Cô gái chia sẻ kinh nghiệm vượt qua cú lừa khi mua hàng online
Đây là sự kiện giao lưu, ngoại giao văn hóa đầu tiên của năm 2025 dành cho nữ Đại sứ, phu nhân Đại sứ, Trưởng cơ quan đại diện tại Việt Nam, các nhà ngoại giao nữ của Ngoại giao đoàn tại Hà Nội. Tham dự chương trình có bà Ngô Phương Ly, phu nhân Tổng Bí thư Tô Lâm.Phát biểu tại sự kiện, Thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ nhấn mạnh ý nghĩa của chương trình nhằm tôn vinh tết cổ truyền, mà trong tâm thức của người Việt, tết là dịp đoàn tụ gia đình, là sự sum vầy, là sự tri ân những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc và cùng ước vọng cho một năm mới an khang, thịnh vượng. Qua các trải nghiệm và hoạt động giao lưu văn hóa, mong các bạn quốc tế sẽ ngày càng yêu mến đất nước, con người Việt Nam; thấy Việt Nam thật gần gũi, ấm áp như ngôi nhà thứ hai của mình.Tại chương trình, các nữ Đại sứ, phu nhân Đại sứ, các nhà ngoại giao đã trải nghiệm và cảm nhận sâu sắc không khí tết cổ truyền, với việc xin chữ ông đồ ngày tết, tìm hiểu những nét văn hóa đặc sắc của của làng nghề dân gian truyền thống như gốm Luy Lâu, thêu tranh lụa Hà Đông, tranh Kim Hoàng; trải nghiệm chợ quê, các trò chơi dân gian như ô ăn quan, múa sạp, nhảy dây…; thưởng thức những làn điệu dân ca được UNESCO ghi danh di sản văn hóa phi vật thể như quan họ, ca trù.Các đại biểu cũng vô cùng ấn tượng khi được phu nhân Tổng Bí thư Tô Lâm và các nghệ nhân trực tiếp hướng dẫn từng bước tỉ mỉ từ việc chọn lá dong xanh, xếp lá, cho gạo nếp, đỗ xanh, thịt lợn, đến cách gói bánh vuông vức bằng dây lạt, rồi luộc bánh chưng. Các nhà ngoại giao cũng có dịp sum vầy bên mâm cỗ cổ truyền ngày tết như những người thân trong một gia đình lớn.Dự kiến, sau hoạt động giao lưu văn hóa - ngoại giao đặc biệt này, trong năm 2025, Bộ Ngoại giao sẽ tiếp tục phối hợp với Mạng lưới Nhóm Phụ nữ cộng đồng ASEAN tại Hà Nội và Câu lạc bộ các nữ Đại sứ Việt Nam tổ chức các hoạt động giao lưu - văn hóa dành cho ngoại giao đoàn để thúc đẩy sự gắn kết, chia sẻ, kết nối giữa các hạt nhân làm công tác đối ngoại và tình hữu nghị giữa Việt Nam và bạn bè quốc tế.5 cách tăng đề kháng, ngừa bệnh vặt cho bé khi giao mùa
Những ngày giáp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhiều thương hồ ở xóm chợ nổi miền Tây giữa dòng kênh Tẻ TP.HCM vẫn miệt mài mưu sinh, mong đón một cái tết đủ đầy.Nhiều người gọi đây là xóm chợ nổi miền Tây vì trải dài một đoạn chừng 500 m từ gầm cầu Tân Thuận 2, trên dòng kênh Tẻ dọc đường Trần Xuân Soạn, là hàng chục chiếc ghe, xuồng tụ lại thành xóm thương hồ. Đa phần, những người sinh sống trên ghe là người dân miền Tây men theo sông nước đến thành phố này, chọn kênh Tẻ làm bến đậu mưu sinh hàng chục năm. Ngày trước, chỗ này còn được biết đến là "chợ nổi Tân Thuận", tồn tại hàng chục năm. Thuở đường bộ chưa phát triển, đây là nơi giao thương "trên bến dưới thuyền" sầm uất. Dần dà, chỉ còn lác đác vài chục chiếc ghe, thương hồ mưu sinh ở đây bằng nghề bán trái cây, chủ yếu nhập từ miền Tây lên.Những ngày giáp tết, bà Trần Thị Nhi (62 tuổi) ngồi dưới chiếc ghe nhỏ của mình ở xóm thương hồ này, mặt buồn thiu ngồi nhìn những nải chuối chín đẹp mắt phía trước, nhưng vắng khách mua.Quê ở Bến Tre, tuổi già không còn sức làm nông, vợ chồng già quyết định lên đây sống trên ghe, cạnh ghe con gái bà, bán trái cây lay lắt qua ngày. Tới nay ngót nghét cũng 5 - 6 năm. TP.HCM những ngày cuối năm triều cường, những cơn mưa trái mùa bất chợt cũng làm việc buôn bán của người phụ nữ gặp khó khăn."Cuối năm, bán ế quá! Hồi trước ngồi một chỗ chờ khách, nhưng giờ ngồi là đói, nên chồng tôi dù chân yếu nhưng vẫn phải ráng gánh chuối vô mấy con hẻm gần gần khu này để bán, được đồng nào hay đồng đó để mong cuối năm đón cái tết đủ đầy hơn", bà tâm sự.Còn nhiều bà con ở quê, người phụ nữ tâm sự tết năm nay, cả gia đình bà bỏ ghe lại đây, nhờ láng giềng cạnh bên trông coi, rồi bắt xe về quê ăn tết. Tình hình năm nay buôn bán không được tốt, bà Nhi nói mình ăn tết có phần tiết kiệm, nhưng được cạnh kề bên gia đình thời điểm này cũng là cái tết trọn vẹn, với bà.Chị Kim Ly, con gái bà Nhi mấy ngày qua tạm ngưng bán trái cây như thường lệ mà về Bến Tre để chuẩn bị nhập hàng cây cảnh, hoa tết lên đây để bán. Ở chiếc ghe cạnh bên ghe của mẹ, chị cùng chồng và con gái sinh sống ở đây cũng mấy chục năm nay."Cả nhà tôi định bán xong, 29 tết là cùng nhau lên xe về quê hết. Ghe thì bỏ lại nhờ người trông coi, kế bên có hàng xóm không về. Năm nay, mong việc buôn bán những ngày cuối thuận lợi để có đồng ra đồng vào ăn tết", chị chia sẻ thêm.Cách ghe của mẹ con bà Nhi không xa, bà Hiếu (60 tuổi) cũng quê Bến Tre cũng ngồi buồn thiu với những rổ trái cây nhập từ miền Tây lên vắng khách mua. Bà tâm sự cuối năm, buôn bán ế ẩm nên tinh thần không phấn khởi.Cùng gia đình ở xóm ghe này mười mấy năm nay, bà Hiếu cho biết thời điểm trước dịch Covid-19, việc buôn bán có nhiều thuận lợi, làm ăn được. Nhưng nhiều năm nay, kinh doanh đi xuống, buôn bán ế ẩm."Tết này, tôi cũng cùng gia đình về quê 28 tết. Tôi dự định nhập thêm mớ cây cảnh bán kèm với trái cây, bán cây cảnh, hoa tết thì có lời hơn một chút. Nếu bạn được thì ăn tết cũng ngon hơn. Chắc tầm mùng 9, mùng 10 gì đó, coi tình hình buôn bán thế nào rồi lên lại sau khi về ăn tết", bà chia sẻ.Trên chiếc ghe nhỏ, bà Ái Lan (55 tuổi) sống cùng con trai. Từ quê An Giang lên TP.HCM hơn 20 năm, làm đủ thứ nghề kiếm sống, 5 năm trở lại đây, bà mới bắt đầu sống trên ghe này vì hoàn cảnh khó khăn, không kham nổi tiền trọ trên bờ. Chồng mất cách đây hơn 1 năm, một mình bà bươn chải nuôi con trai năm nay lên lớp 6. Tết năm bay, bà cũng dự định sẽ cùng con nhỏ về quê để đón tết. Với người phụ nữ, quanh năm làm ăn vất vả, ngày tết, niềm hạnh phúc là khi được đoàn viên bên cạnh những người thân yêu.
Ngày đầu kỳ nghỉ lễ 30.4 - 1.5: Đường phố TP.HCM thông thoáng
NSND Lệ Thủy chia sẻ với Thanh Niên, năm nay bà đón tết trong không khí đoàn viên ấm áp, khi các con, cháu từ Úc trở về thăm. Với nữ nghệ sĩ, tết là thời gian quý báu để gia đình sum vầy, cùng nhau quây quần bên mâm cơm, chia sẻ những khoảnh khắc vui vẻ và yêu thương.Ngày tết, nữ nghệ sĩ luôn giữ những món ăn truyền thống như thịt kho trứng, canh khổ qua và đặc biệt là làm bì, món ăn gắn bó với bà từ thời thơ ấu. "Năm nào tôi cũng mua thịt về làm bì, bởi đây là món ăn quen thuộc mà bà ngoại tôi thường làm. Tôi được ảnh hưởng nhiều từ bà ngoại, những món bà từng nấu, giờ tôi cũng làm cho con cháu. Các con tôi cũng học theo và tiếp nối truyền thống này", nữ nghệ sĩ chia sẻ.Ở tuổi U.80, ngôi sao cải lương gạo cội tiết lộ sức khỏe của bà tạm ổn, dù mắc một số bệnh người già. Nữ nghệ sĩ cho biết niềm đam mê nghề vẫn luôn cháy bỏng nên bà duy trì đi hát để phục vụ khán giả. Tuy nhiên, NSND Lệ Thủy không thể đi diễn thường xuyên như những năm trước vì nhiều lý do. "Bây giờ sân khấu cải lương không còn được như hồi xưa, không thể diễn hằng đêm. Trung bình một tuần, tôi hát 3, 4 điểm ở những sự kiện, hội chợ thương mại, những buổi tiệc... cho đỡ nhớ nghề. Tôi không câu nệ sân khấu lớn nhỏ, miễn được đem tiếng hát đến khán giả. Với tôi bây giờ, được đứng trên sân khấu là niềm vui", nữ nghệ sĩ tâm sự."Cô đào ngoại hạng" của sân khấu cải lương miền Nam chia sẻ bà muốn hát để lưu dấu những kỷ niệm đẹp. Ngoài tham gia các chương trình ở TP.HCM, bà không ngại đi đến các tỉnh ở vùng sâu vùng xa. Với NSND Lệ Thủy, đây là cơ hội để bà mang lời ca tiếng hát đến gần hơn với những khán giả ít có cơ hội thưởng thức nghệ thuật. Nữ nghệ sĩ vô cùng hạnh phúc khi đi đến đâu cũng được khán giả chào đón, thương mến cái tên Lệ Thủy. Giọng ca Đời cô Lựu bộc bạch: "Một người lớn tuổi như tôi mà bầu sô vẫn còn mời đi diễn, nghĩa là khán giả vẫn còn thương mình. Khi tôi đi hát ở vùng sâu, vùng xa, nhiều em nhỏ chạy lại thể hiện sự ái mộ, xin chụp hình kỷ niệm. Đây là niềm vinh dự lớn lao đối với tôi. Người lớn yêu mến tôi là điều bình thường, nhưng khi các em nhỏ ái mộ mình như vậy, tôi cảm thấy vô cùng hạnh phúc và xúc động. Sự yêu thương, mến mộ của khán giả là nguồn động lực lớn lao để tôi tiếp tục cống hiến". Khi đứng trên sân khấu, NSND Lệ Thủy luôn mang đến những màn biểu diễn đầy đam mê và nhiệt huyết. Nữ nghệ sĩ tâm sự, có những lúc mệt mỏi, đi không nổi, nhưng khi vừa bước ra sân khấu, bà lại cảm thấy tràn đầy năng lượng. "Khi khán giả vỗ tay hưởng ứng, tự nhiên tôi quên mất mình bao nhiêu tuổi rồi. Tình cảm của khán giả là động lực để tôi vui, tôi khỏe, không còn thấy mệt mỏi nữa. Mong ước lớn nhất của tôi trong năm mới là có sức khỏe, bởi có sức khỏe là có tất cả. Với tôi, được đi hát là một niềm vui nên nếu ai có mời mà tôi thấy mình đảm nhận được thì tôi đi. Khán giả còn thương thì tôi phải đi, chừng nào khán giả hết thương tôi mới hết đi hát", nghệ sĩ U.80 bày tỏ.
Sau nhiều năm trùng tu, tôn tạo, tháng 9.2023 đền Thánh Mẫu Liễu Hạnh đã được Sở VH-TT tỉnh Quảng Bình bàn giao lại cho UBND H.Quảng Trạch quản lý và khai thác. Theo đại diện Ban quản lý đền thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh, trong ngày đầu năm mới lượng khách thập phương đến đền sớm và đông đúc. Ban quản lý đền đã tăng cường nhân lực làm việc để tiếp đón khách được chu đáo, đảm bảo trật tự, an ninh, phối hợp với lực lượng công an tổ chức hướng dẫn, phân luồng giao thông nên đã phần nào giải tỏa áp lực.
Ưu và nhược điểm của 'động cơ lai', có nên mua xe Hybrid tại Việt Nam?
Trưa 28.2, tức đúng 1 ngày trước cuộc đại chiến, CLB Bình Phước thông báo chia tay HLV Nguyễn Anh Đức. Đại diện đội bóng cho biết chiến lược gia quê Bình Dương xin từ chức, bất chấp ban lãnh đạo mong muốn 2 bên tiếp tục đồng hành. Đây là quyết định rất bất ngờ với giới chuyên môn bởi sau trận thua 0-1 trước CLB Ninh Bình ở vòng 9 giải hạng nhất mùa này, HLV Anh Đức vẫn tỏ ra lạc quan, khẳng định rằng cuộc đua vẫn chưa kết thúc và ông cùng các học trò sẽ chiến đấu hết mình.Rất có thể, CLB Bình Phước sẽ chiêu mộ một HLV đẳng cấp hơn, có bản thành tích ấn tượng hơn. Tuy nhiên, việc chia tay HLV Anh Đức ở thời điểm quá nhạy cảm này mang đến nỗi lo lắng cho người hâm mộ đội bóng. CLB Bình Phước đang rất cần một chiến thắng để vực dậy tinh thần vốn bị ảnh hưởng phần nào sau thất bại trước CLB Ninh Bình. Một HLV mới khó lòng tạo ra sự khác biệt ngay lập tức, trong khi đó, HLV Anh Đức đã là người đồng hành cùng đội bóng từ những ngày đầu. Ông hiểu từng điểm mạnh, điểm yếu của các cầu thủ để đưa ra những phương án sử dụng nhân sự, chiến thuật tối ưu nhất, nhằm hướng đến chiến thắng trước đối thủ cạnh tranh là CLB PVF-CAND. Một điểm đáng lo nữa với CLB Bình Phước là khả năng ra sân của Công Phượng vẫn còn đang bỏ ngỏ. Anh dính chấn thương căng cơ khép đùi trong trận gặp CLB Đồng Nai ngày 19.1, cần khoảng 1 tháng để bình phục hoàn toàn. Điều đó có nghĩa là nếu giai đoạn hồi phục diễn ra suôn sẻ, tiền đạo quê Nghệ An sẽ trở lại ở cuộc chạm trán đội PVF-CAND. Tuy nhiên, đến giờ thì Công Phượng lẫn CLB Bình Phước vẫn chưa cho thấy tín hiệu về việc mình sẵn sàng thi đấu. Nếu tiền đạo này không góp mặt, khó khăn dành cho CLB Bình Phước sẽ là rất lớn bởi đội bóng này đang rất thiếu một cầu thủ có thể kéo bóng, dẫn dắt lối chơi, tạo đột biến… Vắng Công Phượng, những tiền đạo giỏi, dày dạn kinh nghiệm thi đấu tại V-League như Lê Thanh Bình, Hồ Tuấn Tài cũng chẳng có cơ hội nào để được dứt điểm. Điều này được thể hiện trong trận thua CLB Ninh Bình. Rõ ràng, bài toán phụ thuộc vào Công Phượng vẫn đang chưa có lời giải. Bên kia chiến tuyến, phong độ của CLB PVF-CAND cũng đang rất ấn tượng với chuỗi 4 trận thắng liên tiếp, trong đó có 3 trận giữ sạch lưới, ghi 6 bàn thắng và chỉ để lọt lưới 1 lần. Trong đó, người góp công lớn là tiền vệ Martin Lò với 1 bàn thắng, 2 kiến tạo. Đây là nhân tố mà CLB Bình Phước cần phải đặc biệt dè chừng. Ngoài ra, CLB PVF-CAND còn có sự gắn kết khi sử dụng một loạt cầu thủ trẻ, chơi bóng với nhau khi còn nhỏ. Trong bối cảnh CLB Ninh Bình có sức mạnh vượt trội, dẫn đầu bảng với 10 trận thắng sau 10 trận và chưa cho thấy dấu hiệu chững lại, CLB Bình Phước và PVF-CAND, 2 đội đang có cùng 20 điểm, cần tính toán đến việc cạnh tranh vị trí thứ 2, tương đương với suất đá play-off thăng hạng với đội bóng đứng áp chót tại V-League. Vì thế, đội bóng xứ hạt điều cần phải nỗ lực hết mình để vực dậy tinh thần, nhất là sau khi chia tay HLV Anh Đức. Tuy nhiên, đây là nhiệm vụ không hề dễ dàng. Vói tính chất quan trọng của một trận đấu ảnh hưởng đến tấm vé đá trận play-off, VAR sẽ được áp dụng trong cuộc đối đầu giữa CLB Bình Phước và PVF-CAND. Đây là trận thứ 2 VAR được áp dụng ở giải hạng nhất, sau trận đấu giữa CLB Bình Phước và Ninh Bình trên sân Bình Phước.Xem Gold Star V.League 2-2024/25 đỉnh nhất trên FPT Play, tại https://fptplay.vn