Khu vực gia tăng vị thế
Sáng 7.1, nhiều người dùng tại Việt Nam cho biết ứng dụng Messenger (do Meta phát hành) bị trục trặc khiến họ gián đoạn liên lạc. Một số cho biết tình trạng này bắt đầu từ ngày hôm trước và chỉ xảy ra với phiên bản web. Nếu sử dụng ứng dụng trên máy tính hoặc thiết bị di động sẽ không gặp vấn đề bất thường.Anh Trần Tú (Hà Nội) cho biết sáng 7,1, khi truy cập vào Facebook và xem phần tin nhắn Messenger trên máy tính thì gần như toàn bộ nội dung chat hiển thị từ nhiều ngày trước đó, chỉ duy nhất cuộc trò chuyện "không hiểu sao vẫn được cập nhật như bình thường", anh Tú nói. Messenger bản web của anh bị thiếu rất nhiều cuộc trò chuyện trong sáng cùng ngày, tuy nhiên ở ứng dụng trên điện thoại, phần mềm nhắn tin này vẫn hiển thị đầy đủ các cuộc trao đổi cũ lẫn mới, sắp xếp theo đúng trình tự và nhận thông báo tin mới.Trần Vân (Hà Nội) cũng cho biết chị không thể tải được các tin nhắn mới của khách hàng trên trình duyệt của máy tính. Thậm chí khi bấm thử vào một số tin trao đổi trước đó, màn hình chỉ hiển thị một ô trống trơn không có nội dung, thể hiện như đang tải dữ liệu về nhưng mãi không có biến chuyển. "Tôi đã đăng bài thông báo trên trang cá nhân về tình trạng này để bạn bè cũng như khách hàng biết, tránh bị trách oan và để mọi người chủ động phương thức liên lạc khác với mình khi cần", Vân cho biết thêm.Trên trang DownDetector, người dùng Việt Nam lẫn quốc tế đều đang phản ánh sự cố liên quan đến Messenger. Theo dữ liệu ghi lại từ hệ thống, vấn đề có vẻ bắt đầu từ rạng sáng 7.1 (theo giờ Việt Nam) và kéo dài tới hiện tại vẫn chưa được khắc phục.Thời gian gần đây, cả Facebook lẫn Messenger thường xuyên gặp lỗi bất ổn định trong quá trình hoạt động. Lỗi đa phần không thể truy cập, hư hại một phần tính năng như hiển thị nội dung, bất thường trong phân phối thông tin trang chủ, không gửi được hình ảnh, tin nhắn... Trong đa phần sự cố, Meta (công ty mẹ của Facebook, Messenger, Instagram...) thường giữ im lặng, không chủ động đưa ra thông tin, cũng không phản hồi các nội dung được phản ánh từ người dùng lẫn truyền thông.Cuộc sống của Phương Thảo - Ngọc Lễ sau gần 20 năm định cư ở Mỹ
Nạn nhân là ông H.V.C (57 tuổi) ngụ KP.10, TT.Phước Dân, H.Ninh Phước, Ninh Thuận.Đại diện UBND TT.Phước Dân, cho biết khoảng 14 giờ cùng ngày, người dân phát hiện ông H.V.C nằm bất tỉnh bên lề đường, trên tay đang nắm sợi dây cáp viễn thông. Qua kiểm tra, phát hiện ông H.V.C đã tử vong, người dân liền báo cơ quan chức năng.Theo người dân địa phương, ông H.V.C là người khuyết tật, có hoàn cảnh rất khó khăn. Như thường ngày, ông C. đi chăn cừu ở bãi đất trống gần trụ sở KP.10 thì xảy ra sự việc đau lòng.Cơ quan chức năng tỉnh Ninh Thuận đang điều tra làm rõ nguyên nhân vụ việc.
Doanh nghiệp xin lùi thời gian trả cổ tức do khó khăn
"Tôi muốn nhân cơ hội này để giải thích về bàn thắng gây tranh cãi đêm qua, với tư cách là một cầu thủ chuyên nghiệp, tôi không bao giờ có ý định chơi bóng một cách không công bằng và phi thể thao", Supachok Sarachat viết.Anh phân trần: "Vào thời điểm đó, chúng tôi đang nỗ lực tổ chức tấn công. Tôi bị đối phương phạm lỗi và trọng tài đã thổi phạt cho chúng tôi ở khu vực gần giữa sân. Tôi nghĩ rằng đó là hành vi phạm lỗi nghiêm trọng, đối thủ nên bị phạt thẻ vàng. Do đó, tôi đã có phản ứng và đòi hỏi trọng tài cần kiểm tra lại tình huống trên VAR. Tôi không biết rằng trong quá trình thẩm vấn đó của trọng tài, bên nào đã đá quả bóng ra khỏi sân để điều trị chấn thương cho cầu thủ Việt Nam. Tôi cảm thấy tức giận trước quyết định của trọng tài, và bầu không khí đầy cảm xúc của người hâm mộ trên sân. Sau khi trận đấu được tiếp tục, quả bóng được đồng đội chuyền cho tôi. Khi đó, tôi chỉ theo bản năng sút bóng vào lưới và ghi bàn. Sau đó, đột nhiên tất cả các cầu thủ Việt Nam chạy đến phàn nàn với tôi. Tôi đã cố gắng giải thích với mọi người rằng, tôi không biết tình huống nào đã xảy ra trong lúc tôi tức giận với quyết định của trọng tài.Là một cầu thủ chuyên nghiệp, trong suốt sự nghiệp của mình, tôi chưa bao giờ nghĩ đến việc phạm phải hành vi phi thể thao và điều này chỉ xảy ra là do sự hiểu lầm của tôi. Cuối cùng, tôi muốn chúc mừng đội tuyển Việt Nam vì chiến thắng tối qua, và mong được đối đầu với các bạn một lần nữa".Supachok Sarachat, 26 tuổi, là một tiền vệ đầy tài năng của bóng đá Thái Lan. Anh hiện khoác áo CLB Consadole Sapporo ở Nhật Bản, nhưng mùa 2024 đã rớt từ hạng J League 1 xuống hạng J League 2. Supachok Sarachat đã có 3 mùa giải chơi bóng ở hạng cao nhất tại Nhật Bản, anh được định giá chuyển nhượng mức phí 828.000 USD (hơn 21 tỉ đồng), theo trang Transfermarkt.
Tờ New York Post ngày 26.1 dẫn lời Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết ông đang cân nhắc khả năng tái gia nhập Tổ chức Y tế thế giới (WHO), chỉ vài ngày sau khi ký sắc lệnh hành pháp rút Mỹ khỏi tổ chức quốc tế này."Có lẽ chúng ta sẽ cân nhắc làm lại, tôi không biết, họ phải dọn dẹp một chút", vị tổng thống phát biểu tại một sự kiện ở Circa Resort & Casino ở Las Vegas (bang Nevada) hôm 25.1.Ông Trump đã đưa ra ý tưởng trên trong khi than thở về việc Mỹ chi trả nhiều hơn mức cần thiết cho nhóm 194 quốc gia này. Ông so sánh số tiền 500 triệu USD mà Mỹ đã đóng góp với khoản đóng góp 39 triệu USD của Trung Quốc, quốc gia có đến 1,4 tỉ dân.Từ lâu, ông đã chỉ trích tổ chức này vì điều mà ông gọi là "thất bại trong việc áp dụng các cải cách cấp thiết" và mô tả đóng góp tài chính của Mỹ là "gánh nặng".Vào năm cuối cùng của nhiệm kỳ đầu tiên, ông bắt đầu thực hiện các bước để rút Mỹ khỏi WHO. Tuy nhiên, sau khi ông Trump thất cử, cựu Tổng thống Biden đã chặn nỗ lực này ngay trong ngày đầu nhậm chức.Ngay sau khi nhậm chức nhiệm kỳ 2, ông Trump lập tức ký sắc lệnh hành pháp chỉ đạo Mỹ rút khỏi WHO. Phát biểu tại Nhà Trắng vài giờ sau lễ nhậm chức, ông Trump cho biết Mỹ đã chi cho cơ quan này của Liên Hiệp Quốc nhiều hơn so với Trung Quốc và nói thêm rằng "Tổ chức Y tế thế giới đã bòn rút nước Mỹ".Mỹ là nhà tài trợ lớn nhất cho WHO, tổ chức có trụ sở tại Geneva (Thụy Sĩ), cung cấp hỗ trợ tài chính đáng kể và đóng vai trò quan trọng đối với hoạt động của WHO.Trong sắc lệnh, ông Trump chỉ đạo các cơ quan "tạm dừng chuyển bất kỳ khoản tiền, hỗ trợ hoặc nguồn lực nào của chính phủ Mỹ cho WHO" và "xác định các đối tác đáng tin cậy và minh bạch của Mỹ và quốc tế để đảm nhận các hoạt động cần thiết mà WHO đã thực hiện trước đây".
Hóa đơn điện tử xăng dầu trước giờ G: Còn bao nhiêu cây xăng chưa kết nối?
Năm 2024, Ukraine thực hiện chiến lược lớn nhằm giải quyết thách thức thiếu hụt binh sĩ bằng cách thành lập các lữ đoàn mới thay vì tăng cường các lữ đoàn sẵn có. Tuy nhiên, giới chuyên gia đánh giá chiến lược không mang lại hiệu quả và đã bị phá sản, theo trang Business Insider ngày 6.1.Nhà nghiên cứu cấp cao Michael Kofman thuộc chương trình Nga và Á-Âu tại viện nghiên cứu chính sách mang tên Quỹ Carnegie vì hòa bình quốc tế (Mỹ) cho rằng chiến lược trên của Ukraine là "một trong những quyết định quản lý lực lượng khó hiểu nhất từng được triển khai"."Việc mở rộng lực lượng bằng cách lập các lữ đoàn mới, trong khi cực kỳ cần thêm binh sĩ để bù đắp những mất mát trong các đội hình giàu kinh nghiệm đã triển khai trên tiền tuyến, rõ ràng đã phải có những đánh đổi", ông Kofman viết trên mạng xã hội.Ông Kofman nhận định rằng vì thiếu kinh nghiệm, các đơn vị mới nhìn chung chiến đấu không hiệu quả cả trong vai trò tấn công lẫn phòng thủ. Và theo ông, đó là điều đã xảy ra trong năm 2023. Hậu quả là chiến lược bị sụp đổ phần nào khi cấp chỉ huy cuối cùng lại tách các tiểu đoàn từ những lữ đoàn mới để bổ sung cho các đơn vị cũ.Hồi tháng 5.2024, giới lãnh đạo Ukraine công bố ý định lập 10 lữ đoàn, mỗi đơn vị gồm hàng ngàn binh sĩ, với hy vọng đạt được khả năng luân phiên chiến đấu trên tiền tuyến. Giải thích cho ý định này, một phát ngôn viên quân đội Ukraine hồi tháng 11.2024 nói rằng không còn lựa chọn nào khác để đối phó với đối phương áp đảo hơn, trên một chiến tuyến dài 1.300 km.Một số lữ đoàn mới được huấn luyện tại phương Tây, trong đó có lữ đoàn cơ giới 155. Tuy nhiên, màn ra mắt của lữ đoàn 155 vào cuối năm 2024 đã gây ra cuộc khủng hoảng khi xuất hiện thông tin cho thấy tỷ lệ đào ngũ cao. Hơn nữa, đơn vị này còn thường bị rút bớt quân để bổ sung cho các lữ đoàn khác. Hậu quả là lữ đoàn 155 phải vá víu đội hình, một số binh sĩ chuyên về điều khiển thiết bị gây nhiễu máy bay không người lái (UAV) bị chuyển sang vai trò bộ binh.Trung tá Bohdan Krotevych, tham mưu trưởng Lữ đoàn Azov, bình luận: "Có lẽ thật ngu ngốc khi lập các lữ đoàn mới và trang bị công nghệ mới cho họ trong khi các đơn vị cũ lại thiếu nhân lực".Ông Kofman nói rằng vấn đề của Lữ đoàn 155 là vụ việc nghiêm trọng nhất trong công tác quản lý lực lượng của Ukraine. Việc chia nhỏ các đơn vị mới đã dẫn đến sự rời rạc trong nỗ lực phòng thủ."Những đổi mới công nghệ, áp dụng chiến thuật và tích hợp tốt hơn là không đủ để bù đắp cho thất bại của việc xử lý các vấn đề nền tảng... Quân đội Ukraine cần giải quyết các vấn đề nhân lực, huấn luyện và quản lý lực lượng để duy trì cuộc chiến", ông Kofman nhận xét.