Cậu thiếu niên khuyết tật trí tuệ được ca ngợi sau khi giúp cô bé 3 tuổi
Theo Nghị định 168/2024/NĐ-CP của Chính phủ, từ ngày 1.1.2025, người điều khiển xe máy đi trên vỉa hè (trừ trường hợp điều khiển xe đi qua vỉa hè để vào nhà, cơ quan) sẽ bị phạt tiền 4-6 triệu đồng. Mức phạt tiền 4 - 6 triệu đồng cũng áp dụng đối với người điều khiển mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy có hành vi đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển "Cấm đi ngược chiều" và điều khiển xe đi vào đường cao tốc.Anh Đặng Tiến Hữu (31 tuổi), tài xế xe ôm công nghệ ở TP.HCM, thắc mắc: "Nếu tôi chạy xe lên vỉa hè để giao hàng cho khách thì có bị phạt hay không?".Một thắc mắc khác, Nguyễn Hoài Bảo, sinh viên Trường ĐH Công nghệ TP.HCM, hỏi: "Nếu chạy lên vỉa hè để nghe điện thoại thì có vi phạm quy định của pháp luật?".Lê Trung Tính (27 tuổi), ngụ ở 505/5 Nguyễn Kiệm (Q.Phú Nhuận, TP.HCM) thì đưa ra tình huống cần câu trả lời, như: "Chạy xe lên vỉa hè để ghé vào cửa hàng mua đồ, liệu có bị phạt?".Luật sư Huỳnh Thanh Tuấn (Đoàn luật sư TP.HCM), cho biết Nghị định 168/2024/NĐ-CP đã quy định rõ, trường hợp điều khiển xe đi qua vỉa hè để vào nhà, cơ quan thì không bị phạt.Đối với những tình huống giao thông khác được đề cập ở trên, nếu chạy xe máy lên vỉa hè, sau đó đỗ xe ở nơi được phép đỗ thì không bị phạt."Để dễ hiểu, thì có thể ví dụ hiện nay có nhiều tuyến đường trung tâm TP.HCM đã được kẻ vạch (màu vàng) để triển khai thu phí cho thuê vỉa hè từ ngày 1.1.2024. Điều này có nghĩa các trường hợp chạy xe máy lên vỉa hè và để xe ở khu vực được phép đỗ thì không phải biến vỉa hè thành đường nên không bị phạt. Còn nếu chạy xe máy lên vỉa hè, đỗ xe để giao hàng, nghe điện thoại, vào hàng quán mua đồ… thì đồng nghĩa đã biến vỉa hè thành đường. Khi đó sẽ bị phạt", luật sư Tuấn cho biết.Anh Nguyễn Đại Hưng (32 tuổi), làm việc ở Công ty may Việt Thắng (TP.Thủ Đức, TP.HCM), cho biết từng có thói quen sử dụng tai nghe khi tham gia giao thông, cụ thể là điều khiển xe máy. Tuy nhiên thời gian gần đây đã bỏ thói quen này. Anh Hưng hỏi: "Nếu sử dụng tai nghe khi điều khiển xe máy, bị phạt bao nhiêu?". Luật sư Tuấn trả lời: "Theo khoản 3 Điều 33 luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 thì người lái xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy không sử dụng ô, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông. Nếu vi phạm, sẽ bị xử phạt theo quy định tại điểm đ khoản 4 Điều 7 Nghị định 168/2024/NĐ-CP là xử phạt hành chính từ 800.000 - 1.000.000 đồng. Ngoài bị phạt tiền thì người vi phạm còn bị trừ 4 điểm giấy phép lái xe theo điểm b khoản 13 Điều 7 Nghị định 168/2024/NĐ-CP".Đáng chú ý, với trường hợp sử dụng thiết bị âm thanh (trừ thiết bị trợ thính) khi đang điều khiển xe máy mà gây tai nạn giao thông thì theo điểm b khoản 10 và điểm d khoản 13 Điều 7 Nghị định 168/2024/NĐ-CP, sẽ bị phạt tiền từ 10 – 14 triệu đồng và bị trừ 10 điểm giấy phép lái xe.Một cán bộ cảnh sát giao thông công tác tại Đội Cảnh sát giao thông của Công an TP.Tân An (tỉnh Long An), lý giải: "Sở dĩ khi điều khiển xe máy không được sử dụng tai nghe vì có thể gây mất tập trung cho người lái, không thể nhận biết và phản ứng với các tín hiệu cảnh báo như còi xe, nhiều nguy cơ dẫn đến va chạm, tai nạn giao thông".Doanh nghiệp đầu tư chuyên sâu vào nền tảng
HLV Kim Sang-sik đã gây ngạc nhiên ở trận đội tuyển Việt Nam gặp Campuchia tối 19.3, khi tung ra đội hình mạnh nhất, với những gương mặt chủ chốt tạo nên chức vô địch AFF Cup 2024. "Hiện không có biến động trong đội hình, đồng thời các cầu thủ kinh nghiệm cũng thể hiện tốt", HLV Kim Sang-sik khẳng định.Có đúng một vị trí được thử nghiệm, đó là Triệu Việt Hưng trong vai trò hậu vệ trái. Nhưng, chỉ sau 27 phút, Việt Hưng rời sân. Cầu thủ sinh năm 1997 để lại một vài đường chuyền về, một quả tạt hỏng, một lần kèm người lỗi giúp đối thủ dễ dàng thoát xuống tạo cơ hội. "Việt Hưng không thể hiện được như lúc tập", HLV Kim Sang-sik đánh giá ngắn gọn. Ông không có nhiều điều để nói về học trò. Việt Hưng đã 28 tuổi, khó có thể tốt hơn được nữa. Cũng như nhiều tân binh khác, Việt Hưng được gọi lên tuyển để phục vụ cuộc cách tân của HLV Kim Sang-sik. Đội tuyển Việt Nam đã vô địch AFF Cup 2024, nhưng còn hai vấn đề lớn tồn đọng. Một là, đội quá phụ thuộc vào năng lực của Nguyễn Xuân Son, người sẽ vắng mặt trong 6 tháng tới. Hai là, đội tuyển Việt Nam chỉ chơi tốt ở thế phòng ngự phản công, thay vì có thể áp đặt thế trận và kiểm soát đối thủ.HLV Kim Sang-sik cần nhân tố mới, hoặc chí ít, là điều gì đó mới từ những người cũ. Về vế đầu tiên, chiến lược gia người Hàn Quốc quyết định thử nghiệm Việt Hưng và rút ra khỏi sân ngay khi học trò không đáp ứng yêu cầu. Đó là lời cảnh báo của ông Kim, rằng ông sẽ kiên nhẫn, nhưng sự chờ đợi chỉ dành cho người xứng đáng.Còn vế thứ hai, ông Kim chưa thể vui. Khi Văn Vĩ vào sân, đội tuyển Việt Nam đã đá với bộ khung mạnh nhất, chỉ thiếu Xuân Son. Cái thiếu tưởng như bình thường ấy, sau cùng lại trở thành rào cản khiến đội tuyển Việt Nam vất vả.Học trò ông Kim chỉ cầm được nhịp chơi trong hiệp 1, với những pha đánh biên có nét, khai thác tuyến hai cũng hiệu quả. Tuy nhiên sang hiệp 2, khi Campuchia không còn thu mình phòng ngự mà dồn lên gây áp lực, chính chủ nhà lại luống cuống. Trong khi Campuchia của HLV Koji Gyotoku có những pha đan bóng nhuần nhuyễn, sắc sảo, đặc biệt từ thời điểm chân sút nhập tịch Coulibaly vào sân, đội tuyển Việt Nam lại phối hợp rời rạc. Những tình huống đáng chú ý nhất đến từ phản công, hơn là dàn xếp tấn công bài bản, có chủ đích. Vắng Xuân Son, đội tuyển Việt Nam thiếu một mũi nhọn biết chắt chiu về cơ hội và dám xông pha về phía trước. Vắng Xuân Son, ông Kim cũng khuyết một cầu thủ với đôi vai vạm vỡ, có thể khiến hậu vệ đối thủ chùn chân. Nếu đá như trận này, thắng Lào cũng không phải chuyện đơn giản. Những trận giao hữu không đưa ra kết luận, nhưng thường có tính cảnh báo. Ví dụ, chẳng ai nói Thái Lan yếu, khi thầy trò HLV Masatada Ishii bị Lào cầm hòa ở trận giao hữu tháng 11.2024. Dù vậy, những thiếu sót của người Thái như khả năng tận dụng cơ hội hay kỷ luật phòng ngự sau cùng đã bị đối thủ khai thác triệt để ở AFF Cup 2024.HLV Kim Sang-sik đã nhìn thấy những "tín hiệu" đó. Ông nhiều lần bày tỏ sự tức giận xen lẫn lo lắng khi nhìn học trò xử lý bóng. Vài điều không tròn trịa ở AFF Cup, chẳng thể giải quyết trong một sớm một chiều.Việc sử dụng đội hình mạnh nhất trước Campuchia dường như cũng là ý đồ của HLV Kim Sang-sik. Ông muốn nhìn thấu rằng sau chức vô địch, dàn trụ cột đội tuyển Việt Nam sẽ chơi thế nào, còn khát vọng và mong muốn thay đổi không.Một trận đấu không nói lên nhiều điều, song khi đội tuyển Việt Nam vẽ lại bức tranh cũ, với những thiếu sót cũ, sự thay đổi có thể đến từ đâu? Từ cầu thủ là chắc chắn, bởi yêu cầu của ông Kim sẽ ngày càng cao, đòi hỏi các trụ cột phải nỗ lực bắt kịp. Những ai không đáp ứng sẽ bị gạt ra bên lề.Tuy nhiên, thầy Kim có lẽ cũng cần tính lại lực lượng. Con người trong tay ông lúc này chỉ có vậy. Bộ khung trụ cột chưa ổn định, các nhân tố dự bị thì "sáng tối" thất thường. Chọn cách đá nào phù hợp với con người hiện có là bài toán nan giải, mà đội tuyển Việt Nam chỉ còn vài ngày để tìm đáp án.
Sập sàn bê tông, một công nhân tử vong, nhiều người bị thương
Hoàng Hiệp nổi lên cùng thời với các ca sĩ, nhạc sĩ tên tuổi như Tuấn Hưng, Tường Văn, Hồ Hoài Anh, Bằng Kiều... Thời gian đầu trong sự nghiệp, nam ca sĩ được biết đến là thành viên của nhóm nhạc Giao Thời. 12 năm qua, anh sang Mỹ định cư và tiếp tục nuôi dưỡng đam mê nghệ thuật qua nhiều sản phẩm âm nhạc. Xuất hiện tại chương trình Nhà có khách tập 77, ca sĩ Hoàng Hiệp đã có những phút trải lòng cùng Thúy Nga về cuộc sống nơi xứ người.Chia sẻ về cuộc sống hiện tại, Hoàng Hiệp cho biết anh đầu tư studio lớn để thực hiện một số chương trình livestream cho các nghệ sĩ. Bên cạnh đó, anh còn dạy luyện thanh, sửa bài cho một số ca sĩ. Những năm sang Mỹ sinh sống, nam ca sĩ chia sẻ anh luôn biết ơn những gì đã xảy ra. "Sau 12 năm đặt chân đến Mỹ, tôi vẫn cảm thấy mình là người may mắn. Thời gian đầu thì cực lắm, nhưng dần dần mình cũng phải cố gắng để vượt qua. Bây giờ, quan trọng nhất là mình làm cho các con", nam ca sĩ bộc bạch. Theo Hoàng Hiệp, âm nhạc là cứu cánh giúp anh vượt qua những giai đoạn khó khăn của cuộc đời. Từng có khoảng thời gian, nam ca sĩ mắc chứng trầm cảm, phải điều trị và may mắn đã vượt qua. Khi Thúy Nga hỏi về nguyên nhân dẫn đến trầm cảm, Hoàng Hiệp cho biết có một vài lý do, trong đó có việc gia đình gặp chuyện không may ở Việt Nam. Lúc đó, anh sinh sống ở Mỹ, nhưng do điều kiện không cho phép, anh không thể về thăm, không thể ở bên cạnh người thân để cùng động viên và sẻ chia. Anh tâm sự: "Khi những người thân đang yếu đuối, đau khổ nhất, mình lại không thể ở bên cạnh. Dần dần nhiều thứ tích tụ từng chút, mình buồn rầu rồi sinh ra trầm cảm. May mắn là tôi chỉ ở giai đoạn đầu".Hoàng Hiệp kể thêm: "Mỗi người sẽ có biểu hiện khác nhau. Ban ngày tôi bận rộn công việc, nhưng đến buổi tối khi có một mình là tôi lại trầm cảm không muốn nói chuyện với ai, không muốn ra ngoài tiếp xúc với ai cả. Những lúc như thế, tôi chui vào phòng thu, vừa hát vừa khóc, rồi xóa đi thu lại. Lúc đi bác sĩ, được kê thuốc nhưng tôi uống không nổi vì quá mạnh, nó làm con người mình không bình thường, hồi hộp, khó chịu hơn. Nhiều bạn bè khi biết chuyện khuyên tôi nên bỏ uống thuốc đi. Lúc mình quyết tâm bỏ thuốc thì thực sự phải chiến đấu với tư tưởng của mình để cân bằng lại cuộc sống. Mình chữa lành bằng cách tìm đến những người tin tưởng, có thể chia sẻ được, ngồi lắng nghe mình nói. Người ta không cần khuyên gì cả, chỉ cần đồng cảm với mình, đó là cách chữa lành tốt nhất".Vượt qua biến cố, Hoàng Hiệp chia sẻ bây giờ anh yêu đời hơn, cứ được đi hát là cảm thấy hạnh phúc. Mỗi ngày, anh vẫn tiếp tục với công việc giảng dạy, dành thời gian chăm sóc gia đình. Anh tiết lộ bản thân đang ấp ủ một số dự án âm nhạc. "Ngoài đời có nhiều điều đẹp đẽ lắm, buồn thì xách xe chạy ra biển, rồi đi gặp gỡ bạn bè, chia sẻ chuyện này chuyện kia. Đôi khi cuộc sống làm mình phải chạy theo guồng, nếu mình không dành thời gian cho bản thân thì rất dễ bị căng thẳng, để lâu ngày sẽ thành trầm cảm. Sau kinh nghiệm từng bị trầm cảm, tôi nhận thấy một điều rằng mình phải yêu bản thân trước rồi sau đó mới yêu người khác", anh bày tỏ.
Trong nhiều nền văn hóa và trong suốt chiều dài lịch sử, rắn đóng vai trò quan trọng trong thần thoại, từ hiện thân của trí tuệ và chữa lành đến nguy hiểm và hỗn loạn. Sinh vật này vừa được tôn kính vừa bị sợ hãi, thường được coi là hiện thân của tính hai mặt của sự sống và cái chết, sáng tạo và hủy diệt.Các nền văn minh cổ đại như Ai Cập, Hy Lạp và Ấn Độ giáo đã gán cho rắn những ý nghĩa mạnh mẽ, đưa chúng vào các câu chuyện và biểu tượng tôn giáo của họ.Trong thần thoại Ai Cập cổ đại, rắn vừa đóng vai trò như vị thần bảo hộ, vừa mang biểu tượng của sự hỗn loạn. Chẳng hạn, rắn hổ mang gắn liền với hoàng gia hay sức mạnh thần thánh, thường xuất hiện trên vương miện của các pharaoh. Wadjet, nữ thần rắn hổ mang, được coi là người bảo vệ Ai Cập.Trong khi đó, rắn Apophis mang biểu tượng của sự hỗn loạn và hủy diệt. Trong văn hóa Ai Cập cổ, thần mặt trời Ra di chuyển trên bầu trời vào ban ngày, và hướng đến âm phủ vào ban đêm, như một biểu tượng cho chu kỳ mặt trời mọc và lặn. Tại âm phủ, Ra sẽ đối đầu với con rắn Apophis cố ngăn cản hành trình của vị thần Ai Cập.Hy Lạp cổ đại xem rắn vừa là biểu tượng của sự chữa lành và hiểm nguy. Ví dụ nổi tiếng nhất là Asclepius, vị thần thuốc men, với biểu tượng là cây trượng có con rắn cuộn quanh. Biểu tượng này đến nay vẫn được dùng trong chuyên ngành y khoa. Người Hy Lạp cổ đại tin rằng rắn mang năng lực chữa bệnh.Tuy nhiên, vẫn có những loài rắn là hiện thân của điềm dữ như Medusa, người có mái tóc là tập hợp của vô số con rắn độc và có thể hóa đá người nào nhìn vào chúng. Thần thoại Hy Lạp còn nói về sinh vật tên ouroboros, một con rắn tự ăn đuôi của chính mình, là biểu tượng cho chu kỳ vĩnh cửu của sự sống, cái chết và sự tái sinh.Văn hóa Trung QuốcTrong thần thoại Trung Quốc, rắn thường được coi là loài vật thông thái, bí ẩn, tượng trưng cho sự biến đổi và tái sinh. Rắn cũng là 1 trong 12 con giáp, đại diện cho trực giác, nội tâm và bí ẩn.Cũng có những câu chuyện dân gian Trung Quốc khắc họa hình ảnh con rắn như điềm báo tai họa. Chẳng hạn trong câu chuyện về Bạch Xà, một linh hồn rắn biến thành người phụ nữ. Mặc dù câu chuyện miêu tả tình yêu của cô dành cho người đàn ông phàm trần, hình dạng thực sự của cô lại gây nỗi sợ và bi kịch. Thần thoại của người bản địa châu Mỹ khắc họa hình ảnh loài rắn là biểu tượng mạnh mẽ của khả năng sinh sản, biến đổi và chữa lành. Chẳng hạn, người Hopi thường biểu diễn điệu múa rắn để cầu mong mưa thuận, mùa màng bội thu. Ngoài ra còn có vị thần Quetzalcoatl của vùng Trung Mỹ, thường được miêu tả là một con rắn có lông vũ, tượng trưng cho sự kết hợp giữa đất và trời, hiện thân của trí tuệ, khả năng sinh sản và sự sống.Trong thần thoại Bắc Âu, rắn Jormungandr đóng vai trò quan trọng trong vũ trụ của các vị thần. Con rắn khổng lồ này bao quanh thế giới, và việc thả nó ra được cho là báo hiệu ngày tận thế, hay Ragnarok. Jormungandr thể hiện sự căng thẳng giữa hỗn loạn và trật tự, đóng vai trò quan trọng trong ngày tận thế của người Bắc Âu.Trong nhiều nền văn hóa châu Phi, rắn tượng trưng cho khả năng sinh sản, nước và thế giới tâm linh. Trong thần thoại Tây Phi, thần Damballa là một vị thần rắn liên quan đến sự sáng tạo, mưa và khả năng sinh sản. Tuy nhiên, một số nền văn hóa coi rắn là những nhân vật xấu xa hoặc lừa đảo, liên quan đến cái chết và sự hỗn loạn.Trong thần thoại Ấn Độ, rắn được tôn kính và giữ vai trò tượng trưng cho cả lòng nhân từ và sự độc ác. Chúng gắn liền chặt chẽ với nước, khả năng sinh sản, sự bảo vệ, sự hủy diệt và cái chết, phản ánh mối quan hệ phức tạp giữa thiên nhiên và con người.Những hình ảnh rắn nổi bật bao gồm Shesha, vua của loài rắn và là hộ vệ của thần Vishnu, được miêu tả là một con rắn nhiều đầu nâng đỡ vũ trụ. Vishnu nằm trên Shesha trong đại dương vũ trụ, tượng trưng cho sự cân bằng và bảo vệ.Trong thần thoại Celtic, rắn là biểu tượng của sự chữa lành và trí tuệ. Người Druid ở Celtic tin rằng rắn có kiến thức đặc biệt về trái đất, vì chúng lột da và "tái tạo" bản thân. Khả năng đào hang dưới lòng đất của rắn cũng kết nối nó với thế giới tâm linh và trí tuệ của tổ tiên.
Giá xăng dầu hôm nay 13.4.2024: Giữ đà tăng nhẹ
Sáng 10.2, Tỉnh ủy Đồng Tháp tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban Bí thư T.Ư Đảng về việc cho ông Phạm Thiện Nghĩa, Phó bí thư, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp, nghỉ hưu trước tuổi theo nguyện vọng kể từ ngày 15.2.Ông Phạm Thiện Nghĩa (59 tuổi, quê quán H.Lấp Vò, Đồng Tháp). Ông từng đảm nhận các chức vụ: Phó chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Công thương, Bí thư Huyện ủy Tháp Mười, Trưởng ban Nội chính Tỉnh ủy, Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp. Tháng 12.2020, HĐND tỉnh Đồng Tháp khóa 9, nhiệm kỳ 2020 - 2025 tổ chức kỳ họp lần thứ 17 bầu ông Phạm Thiện Nghĩa giữ chức Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp, thay ông Nguyễn Văn Dương nghỉ hưu.Phát biểu tại buổi trao quyết định, ông Lê Quốc Phong, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp, ghi nhận và đánh giá cao quá trình cống hiến của ông Phạm Thiện Nghĩa góp phần phát triển Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp và quá trình vươn lên của đất sen hồng. Ông Phong nhấn mạnh, trong quá trình công tác, ông Phạm Thiện Nghĩa luôn là cán bộ có trách nhiệm, trăn trở với công việc được giao, trong các mối quan hệ luôn đoàn kết, hòa đồng với đồng chí, đồng nghiệp và luôn thể hiện bản lĩnh, tinh thần trách nhiệm của người "đứng mũi chịu sào" trong công việc.Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp mong muốn sau khi nghỉ hưu, ông Phạm Thiện Nghĩa sẽ tiếp tục cống hiến, chia sẻ kinh nghiệm quý báu của bản thân để các cấp lãnh đạo tỉnh điều hành phát triển địa phương.