp tay, vai của anh cũng trở nên mỏi nhừ.“Tôi học nhanh, cũng biết vẽ từ trước nên ba tháng đã nắm hầu hết kỹ thuật. Tuy nhiên, mục đích học thêu ban đầu của tôi chỉ nhằm để xả stress. Tôi mong mình được thỏa sức sáng tạo mà không bị gò bó như trong môi trường làm việc ở công ty trước kia”, Khiêm nói.Do đó, lần đầu có khách ngỏ lời khi thấy Khiêm đăng tải tranh vẽ trên trang cá nhân, anh đã rất bất ngờ nhưng lại từ chối. Chàng trai cho biết mình chỉ dám nhận đơn sau một năm vì muốn thạo nghề hơn để đem đến sản phẩm chỉn chu nhất.Trong quá trình tự học, Khiêm không ngại thử sức với nhiều chủ đề, phong cách khác nhau từ chân dung, cảnh vật đến hoạt hinh. Dần dần, anh đã có “chữ ký riêng” của mình giữa hàng loạt các sản phẩm thủ công trên thị trường. Khiêm đặc biệt chú trọng vào yếu tố mĩ thuật như hình khối, màu sắc, tả xa - gần, chính - phụ, hướng nhìn chứ không chỉ dừng lại ở kỹ thuật.Tác phẩm sư tử gần đây của Khiêm là một minh chứng thể hiện rõ nét độc bản. Bức tranh được hoàn thành trong vòng 10 ngày với hơn 100 tiếng làm việc. Khi đăng tải lên mạng xã hội, nhiều bình luận xuýt xoa khen vì độ sống động, lột tả thành công nét dũng mãnh của “chúa tể sơn lâm”.Nhớ lại những ngày đầu học thêu, Khiêm tâm sự từng bị nhiều người xung quanh trêu chọc “coi chừng biến thành nữ”, “đồ trang trí thu nhập không đủ sống”. Anh chàng bỏ ngoài tai những ý kiến tiêu cực, kiên trì với đam mê vì tìm thấy niềm vui thật sự khi đắm mình trong những mũi kim.“Không ít người cho rằng nghề này không phù hợp với nam giới. Điều này dễ hiểu vì con trai thích thể hiện bản thân, trong khi bộ môn thủ công cần thời gian lâu mới thấy tiến bộ nên đây là một thách thức lớn nếu thiếu kiên trì. Tuy nhiên chỉ cần qua giai đoạn đầu sẽ nhận ra nó không hề khó đến vậy, ai cũng có thể làm được”, Khiêm chia sẻ.Sợ “xuống tay”, chàng trai không ngừng luyện tập, thậm chí là livestream 8 tiếng chỉ để… ngồi thêu. Khiêm mong muốn mọi người nhờ đến sản phẩm của mình vì sự tỉ mỉ, độ chỉn chu cao chứ không phải một món hàng “mì ăn liền”. Theo anh, “đồ thủ công khó cạnh tranh vì thời gian hoàn thiện lâu trong khi giá thành cũng tương đối cao. Hơn nữa, nếu nghệ nhân dành thời gian dài luyện tập mới thành thạo nên sẽ ưu tiên kiếm tiền, chạy theo thị hiếu khiến tính sáng tạo bị hạn chế”.Do đó, Khiêm có thời gian “không dám nhận” những đơn hàng thêu đơn giản để thử sức với những chủ đề mới mẻ, yệu cầu kĩ thuật phức tạp hơn. Chứng kiến quá trình nỗ lực ấy, mẹ của Khiêm, bà Nguyễn Thị Lựu (47 tuổi) luôn dành những lời động viên cho con trai mình ngay từ khi thêu đối với anh chỉ là sở thích. “Tôi không biết thêu nhưng thấy Khiêm nghiêm túc theo đuổi nên rất mừng. Con điềm đạm hơn, được bay bổng với đam mê và cũng kiếm thêm thu nhập đỡ đần ba mẹ. Những lúc con hoàn thành xong một bức tranh nào đó, tôi vui đến nỗi mở tiệc gia đình. Tôi tự hào lắm vi có một cậu con trai “khéo tay hay làm” như vậy”, bà Lựu nói.Từng mua tranh của Khiêm, anh Nguyễn Hữu Tân (32 tuổi) nhận xét sản phẩm “có hồn còn hơn ảnh chụp”. Đó là bức tranh thêu chân dung con trai một tuổi của anh, rất giống với nguyên mẫu. Sau khi đợi hơn 8 ngày hoàn thiện, anh Tân rất hài lòng và dự định sẽ tiếp tục đặt Khiêm thêu chân dung cho cô con gái sắp ra đời.'Biển người' ở công viên bến Bạch Đằng TP.HCM chờ ngắm pháo hoa lễ 30.4
"Cả cái xã Tịnh An này chỉ có 1 mình thằng Hiếu là được đào tạo bài bản để chơi bóng đá nên gia đình và người thân ai cũng muốn nó tỏa sáng đem vinh quang về cho quê hương. Thế mà tai nạn ập đến bất ngờ, niềm hy vọng của gia đình tôi và người dân ở đây đành dừng lại", ông Sơn buồn bã nói.
Bệnh nhân 91 là phi công người Anh đã hết vi rút SARS-CoV-2'
Mới đây, anh N.Đ (ngụ Bình Phước) tra cứu vi phạm qua hình ảnh thì thấy xe của mình "dính" phạt nguội lỗi chạy quá tốc độ ở Vĩnh Phúc. Anh N.Đ bất ngờ vì chưa từng chạy xe ra tới ngoài này nên hoang mang lên mạng tìm cách xử lý.Câu chuyện của anh N.Đ được nhiều người đoán, có thể ai đó "chơi chiêu" dán biển số, tình cờ biển số dán giống biển số của anh Đ. nên anh "dính chưởng". Tuy nhiên, mọi người cũng động viên anh rằng, nếu khác loại xe thì chứng minh với CSGT rất dễ dàng. Một số người khác lo lắng, nếu phải chạy từ Bình Phước ra Vĩnh Phúc để gặp trực tiếp CSGT, giải trình đây không phải xe của mình thì rất tốn kém: thời gian, chi phí đi lại, ăn ở. Các khoản phí gộp lại có khi... cao hơn tiền đóng phạt. Trường hợp này, anh Đ. cho hay, hình ảnh cho thấy chiếc xe vi phạm có trùng màu và trùng biển số với xe anh, nhưng khác loại xe.Tài khoản Lê Hún chia sẻ, anh đã từng xử lý trường hợp như thế này. Cụ thể, trong thông báo vi phạm qua hình ảnh được gửi về địa chỉ nhà (chủ xe), CSGT sẽ yêu cầu chủ xe hoặc người liên quan liên hệ đội CSGT phát hiện vi phạm hoặc công an địa phương nơi chủ xe cư trú để làm việc. Lúc này, chủ xe có thể gửi đơn khiếu nại đề nghị giải quyết qua công an địa phương. Trong đơn, chủ xe cần ghi rõ rằng xe của mình chưa từng đi tới địa điểm như thông báo vi phạt nguội. Yêu cầu cơ quan chức năng giải quyết, trả lời bằng văn bản theo quy định. Trường hợp không nhận được thông báo gửi về nhà, tài khoản Lê Hún cho rằng, chủ xe có thể copy đường link báo lỗi vi phạm của trang web tra cứu để đề nghị cơ quan chứng năng xác minh làm rõ, yêu cầu xóa lỗi.Nhiều người động viên chủ xe: "Khác loại xe thì không sao đâu, mất thời gian tí thôi". Trong khi đó, một số người cẩn trọng hơn thì nhắc chủ xe nên kiểm tra trên ứng dụng, đúng trang web của Cục CSGT, còn nếu nhận thông báo phạt nguội qua điện thoại thì chắc chắn là lừa đảo. Theo lãnh đạo một đội CSGT, trường hợp bị báo lỗi phạt nguội nhưng xác định chắc chắn không phải xe của mình, chủ xe có thể chủ động liên hệ với nơi ra thông báo - đơn vị phát hiện vi phạm, để kiểm tra, đối chiếu biển số, màu sơn, loại xe. Trường hợp của anh N.Đ là trùng biển số, màu sơn nhưng khác loại xe nên sẽ không mất nhiều thời gian. Anh N.Đ có thể làm đơn, cung cấp hình ảnh của phương tiện, gửi kèm qua đường bưu điện đến địa chỉ của nơi ra thông báo vi phạm để được xử lý. "Trường hợp này, trách nhiệm của đơn vị ra thông báo vi phạm qua hình ảnh phải chứng minh xe anh là xe vi phạm, chủ xe không cần chứng minh mình không vi phạm nên không phải lo lắng tìm lại bằng chứng xem ngày, giờ đó xe đang ở đâu", CSGT chia sẻ. Cũng theo CSGT, trường hợp dán biển số hiện nay khá ít gặp vì lắp biển giả, dán keo đè biển số không đúng với giấy đăng ký xe bị phạt khá cao. Cụ thể, Nghị định 168/2024 quy định, người lái xe ô tô sẽ bị phạt từ 20 - 26 triệu đồng, người lái xe máy bị phạt từ 4 - 6 triệu đồng khi sử dụng chất liệu khác sơn, dán lên chữ, số của biển số xe.
Do ảnh hưởng của El Nino nên trong ba tháng đầu năm 2024, hoạt động của không khí lạnh có khả năng yếu hơn so với trung bình nhiều năm nên số ngày rét đậm, rét hại ở mức thấp hơn so với trung bình nhiều năm cùng thời kỳ. Tuy nhiên, cần đề phòng các đợt không khí lạnh có cường độ mạnh (đặc biệt trong tháng 1 - 2) gây rét đậm, rét hại trên diện rộng và băng giá, sương muối ở khu vực vùng núi khu vực Bắc bộ và Bắc Trung bộ.
Triều Tiên diễn tập pháo binh có tầm bắn đến Seoul
Phát biểu tại buổi gặp mặt đại biểu các cơ quan báo chí nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Trần Sỹ Thanh mong muốn các cơ quan báo chí tích cực vào cuộc phối hợp với chính quyền thành phố trong vấn đề triển khai các biện pháp bảo vệ môi trường.Theo ông Thanh, chưa bao giờ Hà Nội bị tình trạng ô nhiễm kinh khủng như hiện tại. Ông cho rằng nguyên nhân không hoàn toàn do Hà Nội đang có 7 triệu phương tiện xe máy vì "cùng lắm chỉ 2,5 - 3 triệu xe cùng lúc chạy trên đường"."Chúng tôi có chương trình ngắn hạn và đang làm một số việc, chương trình dài hạn thì đang có nghiên cứu để tìm ra thực sự ở đâu. Vài triệu xe cùng lúc chạy trên đường thì không thể đến mức gây ô nhiễm như vậy được. Phải tìm ra nguồn ô nhiễm ở chỗ nào, tại sao lại như thế?", ông Thanh nói và mong muốn mỗi người dân Hà Nội hãy cùng chung tay làm cho thủ đô sạch hơn, xanh hơn, sáng hơn.Thời gian những tháng cuối năm 2024 và đầu tháng 1 vừa qua, tình trạng ô nhiễm không khí ở Hà Nội ngày càng trở nên nghiêm trọng. Đặc biệt, có ngày nghỉ cuối tuần, dù ít phương tiện tham gia giao thông hơn ngày thường nhưng không khí tại Hà Nội vẫn ô nhiễm nghiêm trọng, xếp hạng thứ 2 thế giới. Hầu hết các khu vực trong nội thành Hà Nội đều chìm trong làn sương mờ do ô nhiễm không khí.Nói về vấn đề ô nhiễm không khí, TS Hoàng Dương Tùng, nguyên Phó tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường (Bộ TN-MT), cho biết miền Bắc và Hà Nội đang trong "mùa" ô nhiễm không khí, nguyên nhân là do kiểm soát các nguồn ô nhiễm từ xây dựng, nông nghiệp, giao thông... chưa tốt.Ông Tùng cho rằng, ô nhiễm không khí dường như vẫn là việc riêng của Bộ TN-MT, cấp tỉnh địa phương chứ không phải việc của quận, huyện. Vì vậy, vấn đề cơ bản nằm ở nhận thức và sự quyết tâm giải quyết ô nhiễm không khí của các cấp.Theo thống kê của Sở GTVT Hà Nội, tính đến hết tháng 4.2024, thành phố có hơn 8 triệu phương tiện, trong đó trên 1,1 triệu ô tô và hơn 6,9 triệu xe máy với gần 73% xe đã sử dụng trên 10 năm.Để hạn chế sử dụng phương tiện giao thông phát thải gây ô nhiễm môi trường, HĐND TP.Hà Nội đã thông qua nghị quyết quy định thực hiện vùng phát thải thấp.Theo đó, từ năm 2025 - 2030, Hà Nội sẽ hạn chế hoặc cấm xe máy, ô tô không đáp ứng tiêu chuẩn khí thải vào vùng phát thải thấp ở quận Hoàn Kiếm, Ba Đình. Từ năm 2031 trở đi, các khu vực trên địa bàn Hà Nội có một trong 3 tiêu chí xác định vùng phát thải thấp phải thực hiện quy định vùng phát thải thấp.