$776
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của bet365 mobile. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ bet365 mobile."Tôi rất yêu Nam Định. Tôi đã có 3 năm sinh sống tại đây và cảm nhận được tình cảm người dân Nam Định dành cho mình. Bởi vậy, đón tết ở Nam Định là trải nghiệm rất đặc biệt. Tôi yêu mọi thứ nơi đây", Nguyễn Xuân Son trả lời Báo Thanh Niên chiều 25.1, khi đang cùng gia đình chuẩn bị đón năm mới tại nhà riêng ở Nam Định.Sau 3 tuần điều trị tại Bệnh viện đa khoa Vinmec (TP.Hà Nội), Xuân Son đã trở về nhà. Cầu thủ 28 tuổi nhận được sự tiếp đón nhiệt tình, nồng hậu của đông đảo người hâm mộ. Từ sáng nay, nhiều CĐV nhí đã đến nhà Xuân Son và nhận được những phong bao lì xì may mắn từ bà xã Marcele Seippel của cầu thủ này.Trong khi Xuân Son hoàn thành nốt các dự án cá nhân, Marcele dành thời gian để trang trí, dọn dẹp nhà cửa và mua hoa đón tết. "Vợ tôi làm tất cả mọi thứ. Cô ấy đã dọn dẹp và trang hoàng nhà cửa để đón mùa xuân trọn vẹn", Xuân Son trải lòng. Ngôi nhà của tiền đạo đang chơi cho CLB Nam Định tấp nập người ra người vào từ chiều nay, khi rất đông người dân muốn đến gặp gỡ và chúc mừng năm mới với ngôi sao đã gồng gánh đưa đội tuyển Việt Nam trở lại đỉnh cao Đông Nam Á. "Năm nay là cái tết thứ 5 của tôi ở Việt Nam rồi. Song, cái tết năm nay đặc biệt hơn bởi tôi đã là công dân Việt Nam thực thụ. Điều đó rất ý nghĩa với bản thân tôi và gia đình", Xuân Son chia sẻ thêm. Chiều 25.1, Phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh Nam Định Trần Anh Dũng cùng đoàn công tác đã có mặt tại nhà tuyển thủ Nguyễn Xuân Son. Ông Dũng đã trao bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định cho Nguyễn Xuân Son vì đã có những thành tích đặc biệt xuất sắc, góp phần giúp đội tuyển Việt Nam vô địch AFF Cup 2024. Cạnh đó, ông Dũng đã lì xì, chúc mừng năm mới gia đình tuyển thủ Việt Nam.Cũng chiều nay, đại diện CĐV Nam Định đã có mặt để tặng những món quà truyền thống tết cổ truyền Việt Nam là bánh chưng cho gia đình Xuân Son.Phía đại diện hội CĐV Nam Định khẳng định người hâm mộ thành Nam luôn ở bên ủng hộ, động viên Xuân Son, chúc anh mọi điều may mắn và luôn mong chờ ngày Xuân Son tái xuất sân cỏ.Xuân Son đã thi đấu ở Việt Nam tròn 5 năm, từng khoác áo CLB Nam Định, CLB Bình Định và CLB Đà Nẵng. Mùa trước, anh tỏa sáng với 31 bàn thắng ở V-League, đưa đội Nam Định thẳng tiến ngai vàng. Xuân Son có quốc tịch Việt Nam hồi tháng 10.2024, sau đó được HLV Kim Sang-sik điền tên vào danh sách sơ bộ dự AFF Cup 2024.Tại đây, Xuân Son tỏa sáng rực rỡ với 7 bàn thắng vào lưới Thái Lan, Singapore và Myanmar, đưa đội tuyển Việt Nam lên ngôi vương. ️
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của bet365 mobile. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ bet365 mobile.Chị Nguyễn Thị Liên Hương tốt nghiệp Khoa Sử ĐH Quốc gia Hà Nội, theo học chương trình ngôn ngữ Trung Quốc tại ĐH Văn hóa và ngôn ngữ Bắc Kinh, trước khi lấy bằng thạc sĩ chuyên ngành nghiên cứu Đông Nam Á của ĐH Chi Nan (Đài Loan). Chị từng là nghiên cứu viên tại Viện Nghiên cứu Trung Quốc của Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam (VASS) gần 10 năm. Năm 2008, chị chuyển sang giảng dạy tiếng Việt và văn hóa Việt Nam tại ĐH Quốc lập Đài Loan (NTU).Trong khuôn viên chính tại Đài Bắc rộng 1 triệu m² của NTU, chị Liên Hương hướng dẫn chúng tôi tham quan những lớp học dạy tiếng Việt trong ngôi trường ĐH có thứ hạng của thế giới. Tới khu vực phòng giảng viên, chị Liên Hương bắt đầu câu chuyện một cách vui vẻ: "Nói về việc dạy học tiếng Việt thì có thể nói cả ngày". Bởi trong mỗi câu chuyện kể của chị dường như đều chất chứa tình yêu tiếng Việt, những đam mê nhiệt huyết với công việc dạy tiếng và truyền bá tình yêu quê hương Việt Nam với bạn bè thế giới.Nữ giảng viên chia sẻ: "Nếu có thêm một người yêu Việt Nam, có tình cảm tốt đẹp với Việt Nam, với mình đó là thành công. Do đó, công việc trên giảng đường ĐH nơi đây không chỉ là dạy tiếng mà còn hơn thế nữa. Dạy ngoại ngữ như trao cho người học 1 chiếc chìa khóa để họ có thể mở được cánh cửa về văn hóa, đất nước và con người nói thứ tiếng đó".Bắt đầu công việc từ tháng 2.2008, đến nay chị Liên Hương đã trải qua năm thứ 16 dạy tiếng Việt tại NTU, trong đó năm thứ 15 chị đã được trao tặng giải thưởng giảng viên có thành tích giảng dạy xuất sắc. Điều này càng trở nên đặc biệt với một giảng viên dạy tiếng Việt trong đội ngũ hàng ngàn giảng viên của ngôi trường có những giáo sư từng đoạt giải Nobel.Tại NTU, tiếng Việt là môn tự chọn. Sinh viên bậc ĐH và sau ĐH có thể chọn học như một ngôn ngữ thứ 2. Những năm gần đây, phần đông sinh viên theo học đều có ba/mẹ là người Việt, nhưng thời điểm trước đó sinh viên chọn tiếng Việt vì các lý do khác, như mong muốn có cơ hội làm việc tại Việt Nam, hoặc tìm hiểu về văn hóa ẩm thực cũng như cộng đồng người Việt tại đây. Không chỉ ở bậc ĐH, từ năm 2019, tiếng Việt đã trở thành ngôn ngữ bắt buộc tại trường tiểu học và là một trong các ngoại ngữ tự chọn bậc THCS của Đài Loan.Nhìn lại chặng đường 16 năm dạy tiếng Việt, nữ giảng viên cho biết đã nhìn thấy nhiều thay đổi ở số lượng sinh viên nước ngoài khi lựa chọn học ngôn ngữ này. Chị Liên Hương nhớ lại:"16 năm trước, cả trường chỉ có một lớp tiếng Việt với khoảng dưới 10 sinh viên. Đến nay số lượng đã tăng dần lên hàng trăm sinh viên mỗi năm và tiếng Việt trở thành một trong các ngôn ngữ được đăng ký học nhiều nhất tại đây". Đáng nói, sinh viên theo học tiếng Việt không chỉ từ Đài Loan mà còn nhiều nước khác như Đức, Mỹ, Nhật, Hàn… "Dẫu chưa thể so sánh với một số ngoại ngữ chính khác nhưng một ngôn ngữ khu vực Đông Nam Á có vị trí như vậy trong trường ĐH thứ hạng của thế giới, thực sự là niềm tự hào rất lớn", nữ giảng viên người Việt bày tỏ.Không chỉ tăng về số lượng, vị thế của học phần tiếng Việt còn được nhìn nhận qua sự thay đổi về đối tượng người học. Nếu trước đây sinh viên Đài Loan và các nước trên thế giới đăng ký học nhiều, thì 5 - 7 năm trở lại đây ngày càng nhiều Việt kiều (có ba/mẹ người Việt) muốn quay lại học tiếng Việt. "Chỉ sau 1 - 2 năm theo học, nhiều em có thể nhắn tin, viết thư cho cô bằng tiếng Việt. Có những lần xúc động muốn rơi nước mắt khi nghe các em sử dụng câu: "em muốn về Việt Nam" thay vì nói "em muốn đi Việt Nam". Cảm động không phải chỉ vì các em đã hiểu rõ sự khác nhau trong nghĩa của 2 từ "đi" và "về" mà còn bởi tình cảm các em hướng về quê hương", cô Liên Hương bày tỏ trong sự xúc động.Bằng cả tâm huyết của mình, nữ giảng viên nói thêm: "Không chỉ quảng bá tiếng Việt, mình mong muốn qua công việc này sẽ giúp các thế hệ Việt kiều trẻ F2 hiểu sâu sắc hơn về quê hương Việt Nam. Các em có thể gọi tên, viết báo cáo và giới thiệu về quê hương của người sinh thành ra mình. Đó là những viên gạch rất nhỏ góp phần xây dựng nên cây cầu vô hình với quê hương của hơn 5 triệu Việt kiều khắp thế giới. Vì những lẽ đó mà những giảng viên dạy tiếng Việt tại đây, trong đó có mình, đều không xem đây là công việc đơn thuần, mà như một sứ mệnh".Giấc mơ thuở nhỏ được trở thành 1 kiến trúc sư không thành, nhưng nữ giảng viên Nguyễn Thị Liên Hương có thể không biết rằng mình đã vô tình trở thành một kiến trúc sư về xây dựng ngôn ngữ và văn hóa.Không chỉ tham gia công việc giảng dạy, chị Nguyễn Thị Liên Hương còn được biết đến là tác giả của nhiều giáo trình bằng tiếng Việt được xuất bản tại Đài Loan và Mỹ. Chia sẻ về 2 công việc này, cô Liên Hương nhìn nhận: "Nếu việc giảng dạy tiếng Việt có ảnh hưởng chỉ đến với số lượng sinh viên nhất định, thì thông qua việc viết sách có thể truyền tải hơn nhiều".Nữ tác giả quan niệm: "Ngôn ngữ và văn hóa là hai phạm trù đan xen với nhau. Khi bạn tương tác với một ngôn ngữ khác, điều đó có nghĩa là bạn cũng đang tương tác với văn hóa sử dụng ngôn ngữ, vì vậy trong những cuốn sách của mình, chị đã đưa vào rất nhiều yếu tố văn hóa. Chẳng hạn, giới thiệu ẩm thực 3 miền, việc sử dụng những từ kính ngữ trong bữa cơm gia đình - sự kết nối đầu tiên trong mỗi gia đình người Việt…".Có lẽ viết sách với tâm thế đó, Xin chào Việt Nam đã trở thành tập sách tiếng Việt bán chạy nhất tại Đài Loan và được lên bảng xếp hạng đứng thứ 2 trong những sách ngoại ngữ mới xuất bản khi phát hành năm 2016. Năm 2021, chị cùng với Nhà xuất bản Tuttle lần đầu cho phát hành quyển Từ điển tiếng Việt bằng tranh (Vietnamese Picture Dictionary) ở Mỹ. Đây là ấn bản tiếp theo trong tủ sách dạy và học Việt ngữ được chị thực hiện khi ở Đài Loan. Thông qua quyển sách này, tác giả lại nhận được nhiều gửi gắm và khẳng định của độc giả qua thư.Đến nay, chị Liên Hương đã tham gia biên soạn và chủ biên hơn 16 cuốn giáo trình dạy tiếng Việt, sách về văn hóa Việt Nam. Cùng với viết sách, chị còn là đồng dịch giả của nhiều tác phẩm văn học kinh điển của Việt Nam (đã được chuyển thể thành bản truyện tranh) sang tiếng Trung như: Dế mèn phiêu lưu ký, Lá cờ thêu 6 chữ vàng…Với kinh nghiệm làm việc liên ngành và chất giọng truyền cảm, nữ giảng viên còn được mời tham gia dẫn chương trình cho bản tin thời sự tiếng Việt của Cục Di trú Đài Loan NIA và Đài truyền hình PTS Đài Loan. Mỗi thứ sáu hằng tuần, khán giả kênh truyền hình này lại biết đến chị trong vai trò một biên tập viên thời sự. ️
Lượt trận chung kết đầu tiên của VBA 2023 phải bước sang hiệp phụ thứ hai với ưu thế dẫn điểm cho Nha Trang Dolphins. Tuy nhiên khi trận đấu còn khoảng 35 giây, Võ Kim Bản tỏa sáng với cú ném "thần sầu" ở khu vực 3 điểm giúp Saigon Heat vượt dẫn 97-95. Cú ném này khiến các cầu thủ Nha Trang Dolphins bị áp lực thời gian lẫn tâm lý đè nặng nên chấp nhận thua chung cuộc 95-98. ️
Kristin Cochrane, Giám đốc điều hành của Penguin Random House Canada, đã bày tỏ lòng kính trọng đối với Munro trong một thông cáo. Vị này chia sẻ: “Alice Munro là báu vật quốc gia - một nhà văn có chiều sâu, sự đồng cảm và tính nhân văn vô cùng to lớn. Tác phẩm của bà được độc giả trên khắp Canada và trên toàn thế giới quan tâm, ngưỡng mộ, yêu mến.️