Tỉ phú Bill Gates trở lại du lịch Việt Nam sau gần 2 thập kỷ
Lá thăm ngẫu nhiên đã đưa đội chủ nhà Trường ĐH Tôn Đức Thắng nằm chung bảng A với 2 đội bóng láng giềng sát vách Việt Nam là Trường ĐH Life (Campuchia) và Trường ĐH Lào.Trong khi đó, bảng B sẽ quy tụ nhà đương kim vô địch Việt Nam, Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa và 2 đại diện quốc tế còn lại là Trường ĐH Công nghệ Nanyang (Singapore) và Trường ĐH Malaysia.Ở trận khai mạc diễn ra lúc 16 giờ ngày 22.3, đội chủ nhà Trường ĐH Tôn Đức Thắng sẽ đối đầu Trường ĐH Life – hiện đang là nhà đương kim vô địch sinh viên Campuchia năm 2024.Trận đấu tiếp theo trong cùng ngày, bảng B sẽ mở màn với cuộc tranh tài giữa 2 đội khách mời là Trường ĐH Malaysia và Trường ĐH Công nghệ Nanyang (cũng là đội vô địch bóng đá sinh viên Singapore) lúc 18 giờ ngày 22.3 trên sân trường ĐH Tôn Đức Thắng.Kết quả bốc thăm và sắp lịch thi đấu (đại diện các đội bóng luân phiên thay nhau tiến hành bốc thăm tại khách sạn Kim Đô sáng 20.3) đã giúp các đội bóng và người hâm mộ quan tâm có thể "giải mã" phần nào sức mạnh của 3 trong 4 đội khách mời quốc tế.Trên góc độ khác, điều này sẽ đem đến lợi thế cho đội Trường ĐH Lào, quy tụ lực lượng của 4 trường ĐH lớn của Lào, sẽ có thể "xem giò cẳng" các đối thủ trước khi bước vào trận đầu tiên gặp Trường ĐH Life lúc 15 giờ 30 ngày 24.3.Cũng trong ngày 24.3, Trường ĐH Công nghệ Nanyang (Singapore) sẽ thi đấu trận cuối cùng của mình ở vòng bảng lúc 17 giờ 45 gặp đội Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa.Ở lượt trận cuối cùng của vòng bảng ngày 26.3, Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa sẽ đối đầu với Trường ĐH Malaysia lúc 15 giờ 30 để quyết định 2 suất đại diện bảng B vào bán kết.Còn trong trận đấu còn lại, đội chủ nhà Trường ĐH Tôn Đức Thắng sẽ thi đấu với đội Trường ĐH Lào lúc 17 giờ 45. Việc đá trận cuối cùng cũng sẽ là lợi thế rất lớn cho đội bóng đến từ xứ sở triệu voi trong mục tiêu đoạt vé vào vòng trong.‘Lỡ hẹn với ngày xanh’ tập 26: Duyên bị đồng nghiệp nữ tố không có năng lực
Ngày 1.1, diễn ra kỳ họp thứ nhất HĐND H.Long Đất (Bà Rịa - Vũng Tàu) khóa I, nhiệm kỳ 2021 - 2026, bầu các chức danh chủ chốt của HĐND, UBND, Hội thẩm TAND huyện, nhiệm kỳ 2021 - 2026.Tại kỳ họp đã tiến hành bầu bà Lê Thị Ngọc Hạnh, Ủy viên Ban Thường vụ Huyện ủy, Chủ tịch HĐND, Trưởng ban Tuyên giáo Huyện ủy Long Điền giữ chức Chủ tịch HĐND H.Long Đất, khóa I, nhiệm kỳ 2021 - 2026.Ông Nguyễn Minh Phong, Ủy viên Ban Thường vụ Huyện ủy Long Đất, đại biểu HĐND H.Long Đất được bầu giữ chức Phó chủ tịch HĐND H.Long Đất, khóa I, nhiệm kỳ 2021 - 2026.Kỳ họp cũng tiến hành bầu bà Đỗ Thị Hồng, Phó bí thư Huyện ủy Long Đất giữ chức Chủ tịch UBND H.Long Đất, khóa I, nhiệm kỳ 2021 - 2026. Trước khi sáp nhập H.Long Điền và H.Đất Đỏ thành H.Long Đất, bà Hồng là Chủ tịch UBND H.Đất Đỏ.Ông Trần Kim Phúc, Ủy viên Ban Thường vụ Huyện ủy Long Đất; ông Hồng Như Vàng, Ủy viên Ban Thường vụ Huyện ủy Long Đất; ông Võ Minh Tuấn, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ H.Long Đất; ông Lê Hữu Hiền, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ H.Long Đất được bầu giữ chức Phó chủ tịch UBND H.Long Đất, nhiệm kỳ 2021 - 2026.Kỳ họp cũng bầu 14 Ủy viên UBND H.Long Đất, khóa I, nhiệm kỳ 2021 - 2026; bầu 38 Hội thẩm TAND H.Long Đất, khóa I, nhiệm kỳ 2021 - 2026. Kỳ họp đã biểu quyết thông qua các nghị quyết xác nhận kết quả bầu; nghị quyết thành lập các cơ quan chuyên môn thuộc UBND H.Long Đất (12 cơ quan).
Vận hội mang tên hoa cẩm chướng
Theo báo cáo của Tổng cục Hậu cần - Kỹ thuật (Bộ Quốc phòng), năm 2024, Quân đội triển khai thực hiện điều chỉnh tổ chức lực lượng theo nghị quyết của Bộ Chính trị và Quân ủy T.Ư. Ngày 24.1, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã ký quyết định số 366 về việc sáp nhập Tổng cục Hậu cần, Tổng cục Kỹ thuật và tổ chức lại thành Tổng cục Hậu cần - Kỹ thuật.Tổng cục Hậu cần - Kỹ thuật là cơ quan tham mưu chiến lược, giúp Quân ủy T.Ư, Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ quốc phòng lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý nhà nước về công tác hậu cần, kỹ thuật trong Quân đội nhân dân Việt Nam và dân quân tự vệ; chỉ đạo ngành hậu cần, kỹ thuật toàn quân thực hiện các nội dung công tác hậu cần, kỹ thuật theo điều lệ công tác hậu cần Quân đội nhân dân Việt Nam.Sau sáp nhập, Tổng cục Hậu cần - Kỹ thuật có 32 đầu mối trực thuộc (3 cơ quan, 7 cục chuyên ngành, 5 nhà trường, 3 bệnh viện, 12 nhà máy, xí nghiệp, công ty, tổng công ty, 2 viện nghiên cứu, thiết kế).Trong đó, 82 đơn vị cơ sở đóng quân trên 31 tỉnh, thành trong cả nước; có nhiều đơn vị đóng quân ở các địa bàn vùng sâu, vùng xa, điều kiện kinh tế - xã hội còn gặp nhiều khó khăn, môi trường làm việc có tính đặc thù, nguy hiểm, nặng nhọc, độc hại, nhất là các đơn vị quân khí, xăng dầu.Phát biểu tại buổi gặp mặt báo chí đầu năm 2025 sáng 25.2, trung tướng Đỗ Văn Thiện, Chính ủy Tổng cục Hậu cần - Kỹ thuật, cho biết việc sáp nhập 2 tổng cục thành Tổng cục Hậu cần - Kỹ thuật là một chủ trương lớn thể hiện tư duy mới, tầm nhìn mới của Bộ Chính trị, Quân ủy T.Ư, Bộ Quốc phòng về điều chỉnh tổ chức ngành hậu cần, kỹ thuật trong suốt 80 năm chiến đấu, trưởng thành của quân đội, đáp ứng yêu cầu bảo vệ Tổ quốc trong kỷ nguyên mới."Tổ chức biên chế của tổng cục sẽ được tinh gọn hơn sau sáp nhập; chức năng, nhiệm vụ có sự phát triển mới, đặt ra yêu cầu cao hơn để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ được giao trong tình hình mới", trung tướng Đỗ Văn Thiện nói.Theo trung tướng Thiện, thời gian tới, Tổng cục Hậu cần - Kỹ thuật sẽ tập trung thực hiện nghị quyết lãnh đạo của Quân ủy T.Ư về công tác hậu cần, kỹ thuật, bảo đảm phục vụ cho huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, diễn tập, nhiệm vụ thường xuyên và nhiệm vụ đột xuất khác. Đặc biệt là bảo đảm tốt cho các sự kiện chính trị quan trọng năm 2025 như: kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước; 80 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2.9.
Những ngày qua, đỉnh Bàn Cờ (bán đảo Sơn Trà, TP.Đà Nẵng) thu hút đông đảo người dân và du khách đến tham quan, check-in sau chuyến thăm của tỉ phú Bill Gates. Nhiều người tò mò không biết đứng trên đỉnh Bàn Cờ có gì đặc biệt mà khiến vị tỉ phú dừng chân khá lâu.
Vì sao sau khi xem phim 'Mai', các cô gái ngại yêu ‘mama boy’?
Chiếc vạc hiện đang được bảo quản tại trụ sở UBND xã Châu Thuận (H.Quỳ Châu, Nghệ An). Vạc được đúc bằng đồng đỏ, chu vi miệng vạc 2,4 m, cao 45 cm, nặng khoảng 30 kg. Ông Vi Ngọc Duyên (65 tuổi), nguyên Chủ tịch UBND xã Châu Thuận, cho biết chiếc vạc này được đúc vào khoảng thế kỷ 15. Ông Vi Ngọc Duyên cho hay, câu chuyện về chiếc vạc được truyền miệng từ nhiều đời, gắn với lịch sử của vùng đất này. Câu chuyện có nhiều chi tiết xác thực nên ông đã chép lại để dễ lưu truyền. Châu Thuận từng được gọi là Mường Chai và do một phụ nữ tên là bà Chai cai quản. Khi bà Chai già yếu, giặc cướp đến phá phách, quấy nhiễu dân bản nên bà đã cho người đi mời Tạo Noong ở vùng Châu Bình (H.Quỳ Châu) về đuổi giặc. Tạo Noong về, đuổi được giặc cướp, Mường Chai an vui trở lại. Từ đó, dân ở nhiều nơi kéo về đây sinh sống, tạo nên vùng đất trù phú. Nhưng, ỉ mình có công, Tạo Noong trở nên hung bạo, tự đặt ra nhiều luật lệ trái với đạo lý khiến dân mường oán thán như: hàng ngày bắt cúng của ngon vật lạ cho Tạo, con gái trong mường trước khi về nhà chồng phải đến ngủ với Tạo 3 đêm, con gái mường khác về làm dâu đất Mường Chai cũng vậy. Bà Chai muốn trừ Tạo Noong nhưng Tạo Noong quá giỏi võ, sức khỏe lại phi thường nên không biết làm cách nào. Bà phái người thân tín qua đất Thanh Hoá tìm người giỏi, mời về để chế ngự Tạo Noong. Người Mường Chai đã tìm và mời được Cầm Bá Hiệu (còn gọi là Tạo Nọi) ở H.Thường Xuân, Thanh Hoá về. Bà Chai biết Tạo Nọi rất giỏi võ nên sai dân mường làm lễ tế trời để đón Tạo Nọi và nhân cơ hội này giả vờ làm lễ kết huynh đệ giữa Tạo Noong và Tạo Nọi để trừ khử Tạo Noong. Để nấu nguyên con trâu làm vật tế lễ thần linh cần một chiếc vạc lớn. Người dân Mường Chai lúc đó không có vạc. Tạo Nọi đã cho người về quê ở Thanh Hóa mang theo chiếc vạc của dòng họ đến Mường Chai. Sau khi làm thịt trâu tế lễ thần linh, Tạo Noong bị Tạo Nọi và trai tráng vây đánh chết. Chiếc vạc đồng này từ đó trở thành vật thiêng gắn với đời sống của người Mường Chai. Chiếc vạc này chỉ được đưa ra dùng mỗi khi Mường Chai có việc tế lễ và được bảo quản ở nhà cộng đồng vì ai mang về cất giữ thì gia đình đó đều bất ổn. Ông Duyên cũng cho biết, chiếc vạc này đã bị nhiều lần mất trộm, nhưng sau đó kẻ trộm đều phải mang trả. Lần mất trộm gần nhất cách đây hơn 20 năm, chiếc vạc này được cất giữ tại trường mầm non của xã thì bị mất. Không lâu sau đó, một người dân ở H.Diễn Châu, Nghệ An (cách xã Châu Thuận khoảng 120 km) mang vạc đến trả và tự nhận là người đã lấy trộm chiếc vạc. "Anh ta kể sau khi đưa vạc về nhà thì đêm khuya cứ nghe tiếng khóc than rất thê lương phát ra từ chiếc vạc. Mấy đêm liền như thế, anh ta sợ quá, phải mang vạc đến trả và thú nhận mình là kẻ trộm. Câu chuyện này tôi được chứng kiến", ông Duyên kể. Sau nhiều năm gửi tại Trường mầm non Châu Thuận, năm 1994, chiếc vạc được đưa về bảo quản tại trụ sở UBND xã Châu Thuận. Người dân Mường Chai hàng năm tổ chức lễ tế Thần Trời vào ngày 23 tháng Chạp (ngày ông Táo về trời) và ngày mừng lúa mới vào tháng 9. "Chiếc vạc chỉ được sử dụng để nấu thịt trâu tế lễ, ngoài ra không dùng bất cứ vaog việc gì khác vì đã từng có người mang sử dụng việc riêng liền xảy ra chuyện không lành", ông Duyên nói. Ông Duyên kể: Có lần, ông Vi Quý An, nguyên Bí thư Đảng ủy xã Châu Thuận mang vạc ra hứng nước mưa. Đang hứng bất ngờ một phần mái nhà sập xuống làm gãy mất 1 quai vạc. Từ đó, không ai dám mang vạc sử dụng việc gì khác. Bà Lữ Thị Mai, Chủ tịch UBND xã Châu Thuận, cho biết chiếc vạc này đã gắn bó với lịch sử của vùng đất này nên nó trở nên rất thiêng liêng. Không chỉ là một cổ vật, chiếc vạc được xem như là linh hồn của vùng đất này. Chuyện chiếc vạc đồng ở vùng đất Châu Thuận, nơi có di chỉ khảo cổ học nổi tiếng hang Thẳm Ồm khiến cho nó trở nên kỳ bí hơn. Thẳm Ồm là nơi đầu tiên ở nước ta phát hiện được di cốt răng hóa thạch của người vượn, kèm theo công cụ lao động. Hang đã được 2 nhà địa chất và khảo cổ người Pháp E.Saurin và M.Colani khảo sát từ những năm 1930 và khai quật năm 1975.