Giải mã lợi ích tuyệt vời của hợp chất fucoidan từ tảo nâu đối với sức khỏe
Không chỉ bị cáo buộc đánh cắp tài sản trí tuệ và các cáo buộc điều tra về quyền riêng tư tại châu Âu, DeepSeek cũng đang trở thành mục tiêu của các cuộc tấn công mạng quy mô lớn. Không dừng lại ở đó, ngay cả việc đăng ký nhãn hiệu cũng gặp khó khăn bởi chính công ty có lãnh đạo là người Trung Quốc, ít nhất tại Mỹ.Theo TechCrunch, DeepSeek mới đây nộp đơn đăng ký nhãn hiệu lên Văn phòng Bằng sáng chế và Thương hiệu Mỹ (USPTO) với hy vọng bảo vệ các ứng dụng, sản phẩm và công cụ chatbot AI của mình. Tuy nhiên, công ty này đã gặp phải một trở ngại lớn khi chỉ 36 giờ trước đó, một công ty khác có tên Delson Group, có trụ sở tại Delaware (Mỹ), đã nộp đơn đăng ký nhãn hiệu DeepSeek.Delson Group tuyên bố họ đã bắt đầu bán các sản phẩm AI mang thương hiệu DeepSeek từ đầu năm 2020. Trong hồ sơ đăng ký, công ty này cho biết địa chỉ của họ là một ngôi nhà ở tại Cupertino và CEO kiêm người sáng lập là Willie Lu. Đáng chú ý, Willie Lu là cựu sinh viên cùng trường với người sáng lập DeepSeek, Liang Wenfeng, tại Đại học Chiết Giang (Trung Quốc). Ông Lu cũng tự nhận mình là giáo sư tư vấn đã nghỉ hưu tại Đại học Stanford và là nhà tư vấn cho Ủy ban Truyền thông Liên bang Mỹ (FCC), với phần lớn sự nghiệp gắn liền với ngành công nghiệp không dây.Theo luật pháp Mỹ, người sử dụng nhãn hiệu đầu tiên thường được coi là chủ sở hữu hợp pháp của nhãn hiệu đó, trừ khi có thể chứng minh rằng nhãn hiệu đã được đăng ký với mục đích xấu. Tranh chấp này có thể ảnh hưởng lớn đến tương lai của DeepSeek tại thị trường Mỹ.Diễn viên Anh Tài tiết lộ bí quyết 'trị' tính hay ghen của vợ
Phút 90+6, HLV Phùng Thanh Phương tung vào sân trung vệ trẻ Nguyen Zan Hoyt Le Cao (tên viết tắt Zan Nguyễn) để thế chỗ Nguyễn Thái Quốc Cường.Zan Nguyễn vào sân ở những thời điểm cuối trận căng thẳng, nóng bỏng nhất, khi CLB Đà Nẵng bị dẫn 0-1 không còn gì để mất đang toàn lực tấn công để san bằng cách biệt mong manh 1 bàn thắng, bằng những đường rót bóng bổng vào khu vực cấm địa của CLB TP.HCM.Có thể xem việc HLV Phùng Thanh Phương tung Zan Nguyễn vào sân là một công đôi việc, vừa ngắt khí thế tấn công của CLB Đà Nẵng, tranh thủ thêm khoảng 1 phút thay người quý giá, lại giúp hàng thủ CLB TP.HCM chống bóng bổng hiệu quả hơn.Zan Nguyễn sinh năm 2006, chỉ mới 19 tuổi, có bố mẹ đều là người Việt. Anh sinh ra lớn lên ở TP.Boston (Mỹ), học bóng đá ở môi trường bóng đá học đường của Mỹ và chủ động liên hệ đầu quân cho CLB TP.HCM để thử sức mình ở quê hương bố mẹ.Zan Nguyễn được HLV Phùng Thanh Phương đánh giá có tiềm năng, sở hữu chiều cao và độ dày lý tưởng, có ý thức tập luyện và sinh hoạt chuyên nghiệp nhưng vẫn còn khá "non", phải trau dồi thêm nhiều kinh nghiệm.Được biết, đội bóng có biệt danh "Chiến hạm đỏ" đang cố gắng đẩy nhanh hoàn tất hồ sơ, tiến hành các bước thủ tục để sớm nhập tịch cho chàng trai 19 tuổi mang 100% dòng máu thuần Việt.Với quãng thời gian gần 10 tháng phía trước, khả năng Zan Nguyễn có hộ chiếu Việt Nam là rất cao.Nếu tiếp tục giữ tinh thần chuyên cần học hỏi, được HLV Phùng Thanh Phương từng bước "thử lửa" và có số phút thi đấu tại V-League một cách hợp lý, chàng trai cao 1,90 m này biết đâu sẽ được ban huấn luyện đội tuyển U.22 Việt Nam để mắt đến.
Đường thi công quá ì ạch
Phát biểu tại cuộc họp báo chung sau hội đàm, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, hai bên đã có cuộc hội đàm rất thành công."Chúng tôi đã đặt lên bàn tất cả những gì mà hai nước có thể làm được, thúc đẩy mối quan hệ của hai nước đã có duyên nợ hơn 50 năm, trải qua các cung bậc khác nhau như đối tác toàn diện, đối tác chiến lược", Thủ tướng chia sẻ.Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định, sau 16 năm thiết lập Đối tác toàn diện và 5 năm Đối tác chiến lược, hai nước thống nhất tuyên bố nâng cấp quan hệ Việt Nam - New Zealand lên Đối tác chiến lược toàn diện."Khuôn khổ đối tác chiến lược toàn diện này sẽ tăng cường tin cậy chính trị và làm sâu sắc hơn nữa quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và New Zealand trên tất cả các lĩnh vực, đáp ứng nguyện vọng, mong muốn cũng như sự ủng hộ của nhân dân hai nước chúng ta", Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định.Ông cho biết, việc nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện sẽ có "5 điều hơn", là tin cậy chính trị sẽ ở tầm mức cao hơn, chiến lược hơn, trong đó trao đổi đoàn cấp cao và các cấp trên các kênh thường xuyên hơn. Chương trình hành động triển khai quan hệ đối tác chiến lược toàn diện 2025 - 2028 cần được sớm xây dựng và toàn diện, thực chất và hiệu quả hơn.Thứ hai, hợp tác quốc phòng và an ninh thực chất hơn. Hai bên sẽ tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực như gìn giữ hòa bình, an ninh hàng hải, phòng chống tội phạm xuyên quốc gia, hợp tác ứng phó với an ninh phi truyền thống và truyền thống. Thứ ba là hợp tác tác kinh tế, thương mại, đầu tư chặt chẽ, hiệu quả hơn. Theo đó, hai nước sẽ tăng cường tiếp cận thị trường của nhau, đa dạng hóa thị trường, đa dạng hóa các chuỗi cung ứng và đa dạng hóa sản xuất để có thể đáp ứng các nhu cầu của hai bên.Khuyến khích doanh nghiệp hai nước mở rộng các hoạt động để thúc đẩy các thỏa thuận song phương về thương mại, đầu tư. Trong thời gian tới đây hai bên sẽ nâng thương mại hai chiều lên 3 tỉ USD.Thứ tư là đưa hợp tác trong lĩnh vực khoa học công nghệ, ứng phó với biến đổi khí hậu trở thành trụ cột mới của quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện, tập trung triển khai các chương trình, dự án phát triển năng lượng tái tạo, ứng phó với biến đổi khí hậu và phát triển kinh tế bền vững.Thứ năm là giao lưu nhân dân gắn kết chặt chẽ, đẩy mạnh các hợp tác phát triển nguồn nhân lực, lao động du lịch hiệu quả hơn, rộng hơn về phạm vi và đối tượng."Chúng tôi tin tưởng rằng, với việc chính thức nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện ngày hôm nay, quan hệ Việt Nam - New Zealand đã bước sang một trang sử mới, với những nội hàm hợp tác rất cụ thể", Thủ tướng khẳng định.Về phần mình, Thủ tướng New Zealand Christopher Luxon chia sẻ, ông rất vui được đứng ở đây, cùng với người bạn thân thiết - Thủ tướng Phạm Minh Chính, để công bố quyết định nâng cấp lên Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - New Zealand."Chúng tôi quan tâm tới việc làm sâu sắc hơn quan hệ thân thiết với Việt Nam và hy vọng đạt được nhiều thành công trong thời gian tới", Thủ tướng New Zealand nhấn mạnh.Thủ tướng Luxon khẳng định, 50 năm qua, hai nước đã thể hiện cam kết với những thành tựu phù hợp với lợi ích của nhân dân hai nước. Đồng thời cho biết, trong cuộc thảo luận với Thủ tướng Phạm Minh Chính, hai bên đã trao đổi nhiều vấn đề trọng tâm. Trong đó có việc, làm thế nào để thúc đẩy hợp tác kinh tế - thương mại, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. "Chúng tôi rất vui khi chứng kiến hành trình phát triển mạnh mẽ của Việt Nam, chứng kiến thương mại hai nước tăng 40% trong vòng 5 năm qua. Chúng tôi biết rằng chúng ta còn nhiều dư địa để khai thác hơn nữa", Thủ tướng Luxon chia sẻ."Việt Nam là một điểm đến vô cùng hấp dẫn với các nhà đầu tư", Thủ tướng New Zealand nói và cho biết hai bên đã có nhiều thành tựu trong việc kết nối các nhà đầu tư, doanh nghiệp của hai nước, đặc biệt trong các lĩnh vực như nông nghiệp, ngư nghiệp, năng lượng tái tạo…Việt Nam và New Zealand đều có mục tiêu chung. Đó là xây dựng một khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương hòa bình, ổn định, phát triển, vì sự phát triển thịnh vượng của từng quốc gia. "Chúng tôi mong muốn nâng cấp đối thoại quốc phòng - an ninh giữa hai nước và chuẩn bị cho chuyến thăm của tàu Hải quân Hoàng gia New Zealand đến Việt Nam trong năm nay và mong muốn thúc đẩy quan hệ đối tác mạnh mẽ hơn nữa", Thủ tướng New Zealand khẳng định. Cùng ngày, hai Thủ tướng đã chứng kiến các bộ, ngành, cơ quan của hai nước công bố logo chính thức kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao.Trao đổi Biên bản thỏa thuận về hợp tác biến đổi khí hậu giữa Bộ TN-MT Việt Nam và Bộ Ngoại giao và Thương mại New Zealand; trao đổi Bản ghi nhớ về hợp tác giữa Bộ Ngoại giao Việt Nam và Bộ Ngoại giao và Thương mại New Zealand.Cục Hợp tác quốc tế, Bộ GD-ĐT Việt Nam và Hội đồng các trường Đại học New Zealand trao Thỏa thuận hợp tác về đào tạo trình độ tiến sĩ cho giảng viên các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam.Nhân dịp này, hãng hàng không Vietjet công bố đường bay đầu tiên giữa Việt Nam và New Zealand, kết nối TP.HCM với Auckland - trung tâm kinh tế, du lịch và văn hóa của New Zealand.Hai Thủ tướng cũng chứng kiến trao đổi các thỏa thuận hợp tác trong lĩnh vực y tế, chuyển đổi số, mua sắm hóa chất giữa các đối tác của hai nước.
Theo đó, 11 dự án thủy điện nói trên gồm: Thượng Đăk Psi 1 ở H.Tu Mơ Rông; Tân Lập, Đăk Toa và Đăk Pô Nê 4 ở H.Kon Rẫy; Nước Trê ở H.Kon Plông; Sa Thầy 1, Sa Thầy 2 và Sa Thầy 3 ở H.Ia H'Drai; Đăk Glei, Đăk Ruồi 2 và Đăk Ruồi 3 ở H.Đăk Glei.11 dự án thủy điện này có công suất từ 3 MW đến 17 MW, tổng kinh phí đầu tư dự kiến khoảng 3.537 tỉ đồng.UBND tỉnh Kon Tum giao Sở Tài chính phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức, kêu gọi, thu hút đầu tư vào địa bàn có hiệu quả. Ngoài ra, Sở Tài chính phối hợp với Sở Công thương và các đơn vị liên quan xây dựng phụ biểu mô tả dự án thu hút đầu tư để phục vụ công tác quảng bá và xúc tiến đầu tư.Tính đến năm 2024, trên địa bàn tỉnh Kon Tum có khoảng 82 dự án thủy điện nhỏ và vừa, trong đó 29 thủy điện đã đi vào hoạt động. Trước đó, năm 2022, Thanh tra Chính phủ đã xác định việc tỉnh Kon Tum phê duyệt bổ sung quy hoạch phát triển thủy điện nhỏ và vừa còn chưa quan tâm đúng mức đến việc ảnh hưởng tới môi trường, đất rừng. Địa phương này đã quy hoạch 81 công trình thủy điện, chiếm hơn 1.158 ha đất rừng. Trong đó, diện tích rừng sản xuất là trên 951 ha, rừng phòng hộ 43 ha, rừng đặc dụng 163 ha.Mặc dù năm 2019, UBND tỉnh Kon Tum đã có văn bản tạm dừng chủ trương khảo sát, đánh giá tiềm năng và lập hồ sơ bổ sung các công trình thủy điện vừa và nhỏ vào quy hoạch, nhưng chỉ đạo này thực hiện chưa triệt để. Sau thời điểm ban hành văn bản, vẫn có 26 thủy điện được bổ sung quy hoạch trong năm 2020.Qua đó, Thanh tra Chính phủ đề nghị UBND tỉnh Kon Tum cần rà soát, điều chỉnh, loại bỏ bớt các dự án thủy điện quy mô nhỏ và vừa, tránh nguy cơ xảy ra lũ lụt do thủy điện chiếm đất rừng, làm ảnh hưởng đến môi trường và mất tài nguyên rừng.
Một khách sạn Việt Nam vào top tốt nhất thế giới 2023
Cư dân mạng mới đây vô cùng bức xúc khi xem qua một đoạn video lan truyền trên các diễn đàn, hội nhóm mạng xã hội, ghi lại tình huống một tài xế cố tình lái ô tô lạng lách, đánh võng, chèn đường xe khác bất chấp nguy hiểm trên quốc lộ.Vụ việc được xác định xảy ra vào khoảng 17 giờ ngày 26.2.2025 trên Quốc lộ 13, đoạn qua địa bàn phường Hiệp Bình Phước, TP.Thủ Đức, TP.HCM.Theo hình trích xuất từ camera hành trình gắn trên ô tô con cùng lưu thông, thời điểm nói trên, xe này đang di chuyển trên Quốc lộ 13, hướng từ Bình Dương về nút giao cầu Bình Lợi (TP.HCM). Khi đến khu vực gần ngã tư Bình Phước, tài xế phát hiện từ phía sau xuất hiện một ô tô khác loại MPV 7 chỗ màu xám trắng, hiệu Toyota Innova, mang biển kiểm soát 51G-518.71 đang chạy trên làn hỗn hợp sát lề đường bất ngờ vượt lên.Đáng nói, ngay khi vượt qua ô tô gắn camera hành trình, chiếc Toyota Innova lập tức bật xi-nhan sang trái xin nhập vào hàng xe đang nối đuôi nhau xếp hàng nhưng không được nhường đường. Do quá "cay cú", tài xế lái chiếc xe 7 chỗ này sau đó đã bất chấp nguy hiểm, cố lái xe lách lên, tạt đầu và liên tục lạng lách, đánh võng trước mũi ô tô gắn camera hành trình để… "dằn mặt".May mắn, vụ việc sau đó không dẫn đến xô xát hay tai nạn. Mặc dù vậy, đoạn video ghi lại tình huống giao thông nói trên sau đó được đăng tải trên các diễn đàn, hội nhóm mạng xã hội đã nhanh chóng lan truyền, thu hút sự chú ý từ cộng đồng mạng. Đa phần người xem qua vụ việc đều tỏ ra hết sức bức xúc và phẫn nộ trước hành vi lái xe lạng lách, đánh võng và thái độ thách thức của tài xế xe Toyota Innova nói trên.Bên cạnh đó, nhiều cư dân mạng cũng lên tiếng yêu cầu cơ quan chức năng cần vào cuộc xác minh và xử lý nghiêm trường hợp vi phạm.Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định:Phạt tiền từ 40 - 50 đồng đối với người điều khiến xe thực hiện hanh vi điều khiến xe lạng lách, đánh võng trên đường bộ; chạy quá tốc độ đuổi nhau trên đường bộ (Khoản 12 Điều 6). Đồng thời tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 10 - 12 tháng; tịch thu phương tiện nếu tái phạm.Trường hợp thực hiện hành vi vi phạm gây tai nạn, tài xế bị phạt tiền từ 50 - 70 triệu đồng, tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 - 24 tháng.