Toyota Rush: Đường dài mới biết ngựa hay
Ngày 20.1, thông tin từ Sở Nội vụ tỉnh Đắk Nông, cho biết địa phương có 6 phó giám đốc sở đăng ký nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định 178/2024/NĐ-CP của Chính phủ.Cụ thể, 6 phó giám đốc sở đăng ký nghỉ hưu trước tuổi, gồm: ông Lưu Văn Đặng, Phó giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ, đăng ký nghỉ hưu trong tháng 4.2025. Hiện ông Đặng vẫn còn gần 8 năm công tác.Ông Phạm Văn Mạnh, Phó giám đốc Sở GTVT, đăng ký nghỉ hưu từ tháng 11.2025 (thời gian công tác còn 5 năm 10 tháng); ông Nguyễn Văn Phò, Phó giám đốc Sở Tài chính, đăng ký nghỉ hưu từ tháng 7.2025 (thời gian công tác còn 5 năm 7 tháng).Ông Lê Quy, Phó giám đốc Sở Nội vụ, đăng ký nghỉ hưu từ tháng 3.2025 (thời gian công tác còn 4 năm 9 tháng); ông Trần Ngọc Lâm, Phó giám đốc Sở Xây dựng, đăng ký nghỉ hưu từ tháng 5.2025 (thời gian công tác còn 3 năm 8 tháng). Ông Nguyễn Ngọc Lũy, Phó giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, đăng ký nghỉ hưu từ tháng 5.2025 (thời gian công tác còn 3 năm 7 tháng).Tỉnh Đắk Nông đang tích cực triển khai Nghị quyết 18-NQ/TW theo đúng lộ trình. Tỉnh này đã có chủ trương kết thúc hoạt động 10 tổ chức, cơ quan, đơn vị ở cấp tỉnh; sáp nhập 10 sở thành 5 sở.Bí quyết dưỡng da để có vẻ ngoài rạng rỡ của Anne Hathaway
Tốt nghiệp thủ khoa ngành Khoa học máy tính, Ngô Thu Hà được đại diện các tân cử nhân phát biểu tốt nghiệp chương trình liên kết quốc tế BCU giữa Trường ĐH Birmingham City (BCU) và Trường ĐH Công nghệ Thông tin (UIT) 2025. Trong bài phát biểu bằng tiếng Anh, cô cũng đã chuyển qua tiếng Việt khi gửi lời cảm ơn chân thành tới bố mẹ.Dù đột ngột chuyển trường, thay đổi ngành, Thu Hà may mắn nhận được sự ủng hộ từ gia đình, vượt qua những khó khăn, hoàn thành việc học tập. Với những nỗ lực của mình, sau hơn 3 năm học, Thu Hà cùng hơn 30 sinh viên khác đã nhận được tấm bằng tốt nghiệp chương trình liên kết vào ngày 10.3.2025. Đây không chỉ là cột mốc đánh dấu sự trưởng thành, tấm bằng chương trình liên kết còn mở ra nhiều hy vọng cho việc phát triển trong tương lai.Chương trình liên kết quốc tế BCU với Trường ĐH Birmingham City, Vương Quốc Anh được Trường ĐH Công nghệ Thông tin – ĐHQG TP.HCM triển khai từ năm 2019 với mục tiêu tạo cơ hội cho sinh viên sở hữu bằng đại học quốc tế, thành thạo tiếng Anh và sẵn sàng cho các vị trí kỹ sư máy tính cấp độ quốc tế sau khi tốt nghiệp.Chương trình được thiết kế đặc biệt từ chương trình cử nhân đại học của Trường ĐH Birmingham City, Anh quốc nên cấu trúc các môn học thực tiễn, cập nhật, mang tính quốc tế và tập trung vào chuyên môn ngay từ các học kỳ đầu tiên. Bên cạnh đó, sinh viên được chú trọng phát triển khả năng tư duy sáng tạo, làm việc nhóm…nhằm đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động.
‘Con muốn sống': Người mẹ trẻ đau đớn nhìn con mất dần ánh sáng vì ung thư
Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) ngày 9.2 đưa tin ông Kim Jong-un đã có bài phát biểu trong chuyến thăm Bộ Quốc phòng Triều Tiên hôm 8.2, dịp kỷ niệm 77 năm thành lập lực lượng vũ trang nước này.Trong bài phát biểu, ông Kim đã đề cập một loạt kế hoạch mới nhằm “tăng cường tất cả biện pháp răn đe” và tái khẳng định chính sách không thể lay chuyển của Triều Tiên về phát triển lực lượng hạt nhân mạnh hơn nữa.Nhà lãnh đạo Triều Tiên cho rằng việc các tài sản hạt nhân chiến lược của Mỹ đã được triển khai tại bán đảo Triều Tiên, đồng thời các cuộc tập trận mô phỏng chiến tranh hạt nhân giữa Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc, đang gây “mất cân bằng quân sự” trên bán đảo và khu vực Đông Bắc Á, tạo ra "cấu trúc xung đột mới" và mang đến thách thức nghiêm trọng cho Triều Tiên.Ông Kim thêm rằng Bình Nhưỡng không muốn xảy ra căng thẳng không đáng có trong khu vực, song sẽ có các biện pháp đối phó liên tục nhằm đảm bảo cân bằng quân sự, ngăn chặn nguy cơ bùng nổ một cuộc chiến tranh mới và đảm bảo hòa bình và an ninh trên bán đảo. Ông cáo buộc Mỹ đứng sau các tranh chấp lớn nhỏ trên thế giới và tố rằng điều đó chứng minh việc theo đuổi đường lối xây dựng năng lực phòng thủ không giới hạn là chính đáng nhất.Trong ngày 8.2, Triều Tiên ra tuyên bố khẳng định vũ khí hạt nhân được xây dựng cho mục đích chiến đấu và chống lại các đối thủ, không phải con bài mặc cả ngoại giao. Tuyên bố của Bình Nhưỡng được đưa ra sau khi Washington cho biết sẽ tìm kiếm giải pháp phi hạt nhân hóa hoàn toàn Triều Tiên, theo Yonhap.
Tại phiên họp thường niên lần thứ 57 diễn ra tại Manila (Philippines), Ủy ban Bão quốc tế đã thảo luận và chấp thuận đề xuất của các quốc gia về việc loại bỏ tên bão đã gây ảnh hưởng đến cộng đồng là 2 cơn bão Trà Mi và bão Yagi.Cơn bão Trami (bão Trà Mi) do Việt Nam đặt tên, đã gây ảnh hưởng nặng nề đến các địa phương của Philippinnes; cơn bão Yagi (do Nhật Bản đặt tên) đã gây thiệt hại nặng nề đối với các tỉnh phía bắc Việt Nam hồi tháng 9.2024, tên cơn bão này được 3 nước Việt Nam, Trung Quốc và Philippines đề xuất loại bỏ.Ông Hoàng Đức Cường, Phó cục trưởng Tổng cục Khí tượng thủy văn (Bộ TN-MT), cho biết theo thông lệ, các nước thành viên (14 nước trong khu vực chịu ảnh hưởng của bão ở Thái Bình Dương) sẽ cung cấp 10 tên để sử dụng xoay vòng, đặt tên cho các cơn bão.Trong một số trường hợp, các cơn bão được đặt tên gây thiệt hại nặng nề đến các nước thành viên thì họ có thể đề xuất không dùng tên cơn bão đó nữa và đổi sang tên khác. Đây là sự chia sẻ với các nước thành viên trong cộng đồng khi bị ảnh hưởng nặng nề bởi cơn bão gây ra. Trong trường hợp tên bão không bị loại ra khỏi danh sách thì sẽ được đặt lại theo chu kỳ, khi được dùng lại sẽ gợi lại tâm lý đau thương với người dân các nước bị thiệt hại.Tổng cục Khí tượng thủy văn (Bộ TN-MT) cho hay, bão có nhiều cách gọi khác nhau tùy thuộc vào khu vực phát sinh bão. Các cơn bão hình thành trên Đại Tây Dương gọi là "Hurricanes". Trong khi bão hình thành trên Thái Bình Dương gọi là "Typhoon"; bão hình thành trên Ấn Độ Dương gọi là "Tropical Cyclones".Các cơn bão có thể tồn tại trên biển trung bình từ 7 - 8 ngày hoặc lâu hơn. Trên cùng một khu vực, cùng một thời gian có thể có từ 2 - 3 cơn bão tồn tại, thậm chí có thể nhiều hơn. Vì vậy, việc đặt tên cho các cơn bão để tránh nhầm lẫn trong việc đưa ra các thông tin về từng cơn bão.Các cơn bão trên khu vực tây bắc Thái Bình Dương (bao gồm cả Biển Đông của Việt Nam) được đặt tên theo tên phụ nữ chính thức bắt đầu từ năm 1945, đến năm 1979 thì sử dụng cả tên của nam giới.Từ ngày 1.1.2000, các cơn bão ở tây bắc Thái Bình Dương được đặt tên theo danh sách các tên mới rất khác nhau. Các tên mới được bổ sung gồm các tên do 14 nước và vùng lãnh thổ thuộc khu vực châu Á - Thái Bình Dương là thành viên Ủy ban Bão của Tổ chức Khí tượng thế giới đề xuất.Trong đó, mỗi thành viên cung cấp 10 tên, tạo thành danh sách 140 tên bão. Từ đây, rất ít tên bão là tên riêng của người mà phần lớn là tên các loài hoa, các loài chim, các loài cây cỏ, các động vật và thậm chí là tên các món ăn.Cạnh đó, danh sách tên bão không được sắp xếp theo thứ tự các chữ cái mà sắp xếp theo thứ tự chữ cái của tên các nước đề xuất tên. Đặc biệt, sau một vài năm tổng kết, với các cơn bão gây ra thiệt hại nặng nề cho các nước đề xuất tên thì tên các cơn bão đó sẽ được đưa ra khỏi danh sách tên bão và được thay thế bằng một tên mới. Do vậy, danh sách tên bão không cố định và có bổ sung.10 tên cơn bão được Việt Nam đề xuất gồm: Sontinh (Sơn Tinh), Comay (Cỏ May), Bavi (Ba Vì), Lucbinh (Lục Bình), Sonca (Sơn Ca), Trami (Trà Mi), Halong (Hạ Long), Banglang (Bằng Lăng), Songda (Sông Đà), Saola (Sao La). Trong đó, bão Trà Mi đã bị xóa tên và bão Sao La đổi tên thành Sao Biển.
Di sản thế giới thành phố ngầm thời tiền sử độc đáo ở Thổ Nhĩ Kỳ
Sau lệnh ngừng bắn vào ngày 19.1, cảnh sát Hamas xuất hiện, tuần tra đường phố trên dải đất mà phần lớn đã thành bình địa sau cuộc chiến kéo dài 15 tháng.Các tay súng của nhóm vũ trang này bảo vệ đoàn xe cứu trợ và các quan chức Hamas giám sát việc dọn dẹp đống đổ nát. Hình ảnh này đang gửi đi một thông điệp rõ ràng: Hamas đang nắm quyền.Các quan chức, nhà ngoại giao và chuyên gia an ninh cho biết việc nhóm này nắm giữ quyền lực có thể thách thức việc thực hiện lệnh ngừng bắn vĩnh viễn ở Dải Gaza.Ngay sau khi thỏa thuận có hiệu lực, chính quyền do Hamas điều hành ở Gaza đã hành động nhanh chóng. Họ đã thiết lập lại an ninh, bắt đầu khôi phục các dịch vụ cơ bản và đang xây dựng lại cơ sở hạ tầng ở những khu dân cư bị phá hủy tan nát trong chiến dịch tấn công của Israel.Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu chưa bày tỏ tầm nhìn về tương lai sau chiến tranh tại Gaza, nhưng ông nhấn mạnh rằng Hamas không được đóng vai trò gì. Ông Netanyahu tuyên bố rằng cả Chính quyền Palestine - một cơ quan được phương Tây hậu thuẫn, quản lý một phần Bờ Tây - cũng không đáng tin cậy với những người lãnh đạo hiện tại.Trong những tuần gần đây, các cuộc không kích của Israel đã nhắm vào các viên chức cấp thấp ở Gaza, trong một nỗ lực rõ ràng nhằm phá vỡ sự kiểm soát của Hamas đối với chính quyền. Nhưng văn phòng truyền thông của chính quyền Gaza cho biết chính quyền do Hamas điều hành vẫn tiếp tục hoạt động.Giám đốc của cơ quan này cho biết Hamas muốn ngăn chặn tình trạng mất an ninh và đã triển khai khoảng 700 cảnh sát để bảo vệ các đoàn xe cứu trợ.Một nhà phân tích cho biết tình hình này khiến Israel phải lựa chọn… Hoặc là tái diễn giao tranh trong tương lai, hoặc cho phép một thỏa thuận được Hamas chấp thuận, trong đó Chính quyền Palestine nắm quyền kiểm soát.Trong khi các quan chức cấp cao của Hamas bày tỏ sự ủng hộ đối với một chính phủ đoàn kết, thì người đứng đầu Chính quyền Palestine vẫn chưa đồng ý. Cả Chính quyền Palestine và chính phủ Israel đều chưa trả lời yêu cầu bình luận.