Xe máy điện Yadea Voltguard giá cao, khó cạnh tranh VinFast Feliz S
Trong khi đó, Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio cho biết Washington sẽ tham gia đàm phán với Nga tại Ả Rập Xê Út (dự kiến từ ngày 18.2), nhưng nhấn mạnh "chưa có thỏa thuận cuối cùng" và Ukraine cùng châu Âu cần tham gia tiến trình này.Phát biểu ngày 16.2, ông Trump tiết lộ đặc phái viên Mỹ Steve Witkoff đã gặp ông Putin trong 3 giờ, khẳng định cả hai nhà lãnh đạo đều muốn kết thúc xung đột."Nga có một bộ máy to lớn, mạnh mẽ, cần hiểu như vậy. Và Nga đã đánh bại Hitler, đã đánh bại Napoleon. Nga đã chiến trận suốt một thời gian dài. Nhưng tôi nghĩ rằng ông Putin cũng muốn dừng chiến sự", ông Trump nói.Tổng thống Trump cũng nhận được câu hỏi về thời điểm có thể diễn ra cuộc gặp giữa ông với Tổng thống Nga Putin."Chưa có quyết định về thời gian. Nhưng có thể là rất sớm thôi", ông Trump trả lời.Ông Trump nói đang nỗ lực để đạt đến hòa bình, và ông tin rằng cả Tổng thống Putin lẫn Tổng Ukraine Volodymyr Zelensky đều muốn ngừng xung đột.Tuy nhiên, ông Zelensky đã phản đối mọi thỏa thuận không có sự tham gia của Kyiv. Ông cũng cảnh báo Nga có thể tấn công NATO nếu Mỹ giảm hỗ trợ liên minh, nhưng ông Trump sau đó đã bác bỏ lo ngại này.Về phía Nga, Điện Kremlin hoan nghênh đối thoại Mỹ-Nga nhưng nghi ngờ tính độc lập của Ukraine trong đàm phán. Phát ngôn viên Dmitry Peskov nhắc lại thất bại của Thỏa thuận Minsk 2014-2015 và các cuộc đàm phán Istanbul 2022, đồng thời nhấn mạnh giải pháp lâu dài phải dựa trên "thực tế hiện trường" – ám chỉ vùng lãnh thổ Nga đang kiểm soát. Moscow cũng bác bỏ kế hoạch ngừng bắn tạm thời, đòi hỏi một thỏa thuận pháp lý toàn diện.Trong bối cảnh căng thẳng, Mỹ dự kiến đóng vai trò trung gian, nhưng châu Âu tỏ ra lo ngại về việc bị gạt khỏi tiến trình hòa bình. Cuộc gặp tại Riyadh được xem như bước khởi đầu, nhưng cả Ukraine lẫn NATO đều khẳng định không nhượng bộ lãnh thổ để đổi lấy hòa bình.Phát hiện khảo cổ mới về cuộc sống của nô lệ thời La Mã cổ đại
Asean Mitsubishi Electric Cup 2024 được trình chiếu trực tiếp và trọn vẹn trên FPT Play, tại: http://fptplay.vn
Trồng hàng chục ngàn cây xanh trên đèo Măng Đen
Brazil, quốc gia giữ chức chủ tịch BRICS vào năm 2025, cho hay các quốc gia thành viên đã chấp thuận việc Indonesia gia nhập theo sự đồng thuận như một phần của động thái mở rộng được thông qua tại hội nghị thượng đỉnh năm 2023 của khối này tại thành phố Johannesburg của Nam Phi, theo Reuters.Brazil lưu ý rằng nỗ lực của Indonesia đã được BRICS bật đèn xanh vào năm 2023 nhưng quốc gia Đông Nam Á này đã yêu cầu gia nhập sau cuộc bầu cử tổng thống được tổ chức vào năm ngoái. Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto đã nhậm chức vào tháng 10.2024.Chính phủ Brazil nhấn mạnh: "Indonesia chia sẻ với các thành viên khác của nhóm về sự ủng hộ đối với việc cải cách các thể chế quản trị toàn cầu và đóng góp tích cực vào việc tăng cường hợp tác ở Nam Bán cầu".Trước đó, vào tháng 10.2024, Ngoại trưởng Indonesia Sugiono đã nhấn mạnh: "Việc Indonesia gia nhập BRICS thể hiện chính sách đối ngoại chủ động độc lập của nước này. Điều đó không có nghĩa là chúng tôi gia nhập một khối nào đó, nhưng chúng tôi tích cực tham gia mọi diễn đàn". Ông Sugiono khi đó còn nhấn mạnh BRICS phù hợp với các chương trình chính phủ quan trọng của Tổng thống Prabowo, "đặc biệt là về an ninh lương thực và năng lượng, xóa đói giảm nghèo và phát triển nguồn nhân lực". Tổng thống Nga Vladimir Putin từng cho hay hơn 30 quốc gia đã bày tỏ mong muốn gia nhập BRICS, dù hiện vẫn chưa rõ ràng về cách thức mở rộng này sẽ diễn ra như thế nào. Các thành viên hiện tại của BRICS bao gồm Nga, Trung Quốc, Brazil, Ai Cập, Ethiopia, Ấn Độ, Iran, Nam Phi và UAE.
Đó là cảnh báo do ông Vassily Nebenzia, đại sứ Nga tại Liên Hiệp Quốc, đưa ra trong một cuộc trả lời phỏng vấn đài RIA Novosti vào hôm 10.2. Đại sứ Nebenzia cho rằng thông tin "khó tin" về khả năng triển khai lực lượng gìn giữ hòa bình tới Ukraine xuất phát từ "tâm trạng mệt mỏi" chung về cuộc khủng hoảng.Ông nhấn mạnh: "'Lực lượng gìn giữ hòa bình' không thể hoạt động mà không có lệnh của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc. Nếu không có lệnh như vậy, bất kỳ lực lượng quân sự nước ngoài nào được cử vào khu vực chiến sự sẽ được coi là những chiến binh thông thường".Nga là thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, nghĩa là Moscow có thể phủ quyết bất kỳ nghị quyết nào về việc gửi quân đội nước ngoài tới Ukraine.Hồi tháng 1, báo Anh Daily Telegraph đưa tin rằng Thủ tướng Anh Keir Starmer và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đang thảo luận về khả năng triển khai lực lượng gìn giữ hòa bình tới Ukraine, điều có thể diễn ra sau khi đạt được lệnh ngừng bắn.Tuy nhiên, tuần trước, Thủ tướng Đức Olaf Scholz lưu ý rằng bất kỳ cuộc thảo luận nào về việc gửi lực lượng gìn giữ hòa bình Đức tới Ukraine đều là "quá sớm và không phù hợp".Nhiều báo đài cũng cho hay khả năng triển khai lực lượng gìn giữ hòa bình châu Âu là một trong những điểm trong kế hoạch của Tổng thống Mỹ Donald Trump nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng Ukraine. Kế hoạch này được cho là cũng bao gồm loại bỏ việc kết nạp Ukraine vào NATO, và đóng băng xung đột dọc theo tiền tuyến hiện tại.Tuy nhiên, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov ngày 10.2 tuyên bố Nga chỉ tham gia đàm phán về thỏa thuận hòa bình ở Ukraine khi tất cả điều kiện do Tổng thống Vladimir Putin đề ra được đáp ứng. Các yêu cầu bao gồm việc Ukraine từ bỏ ý định gia nhập NATO và rút toàn bộ quân đội khỏi 4 tỉnh Donetsk, Luhansk, Kherson và Zaporizhzhia – những khu vực Nga tuyên bố sáp nhập năm 2022 nhưng chưa kiểm soát hoàn toàn.Ông Ryabkov nhấn mạnh: "Nếu Mỹ và phương Tây sớm thấu hiểu những yêu cầu này, xung đột tại Ukraine sẽ sớm có lối thoát."Trước đó, hãng tin AP dẫn phân tích của giới chuyên gia cho rằng Nga hiện không chịu sức ép phải đàm phán, do họ đang duy trì thế chủ động trên chiến trường. Trong khi đó, Ukraine đối mặt với thách thức về nhân lực, vũ khí và nguy cơ bị Mỹ cắt giảm viện trợ quân sự.Nga đang tiến gần mục tiêu chiến lược tại Ukraine và không bị ảnh hưởng bởi các đe dọa trừng phạt từ cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump. Kinh tế Nga cũng thể hiện khả năng phục hồi đáng kể dù chịu hàng loạt lệnh trừng phạt quốc tế.Trong một diễn biến liên quan, ông Trump tiết lộ cuối tuần qua rằng ông đã điện đàm với Tổng thống Putin và nhận thấy "tiến triển tích cực" hướng tới chấm dứt xung đột. Tuy nhiên, Điện Kremlin không xác nhận thông tin này.Về phía Nga, Thứ trưởng Ryabkov đánh giá cao thiện chí đối thoại của Mỹ nhưng nhấn mạnh Moscow chỉ chấp nhận đàm phán trên cơ sở bình đẳng. Ông nêu rõ: "Mọi thảo luận phải giải quyết gốc rễ xung đột và tôn trọng thực tế hiện trường. Áp đặt tối hậu thư lên Nga là hành động vô ích." Ông cũng cho biết hai bên chưa đạt thỏa thuận về việc thiết lập kênh liên lạc cấp cao.Trang Semafor hôm 10.2 dẫn các nguồn tin phương Tây tiết lộ Đặc phái viên của Tổng thống Mỹ về Ukraine và Nga – ông Keith Kellogg – đang chuẩn bị kế hoạch chấm dứt chiến sự. Ông Kellogg cùng đoàn quan chức Mỹ sẽ tham dự Hội nghị An ninh Munich (Đức) tuần này và dự kiến gặp phái đoàn Ukraine do Tổng thống Volodymyr Zelensky dẫn đầu. Đài CBS News cho biết ông Zelensky cũng sẽ có cuộc tiếp xúc với Phó Tổng thống Mỹ J.D. Vance.
Ra mắt ứng dụng thông minh giúp chủ shop hạn chế bị 'bom' hàng
Thuộc phân khúc xe tay ga tầm trung cùng hướng đến nhóm khách hàng trẻ, đặc biệt là khách hàng nam giới… Cả Honda Air Blade 150 và Honda Vario 150 đều sở hữu phong cách thiết kế mạnh mẽ, thể thao nam tính, phù hợp với tầm vóc người Đông Nam Á.