Muốn mờ thâm nám thì bạn nên ‘kết thân’ với 5 thành phần này
Dòng chảy cầu thủ Việt kiều đã dịch chuyển về VN trong một thập niên qua, và 2 năm gần đây, khi Liên đoàn Bóng đá VN (VFF) và Công ty CP Bóng đá chuyên nghiệp VN (VPF) "bật đèn xanh" để các đội tại V-League sử dụng cầu thủ Việt kiều, dòng chảy đó lại càng mạnh mẽ. V-League 2 mùa vừa qua luôn có từ 6 - 8 cầu thủ Việt kiều, trong đó có những cái tên đã và đang khẳng định giá trị như Nguyễn Filip, Patrik Lê Giang, Adou Minh hay Jason Quang Vinh… Các đội tuyển trẻ quốc gia cũng đang tích cực tìm cầu thủ Việt kiều. Từng chơi cho các đội tuyển trẻ Hà Lan, Thomas Mai Veeren (tên tiếng Việt là Mai Công Thành) không phải gương mặt mang hai dòng máu đầu tiên khoác áo đội trẻ VN, và chắc chắn cũng không phải cái tên cuối cùng. Ở đợt tập trung sắp tới của U.22 VN, có thể Viktor Lê (CLB Hà Tĩnh), Zan Nguyễn (CLB TP.HCM) hay Andrej Nguyễn An Khánh sẽ lọt vào "mắt xanh" HLV Kim Sang-sik.Các cầu thủ Việt kiều, đặc biệt là tài năng trẻ, giúp các cấp độ đội tuyển VN có thêm lựa chọn. Họ sở hữu thể hình lý tưởng với chiều cao tốt, tư duy chơi bóng hiện đại, cùng nếp sinh hoạt chuyên nghiệp và chuẩn mực. Trong giai đoạn toàn cầu hóa bóng đá, khi những đối thủ từ tầm Đông Nam Á đến đẳng cấp châu Á đều mở rộng cánh cửa với những tài năng nằm ngoài biên giới nước mình (sau đó nhập tịch), U.17 VN nói riêng và bóng đá VN nói chung không thể nằm ngoài xu thế.Tuyển mộ cầu thủ Việt kiều hay cầu thủ nước ngoài nhập tịch cũng được, miễn có định hướng rõ ràng, sử dụng hợp lý để tăng chất lượng đội tuyển. Việc này không làm mất đi chỗ đứng của cầu thủ nội, mà ngược lại, làm tăng sức cạnh tranh, buộc các cầu thủ phải cố gắng hết mình. Sự cởi mở về tư duy với cầu thủ mang dòng máu nước ngoài sẽ giúp bóng đá VN có lối đi mới.Bất chấp mưa rơi, Nam bộ vẫn nắng nóng vượt kỷ lục 44 năm
U.22 Indonesia đang nhắm tới ứng viên chất lượng cho vị trí HLV trưởng tại SEA Games 33. Ông Indra Sjafri nhiều khả năng không còn đảm nhiệm cương vị "thuyền trưởng", mà nhường chỗ cho HLV Gerald Vanenburg, cái tên mới mẻ trong làng huấn luyện ở khu vực Đông Nam Á.Gerard Vanenburg không phải gương mặt xa lạ với người hâm mộ bóng đá Hà Lan. Ở đỉnh cao sự nghiệp, Vanenburg từng khoác áo những đội bóng tiếng tăm như Ajax Amsterdam (chơi 173 trận, ghi 64 bàn) hay PSV Eindhoven (chơi 199 trận, ghi 48 bàn). Ông có 42 trận chơi cho đội tuyển Hà Lan ở giai đoạn 1982 - 1992, ghi 1 bàn.Bên cạnh đó, Vanenburg cũng từng chơi cho FC Utrecht, Cannes, Jubilo Iwata và 1860 Munich. Ông đã thi đấu ở 4 quốc gia (Hà Lan, Đức, Pháp, Nhật Bản), được đánh giá có vốn kinh nghiệm phong phú, từng tiếp xúc với nhiều trường phái bóng đá khác nhau.Gerard Vanenburg giải nghệ năm 2000 và khởi đầu sự nghiệp huấn luyện với cương vị HLV đội trẻ PSV trong 5 năm. Sau đó, cựu tuyển thủ Hà Lan chuyển đến nhiều CLB, đảm nhiệm các cương vị khác nhau như HLV, trợ lý. Ông được tân HLV Patrick Kluivert lựa chọn vào đội ngũ trợ lý ở đội tuyển Indonesia. Rất có thể, Liên đoàn Bóng đá Indonesia (PSSI) nhắm tới ông Vanenburg để đảm bảo sự tiếp nối về mặt lối chơi và cách vận hành từ U.22 đến đội tuyển quốc gia, khi cả hai đội đều được dẫn dắt bởi các HLV người Hà Lan.Thử thách đầu tiên của HLV Vanenburg cùng U.22 Indonesia là vòng loại U.23 châu Á 2026 (khởi tranh vào tháng 9.2025), khi đội trẻ xứ vạn đảo hướng tới mục tiêu góp mặt ở vòng chung kết. Đến tháng 11, U.22 Indonesia sẽ bước vào chiến dịch quan trọng nhất năm, mang tên SEA Games 33. Sức ép cho HLV Vanenburg tại SEA Games 33 sẽ rất lớn. Ông Indra Sjafri từng đưa U.22 Indonesia vô địch SEA Games 32 và về nhì ở SEA Games 30, nhưng chỉ sau thất bại cùng U.20 Indonesia ở vòng chung kết U.20 châu Á 2025, HLV kỳ cựu này đã bị chỉ trích dữ dội.Ông Sjafri đã cân nhắc quyết định từ chức, trong khi CNN Indonesia đưa tin PSSI đang tính toán tương lai HLV này, trong đó để ngỏ khả năng sa thải. Trả lời trên báo chí Indonesia, một số chuyên gia bóng đá cho rằng HLV Sjafri đã không làm tròn nhiệm vụ khi U.20 Indonesia chỉ giành 1 điểm sau 3 trận. Tuy nhiên khó trách cựu HLV U.22 Indonesia khi đội trẻ nước này rơi vào bảng đấu quá khó (với U.20 Iran và U.20 Uzbekistan), do đó khả năng gây bất ngờ của U.20 Indonesia gần như là con số 0. Do đó, nếu không bảo vệ thành công tấm HCV ở SEA Games 33, HLV Vanenburg khó giữ ghế. Dù vậy, chất lượng cầu thủ trẻ Indonesia là vấn đề. Khác với đội tuyển Indonesia với sự nâng cấp từ lực lượng nhập tịch, các tài năng trẻ bản địa của Indonesia lại không thường xuyên được ra sân. Cầu thủ U.22 bản địa duy nhất được tin dùng ở đội tuyển Indonesia là Marselino Ferdinan. Những ngôi sao lớn nhất của U.22 Indonesia như Marselino Ferdinan, Rafael Struick, Ivar Jenner hay Justin Hubner đều đang chơi bóng tại châu Âu. Khả năng U.22 Indonesia gọi được những cầu thủ này về đá SEA Games 33 (không thuộc khuôn khổ FIFA Days) là cực thấp. Tại AFF Cup 2024, HLV Shin Tae-yong chỉ gọi được duy nhất Marselino về đá. Các cầu thủ còn lại đều không được đội bóng chủ quản đồng ý trả về đội tuyển. Thiếu các cầu thủ nhập tịch ở châu Âu, Indonesia đã bị loại cay đắng ở vòng bảng, chỉ giành 4 điểm sau 4 trận.Đó là lời cảnh báo cho U.22 Indonesia ở SEA Games 33. Thiếu các cầu thủ nhập tịch, thầy trò HLV Vanenburg không dễ bảo vệ tấm HCV.
Nữ giảng viên xinh đẹp từng 'gây bão mạng' bây giờ ra sao?
TS Phan Ngọc Sơn là người cực kỳ tâm huyết với thể thao nói chung và bóng đá nói riêng, thường xuyên có mặt ở những giải quốc tế để cổ vũ cũng như học hỏi về quy hoạch cơ sở vật chất, cách thức tổ chức chuyên nghiệp để áp dụng cho bóng đá sinh viên Việt Nam.Đam mê đó của TS Phan Ngọc Sơn đã đi vào hành động thực chất khi Trường ĐH Công nghệ Đồng Nai (DNTU) có 3 lần đại diện sinh viên Việt Nam tham dự Giải bóng đá các trường đại học châu Á (AUFF). Trong lần đầu góp mặt ở giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam - cúp THACO năm 2024, đội bóng DNTU đã thực sự trở thành hiện tượng, chơi rất bản lĩnh và đoạt tấm HCĐ chung cuộc.TS Phan Ngọc Sơn chia sẻ với Báo Thanh Niên: "DNTU đã nuôi đội bóng này hơn 1 năm trời để chuẩn bị cho giải bóng đá TNSV cúp THACO với khẩu hiệu "Các nhà tri thức đá bóng": các em vừa đá bóng vừa hoàn thành nghĩa vụ của mình trên giảng đường. Đồng thời, DNTU cũng mạnh dạn tiên phong mở cơ chế thu hút nhân tài bóng đá.Có nhiều con đường để hướng tới vinh quang, để vươn ra thế giới chứ không chỉ có nghiên cứu khoa học. Khi đi ra ngoài, tôi mới thấy còn rất nhiều thứ chúng ta nên làm và có thể làm được. Thể thao là một trong những hướng đi đó, khi sinh viên Việt Nam đang thiệt thòi nhiều so với bạn bè quốc tế.Tôi nghĩ đi ra thế giới, chúng ta đừng tự ti mà phải tự tin. Kế đến, người lớn hãy tạo điều kiện để các bạn thanh niên, bạn sinh viên tìm kiếm thành công trên con đường của họ. Nếu chúng ta tạo điều kiện, thỏa mãn được các yêu cầu thì Việt Nam hoàn toàn có thể thành công.Một trăn trở lớn là câu chuyện thể lực, sức vóc. Sức lực của chúng ta đang yếu, sinh viên của chúng đang yếu, phần lớn người Việt Nam đang yếu về thể chất. Do vậy chúng ta phải đầu tư hơn nữa vào thể thao để cải thiện nó, không thể đổ thừa cho vấn đề hay tìm lý do mãi được.Tôi rất tâm đắc khi dự khán và theo dõi giải TNSV THACO cup 2025, với quy cách tổ chức gần như là chuyên nghiệp, đánh đúng nhu cầu rất lớn của cộng đồng sinh viên toàn quốc, trong 266 trường ĐH trên cả nước. Từ giải thứ nhất đến giải thứ 2 và bây giờ là mùa thứ 3 tôi thấy hoàn toàn khác hẳn. Tôi nghĩ đây là tín hiệu đúng để Báo Thanh Niên nâng tầm giải lên nữa với giải bóng đá Thanh Niên sinh viên quốc tế 2025 - cúp THACO để cho các em cọ xát. Trong khả năng, nếu cần tôi sẽ làm mọi cách đưa những đội bóng tốt để tham gia cùng với mình, nâng tầm lên và tạo ra hiệu ứng lan tỏa".Ngày 30.1.2020, TS Phan Ngọc Sơn đã được bổ nhiệm vị trí Phó chủ tịch của Liên đoàn Bóng đá các trường đại học châu Á (AUFF) tại Hàn Quốc với hy vọng phát triển phong trào bóng đá cho sinh viên nhà trường và châu lục. Đặc biệt, năm nay DNTU đã thành công giành quyền đăng cai giải bóng đá các trường đại học châu Á bước sang tuổi thứ 10, trong cuộc đua với ứng viên hàng đầu Oman và Philippines. Ông chia sẻ: "Tôi nói với ông chủ tịch AUFF rằng năm 2025 là năm đặc biệt kỷ niệm 50 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước Việt Nam, cũng là kỷ niệm 20 năm ngày thành lập DNTU. Lý do thứ 3, mọi người đã biết Việt Nam máu lửa về bóng đá, sinh viên chúng tôi đang muốn vươn lên tới đỉnh nên hãy nhường cho chúng tôi. Tôi cũng nói với đại diện Oman như thế và họ rất vui vẻ đồng ý để giải tổ chức tại Việt Nam vào tháng 5 tới".Với kinh nghiệm 3 lần tham dự AUFF, TS Phan Ngọc Sơn khẳng định sinh viên Việt Nam sẽ không thua kém ai nếu được đầu tư đúng mức: "Cơ duyên tôi đến với AUFF, là những lần đi ra nước ngoài mới thấy thể lực của các bạn sinh viên quốc tế rất tốt, các trường đều có các đội tuyển bóng đá. Việt Nam có lợi thế duy nhất là số lượng sinh viên đông, rất máu lửa với bóng đá nhưng thể lực và cơ sở vật chất còn yếu.Một động lực rất lớn của tôi, chính là khi cho các em ra ngoài cọ xát, nhìn thấy ánh mắt của các em toát lên nét tự hào lúc chào cờ, tôi tự nhủ tốn bao nhiêu cũng phải làm. Đứng cùng với các quốc gia châu Á như Hàn Quốc, Nhật Bản, Oman, Thái Lan… dù sinh viên Việt Nam có thể vẫn còn thua thiệt hơn về sức vóc, nhưng các em vào sân đều rất quyết tâm khi sánh vai tranh tài với các quốc gia anh em châu Á.Do vậy, tôi quyết định đầu tư căn cơ vào thể thao nói chung và bóng đá nói riêng, tạo sân chơi cho các em để thấy rằng các em sinh viên Việt Nam không thua kém ai hết. Sinh viên Việt Nam đến từ một trường đại học ở Việt Nam thì chúng ta vẫn có quyền để ngang bằng với tất cả các bạn bè từ các trường đại học khác".DNTU: Đầu tư 6 ha làm tổ hợp thể thao hiện đại tại Long ThànhCũng theo TS Phan Ngọc Sơn, Trường DNTU đã quyết định sẽ đầu tư mạnh cho chiến lược xây dựng hệ sinh thái bóng đá và đào tạo chuyên sâu bóng đá. Ông bày tỏ: "Các em sinh viên được nhiều thứ: thỏa đam mê, cải thiện sức lực, vẫn hoàn thành đào tạo và tốt nghiệp đại học. Nếu em nào đam mê tiếp chúng tôi sẽ nâng cấp lên thành chuyên nghiệp. DNTU đang chuẩn hóa sân bãi, đã xây xong 1 sân cỏ nhân tạo 11 người để các bạn sinh viên tập luyện bóng đá như một môn thể thao ngoại khóa hàng ngày trong trường.Hiện tại, DNTU đang thỏa thuận với UBND tỉnh Đồng Nai thuê 20 ha đất ở Long Thành trong 50 năm. Trong đó, DNTU sẽ dành 6 ha để tạo thành quần thể thể thao, với tất cả các sân đạt chuẩn từ bóng đá, bơi lội, điền kinh, quần vợt, cầu lông… trong tổ hợp thể thao (complex) hoàn chỉnh, đồng bộ.Tôi tin rằng các trường nước ngoài làm được thì Việt Nam cũng làm được. Nếu DNTU đầu tư cơ sở vật chất tốt, các doanh nghiệp sẽ tài trợ nhiều vì họ rất cần các sản phẩm của DNTU, sẽ được làm nhiều thứ. Do vậy, chúng tôi xác định phải làm, nên làm và phải đạt chuẩn".
Sự thay đổi nằm ở các chính sách của Xiaomi đối với việc mở khóa bootloader nhằm nâng cao tính bảo mật và bảo vệ người dùng khỏi các hành vi lạm dụng. Đây được xem như là miếng đánh của công ty đối với các mẫu smartphone xách tay có nguồn gốc từ thị trường Trung Quốc và đang bày bán tại nhiều cửa hàng Việt Nam với giá rẻ hơn nhiều so với các phiên bản phân phối chính thức, hoặc bản quốc tế.Vậy quy định mới có ý nghĩa ra sao khiến người mua các mẫu smartphone Xiaomi nội địa phải cảm thấy lo lắng? Để giải đáp câu hỏi này, chúng ta cần hiểu rõ hơn về chính sách mở khóa bootloader của Xiaomi. Về cơ bản, đây là chính sách cho phép người dùng thực hiện các thay đổi đối với phần mềm của thiết bị, chẳng hạn như root (chỉnh sửa thư mục tệp của hệ điều hành).Tính năng này thường được sử dụng bởi các lập trình viên hoặc người dùng có kinh nghiệm nhưng được khai thác để giúp người dùng mua smartphone Xiaomi với giá rẻ hơn nhiều so với mức giá mà họ phải trả cho các nhà phân phối Xiaomi chính hãng. Tuy nhiên, lý do mà Xiaomi đưa ra cho việc siết chặt bootloader nằm ở vấn đề "bảo mật".Với chính sách mới, người dùng giờ đây phải trả lời các câu hỏi về việc đủ điều kiện, đăng ký, liên kết tài khoản với thiết bị. Quan trọng hơn, quá trình thực hiện tất cả các bước này trên cùng một thiết bị. Điều đó giúp ngăn chặn các sửa đổi trái phép một cách hiệu quả hơn.Kết quả là kể từ bây giờ, sau khi nhận được ủy quyền mở khóa, người dùng chỉ có 14 ngày (tương đương 336 giờ) để hoàn tất quy trình liên kết và mở khóa. Nếu không thực hiện trong thời gian này, giấy phép sẽ bị vô hiệu và không thể cấp lại hoặc gia hạn.Hơn nữa, Xiaomi cũng đã đặt ra quy định mới, theo đó mỗi người dùng chỉ được mở khóa một thiết bị trong vòng 12 tháng. Điều này trái ngược với chính sách trước đây khi người dùng có thể mở khóa tối đa ba thiết bị trong cả thị trường Trung Quốc và toàn cầu.Đặc biệt, tất cả thao tác liên quan đến việc mở khóa bootloader phải được thực hiện bởi chủ tài khoản Xiaomi đã được xác minh. Nếu người dùng cố gắng sử dụng tài khoản của mình để mở khóa thiết bị không phải của họ có thể đối mặt với các hậu quả nghiêm trọng, bao gồm đình chỉ tài khoản vĩnh viễn hoặc thậm chí là hành động pháp lý.Với những gì đã xảy ra, có lẽ đã đến lúc mọi người cần tránh xa việc mua các mẫu smartphone nội địa đến từ thương hiệu Xiaomi. Ngay cả khi giá bán của chúng rẻ hơn vài triệu đồng, sự phiền hà sẽ khiến trải nghiệm của người dùng trở nên khó chịu rất nhiều.
Tuyển sinh lớp 10 TP.HCM: Tỷ lệ chọi tăng cao
Trung tâm nghiên cứu biểu diễn nghệ thuật - âm nhạc Đông Nam Á mà nhạc sĩ Thế Hiển và NSƯT Kim Tiểu Long làm cố vấn có trụ sở tại số 234 Thành Công, P.Tân Thành (Q.Tân Phú, TP.HCM) trực thuộc Viện nghiên cứu phát triển bảo tồn văn hóa nghệ thuật Đông Nam Á tại TP.HCM do ông Lê Văn Tiếp làm viện trưởng.