Đa dạng và hòa nhập giúp doanh nghiệp phát triển và thúc đẩy tiến bộ xã hội
Chiều 20.1, TAND TP.Hà Nội tuyên án đối với 10 bị cáo trong vụ án xảy ra tại dự án Đại Ninh (Lâm Đồng).Trong số các bị cáo, ông Nguyễn Cao Trí, Tổng giám đốc Công ty cổ phần đầu tư du lịch Sài Gòn Đại Ninh (Công ty Sài Gòn Đại Ninh), là người duy nhất bị tuyên phạm tội đưa hối lộ, với mức án 3 năm tù.6 người bị tuyên phạm tội nhận hối lộ, gồm: Trần Đức Quận, cựu Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng, 5 năm 6 tháng tù; Trần Văn Hiệp, cựu Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng, 6 năm 6 tháng tù; Lê Quốc Khanh, Hoàng Văn Xuân và Nguyễn Nho Định, đều là cựu cán bộ Thanh tra Chính phủ, thấp nhất 2 năm tù, cao nhất 3 năm 6 tháng tù; Nguyễn Ngọc Ánh, cựu Chánh thanh tra tỉnh Lâm Đồng, 3 năm tù.3 người còn lại bị tuyên phạm tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ, gồm: Mai Tiến Dũng, cựu Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng chính phủ, bị tuyên 30 tháng tù nhưng cho hưởng án treo; Nguyễn Hồng Giang, cựu Cục trưởng Cục II, Thanh tra Chính phủ, mức án 24 tháng tù nhưng cho hưởng án treo; Trần Bích Ngọc, cựu Vụ trưởng Vụ I, Văn phòng Chính phủ, 14 tháng 21 ngày tù (bằng thời hạn tạm giam).Theo cáo buộc, năm 2010, Công ty Sài Gòn Đại Ninh do bà Phan Thị Hoa làm Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc, được UBND tỉnh Lâm Đồng cấp giấy chứng nhận đầu tư thực hiện dự án Đại Ninh.Quá trình thực hiện, dự án có nhiều vi phạm như không nộp tiền sử dụng đất, vi phạm trật tự xây dựng, vi phạm tiến độ… Do đó, tháng 6.2020, Thanh tra Chính phủ ban hành kết luận thanh tra, kiến nghị Thủ tướng giao UBND tỉnh Lâm Đồng chấm dứt hoạt động, thu hồi đất tại dự án nêu trên.Nắm được thông tin, ông Nguyễn Cao Trí thỏa thuận mua lại dự án từ bà Phan Thị Hoa. Dù đang trong thời điểm bị kiến nghị thu hồi, nhưng nhờ sự ủng hộ của lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng, việc "sang tay" dự án vẫn được thực hiện. Công ty Sài Gòn Đại Ninh thay đổi người đại diện theo pháp luật từ bà Hoa sang ông Trí.Tiếp đó, ông Trí lợi dụng mối quan hệ, dùng lợi ích vật chất để câu kết với nhiều cán bộ, lãnh đạo Văn phòng Chính phủ, Thanh tra Chính phủ, Tỉnh ủy và UBND tỉnh Lâm Đồng nhằm điều chỉnh trái pháp luật các quyết định liên quan đến việc xử lý sai phạm tại dự án Đại Ninh.Kết quả là, dự án này "hồi sinh", từ diện phải thu hồi sang không thu hồi. Ông Trí sau đó bán dự án cho Công ty TNHH đầu tư và phát triển bất động sản Thiên Vương thuộc Tập đoàn Novaland, với tổng số tiền 27.600 tỉ đồng. Nhờ đó, bị cáo thu lợi 2.700 tỉ đồng.Để "hồi sinh" dự án, ông Nguyễn Cao Trí chi 200 triệu đồng "cảm ơn" ông Mai Tiến Dũng; đưa hối lộ cho ông Trần Đức Quận, cựu Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng, 5 lần với tổng số tiền 2,1 tỉ đồng; đưa hối lộ cho ông Trần Văn Hiệp, cựu Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng, 7 lần với tổng số tiền 4,2 tỉ đồng…Quá trình xét xử vụ án, các bị cáo cơ bản thừa nhận hành vi phạm tội, bày tỏ sự ăn năn, hối hận, mong được hưởng khoan hồng."Đại gia" Nguyễn Cao Trí cho biết mục đích ban đầu khi thực hiện dự án là muốn đóng góp cho địa phương. Nhưng vì khó khăn, cộng thêm áp lực phải tìm cách tháo gỡ, bị cáo đã quyết định nóng vội, sai lầm.Ông Mai Tiến Dũng thừa nhận việc cầm tiền, chuyển đơn cho ông Trí là sai, tuy vậy bị cáo khẳng định không mặc cả hay thỏa thuận để nhận bất cứ lợi ích vật chất nào. Cựu Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ trình bày về hoàn cảnh bệnh tật, quá trình công tác…, mong được hưởng khoan hồng.Hai cựu lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng Trần Văn Hiệp và Trần Đức Quận cũng đều thừa nhận được bị cáo Trí đưa nhiều tỉ đồng, nhưng nghĩ rằng đây là quà cảm ơn chứ không hề đòi hỏi, ép buộc. Riêng ông Hiệp nhiều lần cho biết, một phần dẫn tới sai phạm là chịu sức ép từ cố Phó tổng thanh tra Chính phủ Trần Văn Minh và "lãnh đạo cấp cao của Chính phủ gọi điện nhờ".Trong phần tranh luận về hành vi phạm tội của "đại gia" Nguyễn Cao Trí, đại diện viện kiểm sát đánh giá vụ án này không chỉ gây thiệt hại về kinh tế, mà còn "tha hóa chính bị cáo; tha hóa nhiều bị cáo giữ chức vụ trong cơ quan quản lý nhà nước, từ Văn phòng Chính phủ, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Lâm Đồng... Rõ ràng hậu quả về công tác cán bộ là cực kỳ đau xót".CEO Lê Hồng Thủy Tiên được vinh danh Doanh nhân ASEAN 2021
Ngày 8.3, tại thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) phối hợp với Công đoàn Điện lực Việt Nam tổ chức lễ phát động thi đua hoàn thành các mục tiêu tiến độ thi công Dự án cấp điện từ lưới điện quốc gia cho H.Côn Đảo.Buổi lễ có sự tham gia của đại diện lãnh đạo Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, UBND các tỉnh Sóc Trăng, Bà Rịa - Vũng Tàu, UBND huyện Côn Đảo, lãnh đạo EVN và các nhà thầu thi công và người lao động trên công trường.Theo EVN, Côn Đảo có vị trí đặc biệt quan trọng về quốc phòng, an ninh và chủ quyền biển đảo, đây cũng là một điểm du lịch sử, văn hóa và du lịch. Hiện nay, hệ thống điện huyện đảo chủ yếu dựa vào nguồn diesel với công suất hạn chế, khoảng 11,8 MW, chưa thể đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội.Để cung cấp điện cho biển đảo, Thủ tướng Chính phủ và Bộ Công thương giao EVN làm chủ đầu tư Dự án cấp điện từ lưới điện quốc gia cho H. Côn Đảo. EVN giao Ban Quản lý Dự án Điện 3 (EVNPMB3) chịu trách nhiệm quản lý dự án.Dự án có tổng mức đầu tư 4.923 tỉ đồng, cấp điện áp 110 kV, với 103,7 km đường dây, gồm có 17,5 km đường dây trên không đi qua tỉnh Sóc Trăng. Cáp ngầm xuyên biển dài 77,7 km kết nối từ đất liền ra đảo; cáp ngầm dài 8,5km tại H.Côn Đảo; mở rộng TBA 220kV Vĩnh Châu (Sóc Trăng) và xây dựng TBA 110/22kV GIS tại Côn Đảo.Theo EVN, sau khi hoàn thành công trình, tuyến đường dây cấp điện cho H. Côn Đảo với tổng công suất khoảng 29MW vào năm 2026, 55MW vào năm 2030 và 90MW vào năm 2035.Phát biểu tại buổi lễ, lãnh đạo EVN khẳng định, lễ phát động phong trào thi đua hướng đến mục tiêu hoàn thành dự án cấp điện cho Côn Đảo ngay trong năm nay. Theo đó, lãnh đạo, EVN yêu cầu EVNPMB3, các nhà thầu thi công, đơn vị cung cấp vật tư thiết bị và tư vấn thiết kế tập trung nguồn lực, tổ chức thi công liên tục 24/7, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng để tháo gỡ khó khăn, đặc biệt là trong công tác giải phóng mặt bằng và bàn giao khu vực biển cho dự án.EVN cam kết huy động tối đa nguồn lực, cùng với sự phối hợp của các bộ, ngành, chính quyền địa phương, nhân dân và người lao động trên công trường, phấn đấu hoàn thành dự án đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng, an toàn và hiệu quả, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội của H.Côn Đảo và tăng cường an ninh năng lượng biển đảo.
Có cần kế hoạch đặc biệt cho Messi trước Copa America?
Với giá bán thấp nhất, không ngạc nhiên khi ghế ngồi trên Everest bản Ambiente số sàn MT chỉ bọc nỉ và chỉnh tay
Tại các máy ATM tại siêu thị, các khu công nghiệp, khu chế xuất… tại TP.HCM những ngày qua tăng lên so với ngày trước đó nhưng giảm so với cùng thời điểm các năm trước. Thông thường vào những ngày cận tết Nguyên đán, lượng khách hàng rút tiền tại các máy ATM Khu chế xuất Tân Thuận (Q.7, TP.HCM) khá đông, phải "rồng rắn" xếp hàng hàng giờ để đến lượt rút tiền. Thế nhưng mấy ngày nay, dù lượng khách có tăng lên so với ngày thường nhưng không đông như những năm trước. Ghi nhận của chúng tôi các máy ATM ở Q.1, Q.3... những ngày gần đây cũng không quá đông.Ông Nguyễn Hoàng Long - Phó tổng giám đốc Công ty cổ phần Thanh toán Quốc gia Việt Nam (NAPAS) cho biết: Xu hướng rút tiền đều thấy sụt giảm. So với cùng kì năm trước, giao dịch rút tiền qua ATM giảm gần 20%. "Tôi thấy xu hướng rất là tốt, mọi người đã thực hiện thanh toán thông qua luôn tài khoản ngân hàng, thay vì rút tiền mặt để chi tiêu như trước đây. Tỷ trọng giao dịch qua ATM giảm tới 97% trong những năm gần đây. Tuy vậy, NAPAS vẫn hỗ trợ để cung cấp các dịch vụ nhanh chóng tiện lợi nhất cho người dân. NAPAS đã cập nhật dịch vụ rút tiền tại ATM qua mã QR, không phải dùng thẻ vật lý. Như vậy, vẫn đáp ứng nhu cầu rút tiền mặt và đem đến phương thức hiện đại, nhanh chóng cho người dùng", vị này nói.Thay vì rút tiền mặt chi tiêu, lượng giao dịch không dùng tiền mặt những ngày qua tăng khá mạnh. Ông Nguyễn Hoàng Long thông tin, cận dịp tết hàng năm, số lượng giao dịch qua NAPAS tăng tương đối đáng kể. Trong 2 tuần đầu năm 2025, số lượng giao dịch trung bình tăng khoảng 3% so với trung bình ngày của tháng 12, cho dù trước Tết Dương lịch tương đối cao điểm. So với cùng kỳ năm ngoái, số lượng giao dịch tăng khoảng 13 - 15%. Hiện nay, giao dịch chạy qua hệ thống NAPAS trong ngày cao điểm khoảng 35 triệu giao dịch/ngày. Lượng giao dịch chuyển tiền, giao dịch chuyển tiền qua quét mã QR tăng trưởng mạnh thể hiện nhu cầu chuyển tiền, thanh toán của người dân.Trong giai đoạn cao điểm, có xảy ra quá tải cục bộ ở 1 số ngân hàng, ví dụ như app chậm hay không vào được. Tuy nhiên chưa có sự cố nào xảy ra trên toàn bộ hệ thống chuyển tiền liên ngân hàng của NAPAS. Với vai trò đơn vị cung cấp hạ tầng, nền tảng cho hệ thống thanh toán bán lẻ quốc gia, những dịp cao điểm như Tết Nguyên đán, NAPAS luôn có sự chuẩn bị sẵn sàng. Về mặt hệ thống, hiện nay cao điểm hệ thống NAPAS xử lý lên tới 36 triệu giao dịch/ngày, tuy nhiên hệ thống của NAPAS được thiết kế luôn dự phòng, từ 100 - 150% cao hơn so với mức cao điểm nhất, công suất phục vụ lên đến 3.500 giao dịch/ giây. Qua đó đảm bảo giao dịch qua hệ thống luôn thông suốt và an toán. Ngoài ra, NAPAS duy trì đội ngũ trực giám sát hệ thống và đội ngũ kĩ thuật trực 24/7 để đảm bảo mỗi khi thấy đầu phía ngân hàng có vấn đề gì có thể cảnh báo ngay để phối hợp xử lý nhanh nhất.Ông Nguyễn Hoàng Long nhấn mạnh: Hệ thống giám sát 24/7 luôn đo lường lượng giao dịch từ phía ngân hàng gửi đến NAPAS, khi có vấn đề về sụt giảm hay tăng trưởng bất thường thì NAPAS đều có cảnh báo đến các ngân hàng ngay lập tức để kiểm tra, khắc phục hệ thống. Qua theo dõi, một vài thời điểm bị tắc nghẽn, có thể do mạng viễn thông hoặc hệ thống các ngân hàng bị quá tải, các khách hàng nên chờ đợi 1 ít phút để thực hiện giao dịch. Mỗi khi khách hàng thực hiện giao dịch chậm hoặc không được, khách hàng có thể chờ 1 chút, không nên thực hiện giao dịch liên tục nhiều lần, có thể gây ảnh hưởng đến khả năng xử lý cho các ngân hàng.
Kinh hoàng xe bán tải chạy ẩu, bị 2 xe tải chèn như ‘bánh mỳ kẹp thịt’
Theo đó, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bình Dương đã bầu bổ sung chức danh Phó bí thư Tỉnh ủy đối với ông Nguyễn Lộc Hà (50 tuổi, quê quán P.Chánh Phú Hòa, TP.Bến Cát, Bình Dương) thay cho ông Nguyễn Hoàng Thao, nguyên Phó bí thư Thường trực Tỉnh ủy đã nghỉ hưu theo chế độ từ ngày 1.11.2024.Ông Nguyễn Lộc Hà có trình độ cử nhân kiến trúc, cử nhân kinh tế chính trị, cao cấp lý luận chính trị, được bầu làm Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương từ tháng 10.2020.Tại hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bình Dương lần thứ 41, ông Nguyễn Lộc Hà đã được bầu giữ chức vụ Phó bí thư Tỉnh ủy với 100% số phiếu đồng ý (46/46) nhiệm kỳ 2021-2025.Đến nay, Tỉnh ủy Bình Dương có ông Nguyễn Văn Lợi, Bí thư Tỉnh ủy và 2 Phó bí thư là ông Võ Văn Minh (Chủ tịch UBND tỉnh) và ông Nguyễn Lộc Hà.Cũng tại hội nghị, Tỉnh ủy Bình Dương đã trao quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn kết quả bầu ông Bùi Minh Thạnh, Tỉnh ủy viên, Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương nhiệm kỳ 2021-2026.Ông Bùi Minh Thạnh (53 tuổi, quê quán P.Chánh Mỹ, TP.Thủ Dầu Một, Bình Dương) có trình độ cử nhân xây dựng Đảng, cao cấp chính trị; xuất thân từ cán bộ Đoàn với chức vụ Phó bí thư Thị đoàn Thủ Dầu Một.Trước khi được bầu làm Phó chủ tịch UBND tỉnh, ông Thạnh từng trải qua các chức vụ: Chủ tịch UBND P.Phú Hòa (TP.Thủ Dầu Một); Chánh văn phòng Thị ủy Thủ Dầu Một, Phó chủ tịch UBND TP.Thủ Dầu Một; Phó bí thư thường trực Thành ủy Thủ Dầu Một.