5 lý do nhất định phải thêm serum vitamin C vào liệu trình skincare của bạn
Sáng nay, 20.1, tại Trường tiểu học Thuận Kiều, quận 12, TP.HCM diễn ra Ngày hội STEM chủ đề "Khơi nguồn sáng tạo từ những trải nghiệm". Trong không khí Tết Nguyên đán đến rất gần, khoảng 1.300 học sinh hòa mình vào nhiều hoạt động thú vị của ngày hội. Ngày hội STEM có phần trình diễn thời trang tái chế của học sinh các khối lớp, khu trưng bày sản phẩm STEM của học sinh từ lớp 1 tới lớp 5, phần thi thuyết trình sản phẩm của học sinh và các gian hàng để học sinh được trải nghiệm vui chơi.Ban giám khảo sẽ tới từng gian hàng trưng bày sản phẩm của học sinh để tham quan đồng thời chấm điểm cho phần thuyết trình sản phẩm STEM của các em. Kết quả của phần thi này sẽ được công bố vào ngày 22.1 - ngày diễn ra lễ hội Xuân yêu thương của nhà trường.Cô Lê Thị Thoa, Hiệu trưởng Trường tiểu học Thuận Kiều, cho biết toàn bộ sản phẩm được trưng bày trong ngày hội hôm nay đều là do học sinh các lớp thực hiện dưới sự hướng dẫn của giáo viên chủ nhiệm trong học kỳ 1 năm học 2024-2025, từ các hoạt động giáo dục STEM. Từ năm học 2023-2024, hoạt động giáo dục STEM đã được thực hiện ở trong nhiều trường tiểu học tại TP.HCM. Tại Trường tiểu học Thuận Kiều, STEM được giáo viên chủ nhiệm xây dựng dựa trên thời lượng các môn học, hoạt động giáo dục có liên quan đến bài học một cách khoa học, linh hoạt, phù hợp tâm lý, lứa tuổi học sinh, không gây quá tải cho học sinh, được thể hiện trong kế hoạch giáo dục của trường. Trong buổi sáng 20.1, những khách mời tới trường được chiêm ngưỡng nhiều sản phẩm STEM độc đáo do học sinh tự tay làm, vận dụng linh hoạt kiến thức từ các môn học như sản phẩm nước lau bàn ghế làm từ vỏ cam, chanh, sả (vận dụng kiến thức từ môn tự nhiên và xã hội); cây gia đình (kiến thức tích hợp từ môn tin học, môn tự nhiên và xã hội và môn mỹ thuật); làm đồng hồ chữ số la mã từ bìa các tông (kiến thức chủ đạo từ môn toán); trồng cây đậu trong vỏ trứng (kiến thức chủ đạo từ môn khoa học)..."Ngày hội STEM là dịp để học sinh được vui chơi, học thông qua chơi, gia tăng thêm những trải nghiệm của bản thân để từ đó sáng tạo hơn. Điều này càng có ý nghĩa hơn khi Tết Nguyên đán cận kề, các em được quan sát, học hỏi, tự tay làm ra những sản phẩm như pháo hoa giấy, lì xì tết... và mang về nhà, nhân thêm những niềm vui bên người thân", Hiệu trưởng Trường tiểu học Thuận Kiều chia sẻ.STEM là viết tắt của các từ Science (khoa học), Technology (công nghệ), Engineering (kỹ thuật) và Math (toán học).STEM là một chương trình giảng dạy dựa trên ý tưởng trang bị cho người học những kiến thức, kỹ năng liên quan đến các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học-theo cách tiếp cận liên môn (interdisciplinary) và người học có thể áp dụng để giải quyết vấn đề trong cuộc sống hàng ngày. Thay vì dạy 4 môn học tách biệt và rời rạc, STEM kết hợp chúng thành một mô hình học tập gắn kết dựa trên các ứng dụng thực tế.TP.HCM quy định trung tâm ngoại ngữ không được thu học phí dài hạn
Sáng 15.1, UBND TP.HCM làm việc với các tỉnh trong vùng Đông Nam bộ và Long An nhằm đánh giá tiến độ triển khai các thỏa thuận hợp tác kinh tế - xã hội, nhất là các dự án trọng điểm, liên kết vùng.Ông Trần Quang Lâm, Giám đốc Sở GTVT TP.HCM, cho biết dự án mở rộng đường nối cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây (đoạn từ nút giao thông An Phú đến đường Vành đai 2) đã được HĐND TP.HCM thông qua chủ trương đầu tư công, quy mô 8 làn xe.Hiện chủ đầu tư đang tổ chức lựa chọn nhà thầu tư vấn khảo sát, lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi. Dự kiến, ngày 17.1 hoàn tất thủ tục lựa chọn nhà thầu và ký kết hợp đồng, hoàn chỉnh hồ sơ trình phê duyệt dự án trong tháng 4.2025. Dự án này dự kiến đưa vào khai thác năm 2026.Về các cầu kết nối TP.HCM với Đồng Nai, hầu hết được thể hiện trong quy hoạch của 2 địa phương. Riêng cầu Cát Lát, TP.HCM đề nghị tỉnh Đồng Nai sớm triển khai. 2 địa phương cũng sẽ sớm trao đổi, thống nhất kế hoạch và quy chế phối hợp triển khai các cầu Phú Mỹ 2, cầu Long Thành 2 trong thời gian tới để tăng cường kết nối giao thông, phục vụ phát triển kinh tế xã hội giữa hai địa phương.Điểm đáng chú trong quy hoạch các tỉnh, thành phố trong vùng Đông Nam bộ là phát triển đường ven sông, ven biển. Trong đó, đường ven sông Sài Gòn trên địa bàn tỉnh Tây Ninh (DT789) đang được đầu tư, dự kiến đưa vào khai thác năm 2025. TP.HCM dự kiến đầu tư đường ven sông Sài Gòn trong giai đoạn 2025 - 2030.Đối với đường ven biển, quy hoạch tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu đến năm 2030, tầm nhìn 2050 đã thể hiện rõ. Còn quy hoạch TP.HCM vừa được phê duyệt có trục kết nối mới ở phía Nam, kết nối từ Gò Công qua Cảng trung chuyển Cần Giờ, cảng Phước An, kết nối vào cao tốc Bến Lức - Long Thành.TP.HCM sẽ phối hợp tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu xây dựng kế hoạch và quy chế phối hợp triển khai đầu tư đường ven biển trong giai đoạn 2025 - 2030 để phục vụ phát triển các cảng biển lớn trong vùng.Hiện dự án sân bay Long Thành giai đoạn 1 dự kiến hoàn thành, đưa vào sử dụng năm 2026 nhưng mới chỉ có đường bộ, chưa có đường sắt kết nối. Bộ GTVT đang thẩm định nội bộ báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, đồng thời mời gọi nhà đầu tư, có thể thực hiện theo hướng dự án đối tác công tư hoặc vốn đầu tư nước ngoài.TP.HCM kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo Bộ GTVT đẩy nhanh tiến độ đầu tư tuyến đường sắt Thủ Thiêm - Long Thành đồng bộ với thời gian khai thác sân bay Long Thành.Liên quan đến 2 dự án vành đai kết nối vùng, hiện dự án Vành đai 3 TP.HCM đang gặp khó khăn về nguồn cát sông do việc cấp phép khai thác tại các mỏ chậm, còn nguồn thương mại trong nước, nguồn cát nhập khẩu chưa đáp ứng yêu cầu.Trong khi đó, dự án Vành đai 4 TP.HCM có quy mô đầu tư và tổng mức đầu tư lớn (giai đoạn 1 gần 123.000 tỉ đồng), cần có sự hỗ trợ của nguồn vốn trung ương. Tuy nhiên, hiện nguồn vốn trung ương còn khó khăn và chưa có ý kiến của Thủ tướng và Bộ KH-ĐT về nguồn vốn trung ương bố trí vốn cho dự án. Riêng tỉnh Long An, ngân sách địa phương chỉ cân đối được cho dự án tối đa khoảng 10.000 tỉ đồng.
Bà cụ chật vật nuôi 2 con tật nguyền và 1 cháu nhỏ
Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, khoảng 13 giờ ngày 12.2, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 12,3 độ vĩ bắc; 112,0 độ kinh đông, trên khu vực phía tây bắc quần đảo Trường Sa. Áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 (39 - 49 km/giờ), giật cấp 8; di chuyển theo hướng tây bắc, tốc độ 5 - 10 km/giờ.Trong 24 giờ tiếp theo, áp thấp nhiệt đới di chuyển chậm lại theo hướng tây bắc, mỗi giờ đi được 5 km và ít có khả năng mạnh thêm.Đến 13 giờ ngày 13.2, áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 13 độ vĩ bắc; 111,3 độ kinh đông; trên vùng biển phía tây khu vực giữa Biển Đông. Áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6, giật cấp 8 và di chuyển theo hướng tây bắc.Khoảng 13 giờ ngày 14.2, áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 4 độ vĩ bắc; 110,5 độ kinh đông; trên vùng biển ngoài khơi từ Quảng Ngãi đến Phú Yên. Áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6, giật cấp 8 và có hoàn lưu ảnh hưởng khá rộng vào đất liền các tỉnh Nam Trung bộ.Từ 48 - 72 giờ tiếp theo, áp thấp nhiệt đới di chuyển chậm theo hướng bắc tây bắc và suy yếu dần.Do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, vùng biển phía tây của khu vực giữa Biển Đông và vùng biển phía tây nam của khu vực bắc Biển Đông; vùng biển ngoài khơi từ Bình Định đến Khánh Hòa có mưa rào và giông mạnh, gió mạnh cấp 6, giật cấp 8, biển động. Vùng biển phía tây của khu vực giữa Biển Đông và vùng biển phía tây nam của khu vực bắc Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Hoàng Sa) sóng biển cao 2 - 3,5 m. Từ ngày 14.2, vùng biển ngoài khơi từ Thừa Thiên - Huế đến Bình Định sóng biển cao 2 - 3 m. Tàu thuyền hoạt động trong các vùng nguy hiểm nói trên đều có khả năng chịu tác động của giông, lốc, gió mạnh, sóng lớn.Trước diễn biến của áp thấp nhiệt đới, Bộ NN-PTNT có văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Ngãi đến Kiên Giang; các bộ: Quốc phòng, Công an, TN-MT, GTVT, Công thương, TT-TT, Ngoại giao quản lý chặt chẽ các phương tiện ra khơi; tổ chức kiểm đếm, thông báo cho chủ các phương tiện, thuyền trưởng các tàu, thuyền đang hoạt động trên biển biết vị trí, hướng di chuyển và diễn biến của áp thấp nhiệt đới để chủ động phòng tránh, thoát ra hoặc không di chuyển vào khu vực nguy hiểm.Cạnh đó, sẵn sàng lực lượng, phương tiện để cứu hộ, cứu nạn khi có yêu cầu. Các cơ quan thông tin đại chúng từ T.Ư đến địa phương tăng cường thông tin về diễn biến của áp thấp nhiệt đới đến các cấp chính quyền, chủ các phương tiện hoạt động trên biển và người dân biết để chủ động phòng tránh, ứng phó; các bộ, ngành theo chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước và nhiệm vụ được phân công chủ động chỉ đạo, phối hợp với các địa phương ứng phó với áp thấp nhiệt đới.
Cụ thể, báo Cầu Thị của đảng Cộng sản Trung Quốc ngày 28.2 đăng bài viết của Chủ tịch nước Tập Cận Bình, trong đó đề cập những khó khăn, thách thức đối với nền kinh tế và đánh giá của ông về tiềm năng phát triển."Hiện nay, tác động bất lợi của những thay đổi trong môi trường bên ngoài đã gia tăng và kinh tế Trung Quốc vẫn đối mặt nhiều khó khăn và thách thức", ông Tập Cận Bình nhìn nhận. "Đồng thời, phải thừa nhận rằng những nền tảng kinh tế của Trung Quốc vẫn vững chắc với nhiều lợi thế, sức chống chịu mạnh mẽ và tiềm năng to lớn. Các điều kiện hỗ trợ tăng trưởng dài hạn và quỹ đạo tích cực tổng thể đã không thay đổi", Chủ tịch nước Tập Cận Bình đánh giá.Bài viết được đưa ra trước thềm sự kiện chính trị quan trọng tại Bắc Kinh vào tuần sau. Theo AFP, Trung Quốc sẽ triệu tập "lưỡng hội" trong tuần sau, nơi các nhà lãnh đạo công bố kế hoạch và ưu tiên chính sách quan trọng.Theo Tân Hoa xã, kỳ họp thứ 3 của Hội nghị Hiệp thương chính trị nhân dân Trung Quốc (Chính hiệp, tương tự Mặt trận Tổ quốc) sẽ chính thức khai mạc vào ngày 4.3. Song song đó, kỳ họp thứ 3 của Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc (Nhân Đại, tức quốc hội Trung Quốc) cũng sẽ khai mạc vào ngày 5.3.Hai cuộc họp được tổ chức riêng biệt nhưng cùng thời điểm, được gọi chung là "lưỡng hội" thu hút sự chú ý từ trong lẫn ngoài nước, bởi tại đó Trung Quốc sẽ công bố những chính sách quan trọng. Kỳ họp lần này cũng là cột mốc quan trọng khi đánh dấu năm cuối cùng của Kế hoạch 5 năm lần thứ 14 (2021-2025).Theo các nhà quan sát, Thủ tướng Lý Cường dự kiến đề ra các mục tiêu tăng trưởng kinh tế cho năm 2025 và các đại biểu cũng sẽ trình bày kế hoạch bảo vệ nền kinh tế trước mối đe dọa thuế quan từ Tổng thống Mỹ Donald Trump.Trong diễn biến liên quan, Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 28.2 tuyên bố phản đối mạnh mẽ đe dọa đánh thuế thêm 10% của phía Mỹ và cảnh báo sẽ thực hiện mọi biện pháp cần thiết nhằm bảo vệ lợi ích hợp pháp, theo Reuters.Hôm 4.2, Mỹ bắt đầu đánh thuế 10% lên hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc và Tổng thống Trump ngày 27.2 nói sẽ áp đặt thêm mức thuế 10% nữa lên Bắc Kinh từ ngày 4.3. Washington cáo buộc Trung Quốc tiếp tục đưa chất gây nghiện fentanyl vào Mỹ.Bắc Kinh chỉ trích Mỹ sử dụng vấn đề fentanyl để gây sức ép thuế quan và "tống tiền", gây tác động nghiêm trọng và đe dọa đối thoại, hợp tác giữa hai bên trong lĩnh vực kiểm soát chất cấm.
'Tết nhân ái xuân Giáp Thìn 2024' và 'Chợ tết 0 đồng' đến với người dân Cần Thơ
Nghị định 30 quy định tiêu chí xác định người lao động có thu nhập thấp thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, gồm: người lao động có thu nhập thấp là người lao động thuộc hộ gia đình (không bao gồm người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo).Trong đó, tại khu vực nông thôn có mức thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 2,25 triệu đồng trở xuống.Khu vực thành thị có mức thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 3 triệu đồng trở xuống.Nghị định 30 cũng nêu rõ, chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có mức sống trung bình, tiêu chí xác định người lao động có thu nhập thấp là căn cứ để đo lường và giám sát mức độ thiếu hụt về thu nhập và dịch vụ xã hội cơ bản của người dân. Đây cũng là cơ sở xác định đối tượng để thực hiện các chính sách giảm nghèo, an sinh xã hội và hoạch định các chính sách kinh tế - xã hội khác giai đoạn 2022 - 2025.UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư phải tổ chức rà soát, xác định người lao động có thu nhập thấp áp dụng theo quy trình xác định hộ làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp có mức sống trung bình.Địa phương sẽ có giấy đề nghị xác định người lao động có thu nhập thấp, quyết định công nhận danh sách người lao động có thu nhập thấp trên địa bàn. Thực hiện hỗ trợ đào tạo nghề từ Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 trong khả năng bố trí ngân sách của T.Ư và địa phương, bảo đảm đúng mục tiêu, tiết kiệm, hiệu quả theo quy định.Trước đó, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 90 phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025. Chương trình đã xác định nguồn vốn cho cả giai đoạn 2021 - 2025 và hằng năm để hỗ trợ đào tạo nghề cho các đối tượng, trong đó có đối tượng là người lao động có thu nhập thấp.Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, thu nhập bình quân của lao động ở khu vực thành thị là 9,3 triệu đồng/tháng, khu vực nông thôn là 6,7 triệu đồng/tháng.Tính chung năm 2024, thu nhập bình quân tháng của người lao động là 7,7 triệu đồng/tháng, tăng 8,6% so với năm trước. Trong đó, thu nhập của lao động nam gấp 1,34 lần thu nhập bình quân tháng của lao động nữ.Đáng chú ý, khảo sát cũng chỉ ra mức sống tối thiểu của người dân năm 2024 được xác định là 1,8 triệu đồng/người/tháng. Tuy nhiên, do chi phí sinh hoạt ngày càng đắt đỏ, đặc biệt tại TP.HCM và Hà Nội, những người có thu nhập trên 5,4 triệu đồng/tháng cũng phải chật vật để trang trải cuộc sống.