Lương cơ sở tăng từ ngày 1.7, người lao động, công nhân viên chức đóng BHYT thế nào?
Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, rất nhiều đoàn khách quốc tế tìm đến làng rau Trà Quế để du xuân.Làng rau Trà Quế (xã Cẩm Thanh, TP.Hội An, Quảng Nam) yên bình bên dòng sông Cổ Cò, cách phố cổ Hội An 2,5 km về phía đông bắc.Đến với làng du lịch nổi tiếng nhất thế giới này, du khách không chỉ ngắm cảnh, xem người dân trồng rau mà có thể giao lưu với nhà nông để được trải nghiệm về cách chăm sóc, tưới rau, thu hoạch... Khách có thể đạp xe dạo trên những con đường quanh làng rau để được tận hưởng bầu không khí mát mẻ, yên bình...Nhiều năm qua, làng rau Trà Quế trở thành điểm tham quan du lịch nổi tiếng. Tháng 4.2022, Bộ VH-TT-DL công nhận nghề trồng rau Trà Quế là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Cuối năm 2024, Tổ chức Du lịch Liên Hiệp Quốc (UN Tourism) cũng đã công nhận làng rau Trà Quế là làng du lịch tốt nhất thế giới.Những danh xưng này đang mang đến cho làng nghề truyền thống cơ hội nâng cao thương hiệu, phát triển du lịch bền vững.Đây là làng nghề trồng rau truyền thống được hình thành cách đây hơn 400 năm. Theo các bô lão, danh xưng đầu tiên của làng là Nhự Quế (nghĩa là mùi thơm của rau như mùi hương cây quế), sau đổi thành Trà Quế (rau có vị cay giống quế và thơm như hoa trà).Trà Quế có đến hơn 40 loại rau, trong đó nổi bật phải kể đến rau thơm. Vẫn là hành, rau răm, tía tô, húng, rau mùi... như ở nhiều làng quê khác, nhưng rau Trà Quế thơm và có vị đặc trưng không thể lẫn vào đâu được.Ông Nguyễn Lên (65 tuổi), người có thâm niên 46 năm trồng rau ở làng rau Trà Quế, cho biết những năm qua khách du lịch tìm đến Trà Quế tham quan tương đối đông, đặc biệt là trải nghiệm công việc làm nông. Trung bình mỗi ngày ông phụ trách "cầm tay chỉ việc" cho hàng chục du khách quốc tế, từ xới đất, bón phân cho tới tưới rau."Những ngày giáp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, du khách quốc tế tìm đến làng rau Trà Quế rất đông. Đến với làng rau này, hầu hết du khách đều muốn "hóa thân" thành những nông dân thực thụ để trồng, chăm sóc, tưới nước cho cây rau. Từ khi làng rau được công nhận làng du lịch tốt nhất thế giới, du khách đến đây mỗi ngày một đông hơn, thậm chí đứng trưa vẫn có khách đặt tour trải nghiệm làm nông dân", ông Lên nói.Cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ, vườn trải nghiệm trồng rau của ông Lên hiếm khi nào vắng khách.Đang hào hứng gánh nước tưới đều luống rau mới vun trồng, bà Siobhan (du khách Australia) vui vẻ cho hay thông qua kênh thông tin đại chúng, vợ chồng bà biết được làng rau Trà Quế vừa được công nhận là làng du lịch tốt nhất thế giới.Vì vậy, ngay khi sang Việt Nam những ngày giáp tết, địa điểm đầu tiên vợ chồng bà muốn đến tham quan là làng rau Trà Quế."Thật thú vị khi được hóa thân thành nông dân để thực hiện các công đoạn của việc trồng rau. Đây chắc chắn là kỷ niệm không thể nào quên", bà Siobhan chia sẻ.Dưới đây là một số hình ảnh PV Thanh Niên ghi nhận du khách quốc tế du xuân ở làng rau di sản hơn 400 năm tuổi ở TP.Hội An:Thi công không tái lập mặt đường
Ngày 20.2, tại kỳ họp thứ 22 (kỳ họp chuyên đề), HĐND TP.Đà Nẵng khóa X (nhiệm kỳ 2021 - 2026) thông qua nghị quyết thành lập 5 sở: Nội vụ, Tài chính, Xây dựng, KH-CN, Nông nghiệp và Môi trường.Theo đó, Sở Nội vụ được thành lập trên cơ sở hợp nhất Sở Nội vụ và Sở LĐ-TB-XH. Về cơ cấu tổ chức, sau sắp xếp, Sở Nội vụ có 7 phòng, 2 ban và 3 đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở.Thành lập Sở Tài chính trên cơ sở hợp nhất Sở KH-ĐT và Sở Tài chính. Sau sắp xếp, Sở Tài chính có 11 phòng và 2 đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở. Thành lập Sở KH-CN trên cơ sở hợp nhất Sở KH-CN và Sở TT-TT. Sau sắp xếp, Sở KH-CN có 7 phòng và 5 đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở.Thành lập Sở Xây dựng trên cơ sở hợp nhất Sở Xây dựng và Sở GTVT. Sau sắp xếp Sở Xây dựng có 10 phòng và 11 đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở.Thành lập Sở Nông nghiệp và Môi trường trên cơ sở hợp nhất Sở NN-PTNT và Sở TN-MT. Sau sắp xếp, Sở Nông nghiệp và Môi trường có 6 phòng, 5 chi cục và 6 đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở. Tại kỳ họp, các đại biểu đã bỏ phiếu bầu các Ủy viên UBND TP.Đà Nẵng, gồm: ông Nguyễn Hữu Lợi, Giám đốc Sở Nội vụ (nguyên Giám đốc Sở Nội vụ); ông Phạm Nam Sơn, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường (nguyên Giám đốc Sở TN-MT); ông Nguyễn Hà Nam, Giám đốc Sở Xây dựng (nguyên Chánh văn phòng UBND TP); ông Lê Đức Viên, Giám đốc Sở KH-CN (nguyên Giám đốc Sở KH-CN); bà Trần Thị Thanh Tâm, Giám đốc Sở Tài chính (nguyên Giám đốc Sở KH-ĐT).Các đại biểu cũng bỏ phiếu bầu Ủy viên UBND TP.Đà Nẵng đối với ông Lê Tự Gia Thạnh, Chánh văn phòng UBND TP.Đà Nẵng (nguyên Chủ tịch UBND Q.Hải Châu).HĐND TP.Đà Nẵng cũng miễn nhiệm chức danh Ủy viên UBND TP.Đà Nẵng đối với ông Nguyễn Đăng Huy, nguyên Giám đốc Sở GTVT; ông Nguyễn Đăng Hoàng, nguyên Giám đốc Sở LĐ-TB-XH; ông Phùng Phú Phong, nguyên Giám đốc Sở Xây dựng; ông Nguyễn Văn Phụng, nguyên Giám đốc Sở Tài chính; ông Nguyễn Quang Thanh, nguyên Giám đốc Sở TT-TT; ông Bùi Hồng Trung, nguyên Giám đốc Sở GTVT.Tại kỳ họp, các đại biểu HĐND TP.Đà Nẵng cũng bỏ phiếu bầu ông Đoàn Ngọc Hùng Anh giữ chức Phó chủ tịch HĐND TP.Đà Nẵng khóa X (nhiệm kỳ 2021 - 2026). Trước khi hợp nhất Ban Tuyên giáo và Ban Dân vận Thành ủy Đà Nẵng, ông Đoàn Ngọc Hùng Anh đảm nhận vị trí Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy.Ông Đoàn Ngọc Hùng Anh (57 tuổi, quê quán xã Điện Tiến, TX.Điện Bàn, Quảng Nam) từng đảm nhiệm các chức danh: Trưởng ban Dân vận; Chánh văn phòng Đoàn ĐBQH - HĐND - UBND TP.Đà Nẵng; Phó trưởng ban quản lý Khu công nghệ cao và các khu công nghiệp Đà Nẵng; Phó chủ tịch UBND Q.Sơn Trà. Như vậy, đến thời điểm hiện tại, HĐND TP.Đà Nẵng khóa X có các lãnh đạo chủ chốt, gồm: ông Ngô Xuân Thắng, Chủ tịch HĐND TP.Đà Nẵng; ông Trần Phước Sơn, Phó chủ tịch Thường trực HĐND TP.Đà Nẵng và tân Phó chủ tịch HĐND TP.Đà Nẵng Đoàn Ngọc Hùng Anh.
Lao động Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh đăng ký thi năng lực tiếng Hàn đông nhất
Tại TP.HCM, thị trường tiêu thụ ổn định, nguồn cung luôn được đảm bảo khiến thịt heo ít biến động. Giá heo mảnh tại chợ đầu mối dao động 70.000 - 75.000 đồng/kg. Giá thịt heo phổ biến như: thịt ba rọi 107.000 đồng/kg, sườn non từ 140.000 đồng/kg, sườn già 96.000 đồng/kg, nạc vai 95.000 đồng/kg, chân giò rút xương 106.000 đồng/kg, ba rọi rút xương 165.000 đồng/kg…
Nghệ sĩ Tấn Thi là lứa học viên đầu tiên trong khóa đào tạo đặc biệt của Đoàn kịch nói Nam bộ, cùng NSND Kim Xuân, NSƯT Minh Hạnh... Từ khi chuyển sang đóng phim, nam nghệ sĩ được yêu mến bởi hình tượng "ông già Nam bộ". Ông từng góp mặt trong nhiều tác phẩm như Gọi giấc mơ về, Tham vọng, Lục Vân Tiên, Truy tìm dấu vết, Hoa thiên điểu, Tình yêu pha lê…Ở tuổi 76, nghệ sĩ Tấn Thi vẫn miệt mài với công việc nghệ thuật, góp mặt trong nhiều dự án phim. Song nam diễn viên nói ở hiện tại, bản thân phải cân nhắc khi nhận lời tham gia một vai diễn nào đó. Lý giải, sao phim Gọi giấc mơ về thừa nhận: “Tôi đọc kịch bản thấy mình có thể diễn được, sức khỏe có thể đảm bảo thì tôi mới nhận lời. Tôi phải lượng sức xem bản thân có chịu nổi với vai diễn hay không, xem xét đó là vai nặng về tâm lý hay hành động”. Nghệ sĩ Tấn Thi nói ở tuổi này, tất cả các vai diễn đều nằm trong suy nghĩ, dự tính. "Khi phía đoàn phim gửi kịch bản, tôi đọc xong là có thể hình dung được vai diễn của mình thế nào. Bây giờ tôi nhập vai dễ dàng, không có gì khó khăn", ông cho hay. Nam nghệ sĩ bộc bạch bản thân luôn chú trọng sức khỏe khi đã U.80. Do đó, những ngày không đến phim trường, ông dành thời gian luyện tập thể dục thể thao để hơi thở và huyết áp ổn định. Diễn viên 4X trải lòng: “Gần 80 tuổi rồi nên tôi không tập quá nặng, nhưng phải duy trì những động tác nhẹ nhàng, giúp xương khớp dẻo dai”. Sau mấy chục năm làm nghề, Tấn Thi nói ông tạm ổn về mặt kinh tế. Hiện tại, nam nghệ sĩ có cuộc sống bình yên bên người bạn đời, không quá nhiều chi phí để lo. Trong cuộc trò chuyện, diễn viên phim Hoa thiên điểu tự hào khi nhắc về người con trai ngoài 30 tuổi, hiện đang làm đạo diễn. Ông cũng nói thêm về bản thân mình: “Mình cứ nương theo mức cát sê để sống cho đủ. Tôi không giàu nhưng cũng không đói, miễn sao cuộc sống mình vui vẻ là được”. Sau những vai diễn, nghệ sĩ Tấn Thi có cuộc sống giản dị, bình yên. Ông kể nếu không đi diễn, sáng thức dậy sẽ dành thời gian cho mèo ăn, sau đó nhâm nhi cà phê rồi ra vườn tưới cây, quét lá. Diễn viên 76 tuổi bật mí thêm: “Nhà tôi trồng nhiều cây ăn trái nên mỗi ngày tôi đều ra chăm sóc. Thỉnh thoảng tôi xem tin tức, nghe nhạc để thư giãn”. Khi được hỏi về những trăn trở, mong cầu cho bản thân, “ông già Nam bộ” trải lòng: “Tuổi này đâu còn mong mỏi gì. Tôi chỉ hy vọng cát sê thoải mái hơn để diễn viên an tâm khi làm nghề”.
Mâm cúng Thần Tài đầy đủ lễ vật, đẹp mắt: Dân mạng thi nhau chia sẻ
Khi nhìn những chùm cà chua xum xuê nhiều màu sắc, những loại rau xanh tốt hay các loại hoa đua nhau khoe sắc trên sân thượng nhà chị Tú khiến ai cũng không khỏi trầm trồ. Chị Tú kể bắt đầu trồng cây trên sân thượng từ năm 2021, khi nhà vừa mới xây xong là chị đã có ý định trồng rau, quả sạch cho cả nhà sử dụng. Khu vườn của người mẹ trẻ luôn tươi tốt quanh năm, mùa nào thức nấy. “Vào mùa đông thì mình trồng cà chua và rau ăn lá theo mùa như: xà lách, súp lơ, cải kale và các loại cải khác. Vào mùa hè thì vườn có các loại dưa, mướp đắng, mướp ngọt, đậu bắp, đậu đũa… Mình trồng luân phiên quanh năm”, chị Tú nói.Nhờ đôi tay khéo léo của chị mà khoảng sân thượng 80 m2 lúc nào cũng tràn ngập màu sắc và đầy sức sống. Chị Tú cho biết thời gian đầu làm vườn chỉ dám trồng những loại rau đơn giản, dễ chăm sóc như: cải ngọt, rau đay, mồng tơi, rau dền. Dần dần sau khi đã có kinh nghiệm, chị chuyển sang trồng những loại cây khó hơn như: dưa, cà chua và các loại rau của nước ngoài. “Mình tham gia vào các hội nhóm trồng cây trên mạng xã hội để học hỏi kinh nghiệm của mọi người rồi áp dụng theo”, chị Tú cho hay.Vì có niềm yêu thích với việc trồng cây nên khu vườn trên sân thượng là do một tay chị Tú chăm sóc. “Mình tranh thủ mọi thời gian rảnh để trồng và chăm sóc khu vườn. Làm vì sở thích nên thấy rất vui”, người mẹ trẻ chia sẻ.Không chỉ có rau, quả mà khu vườn sân thượng của chị Tú còn có rất nhiều loại hoa. Nào là hoa hồng, hướng dương, bách nhật, thược dược, cúc, hoa bất tử…Để có được khu vườn như hiện tại, thời gian đầu chị Tú đã bỏ ra chi phí khoảng 10 triệu đồng để làm giàn và khung kê chậu. Vì muốn tiết kiệm chi phí mua chậu, người mẹ trẻ tận dụng các thùng xốp để trồng cây. Vì khu vườn nằm ở trên sân thượng nên chị Tú cho biết khó khăn, vất vả nhất là lúc trộn đất và sau khi thu hoạch xong phải dọn dẹp thân cây mang vác xuống dưới nhà. Nhưng bù lại, hầu như quanh năm nhà chị Tú rất ít khi phải mua rau, quả bên ngoài, cả nhà có nguồn thực phẩm sạch ngay tại vườn.“Ngoài ra, khu vườn còn góp phần điều hòa không khí, đem lại bóng mát vào mùa hè, là nơi thư giãn thoải mái của cả nhà khi được ngắm rau xanh, trái ngọt”, chị Tú vui vẻ chia sẻ.Với kinh nghiệm trồng cây của mình, chị cho biết muốn cây tươi tốt thì cần đảm bảo đủ các yếu tố như nước, ánh sáng, phân bón và đất đủ dinh dưỡng. “Quan trọng nhất là cải tạo đất ban đầu, phải đảm bảo đất không có nấm bệnh, tơi xốp, đủ dinh dưỡng thì cây mới có lực để phát triển nhanh và đẹp. Sau đó là đến phân bón. Mình bón phân hữu cơ định kỳ cho rau mỗi tuần 1 lần”, chị Tú chia sẻ.Sau khi chia sẻ những hình ảnh về khu vườn trên sân thượng của mình trong các hội nhóm trồng cây, chị Tú nhận về nhiều lời khen ngợi và những bình luận “xin vía” trồng cây mát tay. “Mình thấy rất vui và sẽ có thêm động lực để tạo ra khu vườn ngày càng đẹp hơn”, chị nói.Sắp tới chị Tú dự định sẽ trồng thêm các loại rau quả như: dưa lưới, dưa leo, dưa bở sáp, các loại mướp cùng rau ăn lá dành cho mùa hè.