Lô cốt choán đường
Ngày 26.1, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng lãnh đạo Liên đoàn Lao động Việt Nam, lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa đã đến thăm hỏi, tặng quà cho người dân huyện miền núi Ngọc Lặc (Thanh Hóa).Thủ tướng ghi nhận và biểu dương những kết quả nổi bật trong phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng của tỉnh Thanh Hóa trong năm 2024, khi là một trong những tỉnh thuộc nhóm dẫn đầu cả nước.Bước sang năm 2025, Thủ tướng yêu cầu tỉnh Thanh Hóa tiếp tục nêu cao tinh thần đoàn kết, hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ để cùng cả nước bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình phát triển giàu mạnh, văn minh, hùng cường, người dân ngày càng hạnh phúc, ấm no.Trước mắt là dịp tết Nguyên đán, Thủ tướng yêu cầu các cấp, các ngành tỉnh Thanh Hóa chăm lo Tết cho nhân dân, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, các gia đình, chính sách, gia đình có hoàn cảnh khó khăn với tinh thần không để hộ nào không được đón Tết. Đồng thời, quan tâm đến đời sống công nhân các khu công nghiệp, bố trí đi thăm hỏi, động viên các công nhân đang thi công trên công trường để cổ vũ thi đua lao động sản xuất đầu năm.Thủ tướng cũng lưu ý một số vấn đề lớn mà tỉnh Thanh Hóa cần quyết liệt thực hiện trong năm 2025 và thời gian tiếp theo, đó là thực hiện tốt việc tinh gọn bộ máy; tập trung xóa nhà tạm, nhà dột nát; xây dựng nhà ở cho công nhân, nhà ở cho người thu nhập thấp...Trước đó, Thủ tướng cùng đoàn công tác đã đến dâng hương tại Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Lam Kinh (H.Thọ Xuân, Thanh Hóa), để tưởng nhớ công lao to lớn của Anh hùng dân tộc Lê Lợi cùng các vị vua triều Lê và danh thần, nghĩa sĩ từng tham gia cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.Báo cáo với Thủ tướng và đoàn công tác, ông Đỗ Minh Tuấn, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa, cho biết dịp tết Nguyên đán 2025, tỉnh Thanh Hóa đã chi trả trợ cấp ưu đãi tháng 1 và tháng 2.2025 cho hơn 64.000 người có công với cách mạng và thân nhân người có công với cách mạng, với tổng kinh phí hơn 420 tỉ đồng; chi trả trợ cấp xã hội tháng 1.2025 cho 187.494 đối tượng và hộ gia đình chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng bảo trợ xã hội, với tổng kinh phí hơn 142 tỉ đồng; chăm sóc, điều trị, bảo đảm tốt các chế độ, chính sách và tổ chức các hoạt động vui Tết, đón xuân cho hơn 2.000 đối tượng đang được chăm sóc, nuôi dưỡng, quản lý tại các cơ sở trợ giúp xã hội, điều dưỡng người có công với cách mạng, cai nghiện ma túy công lập trên địa bàn tỉnh.Các cấp, các ngành trong tỉnh đã bố trí ngân sách và huy động nguồn xã hội hóa với tổng số tiền và hàng hóa trị giá 375,192 tỷ đồng để trao tặng cho các gia đình chính sách, hộ nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn... Tính đến hết năm 2024, đã hỗ trợ xây dựng, sửa chữa được hơn 4.200 căn nhà cho hộ nghèo, hộ gia đình chính sách, hộ còn khó khăn về nhà ở, góp phần tạo dựng "mái ấm" an toàn, yên vui cho người dân trong dịp Tết.Có phải Phương Mỹ Chi là nhân vật trong clip nhạy cảm xôn xao dân mạng?
Hôm nay 1.3, Đại học Quốc gia Hà Nội phối hợp với Đại học Thanh Hoa - một đại học hàng đầu Trung Quốc, tổ chức hội thảo quốc tế "Giáo dục Đại học Việt Nam - Trung Quốc: Cơ hội và thách thức của giáo dục đại học trong thế kỷ 21 - kỷ nguyên trí tuệ số". Hội thảo là diễn đàn để các nhà khoa học của hai đại học chia sẻ, thảo luận về cơ hội phát triển của giáo dục đại học trong thời đại bùng nổ sự phát triển của trí tuệ nhân tạo (AI). Tại hội thảo, PGS Nguyễn Viết Nhung, Trưởng khoa Y, Trường đại học Y dược - Đại học Quốc gia Hà Nội, nguyên Giám đốc Bệnh viện Phổi T.Ư, cho biết từ nhiều năm trước, ở Việt Nam, nhà nước đã có chương trình quốc gia KC 4.0 nhằm đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng AI trong y tế. Cũng theo PGS Nguyễn Viết Nhung, hiện Việt Nam đã có phần mềm học sâu hỗ trợ chẩn đoán lao phổi dựa trên ảnh X-quang ngực. Khi sử dụng phần mềm này, bác sĩ đưa ảnh đạt tiêu chuẩn kỹ thuật vào, sau đó phần mềm sẽ xử lý và đưa ra kết quả. Dự đoán của phần mềm với độ chính xác trên 95%. Việc ứng dụng AI đạt hiệu quả phát hiện sớm bệnh lao tăng gấp đôi so với trước khi ứng dụng AI. Công nghệ AI được gắn vào các máy X-quang và có phần mềm hỗ trợ đọc phim X-quang. AI sẽ hỗ trợ bác sĩ tìm những bệnh nhân nghi mắc lao dựa trên các tổn thương. Từ đó, bác sĩ sẽ cho chỉ định xét nghiệm tìm vi khuẩn lao chính xác hơn."Từ nhiều năm trước, tại Bệnh viện Phổi T.Ư, tôi là chủ nhiệm đề tài nghiên cứu ứng dụng AI trong chẩn đoán và dự báo dịch tễ bệnh lao phổi, dựa trên dữ liệu của Việt Nam. Chúng tôi sở hữu kho dữ liệu gồm 30.018 phim X.Q đạt tiêu chuẩn kỹ thuật dán nhãn lao phổi, hiện dữ liệu này được công khai dùng chung trong cả nước", PGS Nguyễn Viết Nhung cho biết. Theo PGS Nguyễn Viết Nhung, AI được coi là chìa khóa cho tương lai y tế, mang lại những đột phá trong chẩn đoán, điều trị, và phòng ngừa bệnh tật. Tuy nhiên, một trong những thách thức hiện nay là thiếu sự kết nối liên ngành, đặc biệt từ khâu đào tạo, giữa các ngành khoa học sức khỏe với các ngành công nghệ - kỹ thuật. "Bác sĩ thì không biết về AI, còn kỹ sư AI thì không biết về công việc thầy thuốc. Để phát triển ngành khoa học sức khỏe (trong đào tạo, nghiên cứu cũng như khám chữa bệnh), yêu cầu tất yếu là các thầy thuốc và các kỹ sư AI cần phải có "cùng một tiếng nói", nghĩa là hai bên phải hiểu được công việc của nhau, để giúp nhau tạo ra những công cụ công nghệ hỗ trợ đắc lực cho các bác sĩ. Vì thế, đào tạo liên ngành cho bác sĩ và kỹ sư AI là giải pháp hết sức quan trọng", PGS Nguyễn Viết Nhung nói. PGS Nguyễn Viết Nhung chia sẻ thêm: "Chúng ta vẫn nghe nói, AI phát triển thì bác sĩ mất việc. Chúng tôi không nghĩ như vậy, mà là bác sĩ sử dụng AI sẽ thay thế những bác sĩ không sử dụng AI". PGS Nguyễn Viết Nhung cũng bày tỏ mong muốn được hợp tác với Đại học Thanh Hoa trong nghiên cứu và đào tạo nhân lực AI y tế. Hình thức hợp tác có thể là đào tạo bác sĩ sử dụng AI thông qua các khóa học ngắn hạn, qua đó bác sĩ Việt Nam được học về phân tích dữ liệu, ứng dụng AI cơ bản; kỹ sư AI Việt Nam được học về kiến thức y khoa, thiết kế AI hiệu quả. Sự hợp tác giữa hai bên còn được thực hiện thông qua các chương trình trao đổi sinh viên, nghiên cứu sau đại học… Có những chương trình hợp tác để nghiên cứu sinh Đại học Thanh Hoa được thực hành tại bệnh viện Việt Nam, sinh viên Việt Nam được tiếp cận công nghệ AI tiên tiến tại Đại học Thanh Hoa.Theo PGS Nguyễn Viết Nhung, "mong ước thiết tha" của Trường đại học Y dược - Đại học Quốc gia Hà Nội là có một trung tâm mô phỏng y khoa đào tạo tiền lâm sàng. Hiện nay, việc đào tạo lâm sàng cho sinh viên y khoa hầu như chỉ thực hiện tại bệnh viện. Việc sinh viên trực tiếp học trên bệnh nhân ẩn chứa nhiều rủi ro và hiện cũng gặp khó khăn do thực hiện luật Khám chữa bệnh."Theo chuẩn mực đào tạo y khoa quốc tế thì đào tạo tiền lâm sàng là đào tạo trong các mô hình mô phỏng. Học qua mô phỏng thì sinh viên được phép sai lầm, được lặp đi lặp lại nhiều, có như thế các em mới nhanh giỏi lên được", PGS Nguyễn Viết Nhung chia sẻ.
Nhận định bóng đá, Hungary vs Anh (1 giờ 45 ngày 3.9): ‘Tam sư’ quyết tâm giữ ngôi đầu bảng
Đội Trường ĐH RMIT đã có khởi đầu khá tốt tại vòng loại khu vực TP.HCM, giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam lần III - 2025 cúp THACO. Ở trận ra quân gặp đội Trường ĐH Gia Định, đội Trường ĐH RMIT đã 2 lần vượt lên dẫn trước đối thủ (dẫn 1-0 và 2-1). Lần lượt, Nguyễn Đỗ Minh Hiếu và Sengduangmisay Salavut (người Lào) lập công cho đội Trường ĐH RMIT. Ở phía ngược lại, Lê Vũ Bảo (phút 40+2) và Võ Nguyễn Kiếm Anh (phút 80+5) là những cái tên đã ghi bàn giúp đội Trường ĐH Gia Định giành lại 1 điểm quý giá.Việc không duy trì được sự tập trung trong những phút bù giờ khiến cho "đội bóng nhà giàu" đánh rơi 3 điểm đầy tiếc nuối. "Thật sự rất đáng tiếc khi đội không thể giành 3 điểm ở trận ra quân. Hai tình huống mà chúng tôi nhận bàn thua đều giống nhau, khi thời gian bù giờ chỉ còn đúng 1 phút là bị gỡ hòa. Chúng tôi sẽ cải thiện điều này. Tuy nhiên, các cầu thủ của đội Trường ĐH RMIT đã thi đấu với 200% sức lực, đúng với kỳ vọng của tôi", HLV trưởng Võ Trung Kiên bày tỏ.Theo HLV Trung Kiên, đội Trường ĐH RMIT cần phải cải thiện thêm nhiều về thể lực. Bởi 2 bàn thua ở những phút bù giờ đến từ việc các cầu thủ đã thấm mệt, chuột rút... nên không thể duy trì sự tập trung và theo kèm được đối phương. Nếu khắc phục được hạn chế về mặt thể lực, đội Trường ĐH RMIT hứa hẹn sẽ trở nên khó chịu hơn.Nổi bật trong đội hình của Trường ĐH RMIT là "ngoại binh" Lào Sengduangmisay Salavut, người đã ghi bàn ngay trong trận đấu đầu tiên. Về cầu thủ người Lào, HLV Trung Kiên nhận định: "Cầu thủ sinh viên người Lào chính là một trong những cá nhân tốt nhất của đội Trường ĐH RMIT. Cậu ấy là nhân tố chủ chốt trong lối chơi của chúng tôi, bên cạnh cầu thủ đeo băng đội trưởng. Hai bạn này là hạt nhân mà tôi tin tưởng, có thể giúp đội Trường ĐH RMIT kiểm soát trận đấu cũng như giải quyết khâu ghi bàn"."Đây là lần đầu tiên tôi dẫn dắt đội Trường ĐH RMIT tham dự giải bóng đá sân 11. Nên khi các cầu thủ đặt vấn đề, tôi chỉ dám nói là chúng ta sẽ dự giải với tâm thế là đội bóng yếu nhất bảng. Điều này sẽ tạo ra tâm lý thoải mái nhất cho các cầu thủ. Nhưng khi nhập cuộc, chúng tôi đều thi đấu với 200% sức lực. Nếu thể hiện tốt thì sẽ có kết quả tốt.Đội Trường ĐH RMIT còn 2 trận nữa ở nhóm 3, gặp đội Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM (vào ngày 4.1) và đội Trường ĐH Văn Lang (vào ngày 9.1) đều rất mạnh. Chúng tôi vẫn giữ tinh thần như vậy, vẫn chơi với 200% sức lực. Trong bóng đá không nói trước được điều gì, biết đâu sẽ có bất ngờ", HLV Trung Kiên nói thêm.
Các chuyên gia cho biết ung thư tuyến tiền liệt có thể gây triệu chứng tiết niệu nhưng không phải mọi ca bệnh đều xuất hiện triệu chứng này. Khi xuất hiện triệu chứng bất thường khi tiểu tiện, đặc biệt là kéo dài, thì nguyên nhân dù là gì cũng cần sớm đến bác sĩ kiểm tra.
Tháng Thanh niên ở Quảng Nam: Thực hiện nhuần nhuyễn chủ trương '3 liên kết'
Không dừng lại ở các "mỹ nam" khu vực, chủ nhà Việt Nam cũng góp hai gương mặt thu hút không kém gồm Đinh Thanh Tâm (Tâm Đinh) và Nguyễn Việt Mỹ (Caleb Nguyễn). Ngoài trình làng năm ngoái trong màu áo CLB Nha Trang Dolphins và đội trẻ U20 Saigon Heat, "hoàng tử lai" Việt Mỹ còn là người mẫu thời trang kiêm hot TikToker với gần 300 ngàn người theo dõi.