Nửa đêm nghe xuân về
"Để ngắm các loại san hô đẹp thì bạn gần như phải ra xa bờ và di chuyển bằng ca nô và tàu lặn nên việc say sóng là điều không tránh khỏi", ông Bảo nói thêm. Ông còn lưu ý, để ngắm san hô an toàn thì biết bơi là điều cần thiết. Cần sử dụng thiết bị hỗ trợ hô hấp khi lặn ở mực nước biển sâu. Tuyệt đối không đụng chạm vào bất kỳ san hô hay con vật nào dưới nước.Thi đánh giá năng lực đợt 1: Lưu ý quan trọng trước khi vào phòng thi
So với các loại hoa khác tại Chợ Lách (Bến Tre) thì bông giấy là cây đặc biệt, có sức chịu mặn tốt, hoa dày, rực rỡ và lâu tàn. Trước khi ra chợ, cây trải qua khâu ươm trồng, tạo phôi, cắt ghép, lai tạo rất công phu. Vườn bông giấy của ông Màu có đến hàng trăm cây, đủ màu sắc, hầu hết được uốn bonsai với dáng thế tuyệt đẹp. Nổi bật nhất là 2 cây dù mái Pháp và Thái được ghép từ nhiều cây bông giấy. Từ khi tác phẩm hoàn thiện để trưng bày dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhiều người đến thăm vườn đều trầm trồ, hết lời khen ngợi. Nhiều khách tham quan cũng ghé tham quan, chụp ảnh.Ông Màu được biết đến là một nghệ nhân giàu kinh nghiệm trong nghề trồng và tạo hình cây kiển. Ông đã dành nhiều năm chăm sóc và uốn nắn từng tán bông giấy để tạo nên hình dáng chiếc dù có kích thước khổng lồ. Tác phẩm này không chỉ đòi hỏi sự kiên trì mà còn cần sự am hiểu sâu sắc về đặc tính sinh trưởng của cây bông giấy.Phần nóc dù được ông lên ý tưởng thiết kế theo kiểu mái nhà Pháp và Thái. Cây dù mái Thái có chiều cao 3,8 m, đường kính 3,6m làm từ 6 cây bông giấy chân dài, được rao bán với giá 60 triệu đồng. Cây dù mái Pháp có chiều cao gần 4 m, đường kính 3,8 m, cũng làm từ 6 cây bông giấy nhiều màu. Ông Màu đã bán cây dù này với giá 70 triệu đồng.Để hoàn thiện 2 tác phẩm bông giấy hình dù, ông phải mất thời gian 4 năm trồng, chăm sóc cho cây đạt chiều cao cần thiết. Trong quá trình tạo cây phôi, ông ghép nhiều màu hoa trên cùng một thân. Sau khi có cây phôi đủ tuổi, ông mất thêm 1 năm để ghép, uốn nắn và chỉnh sửa cho nóc dù có hình mái nhà kiểu Thái và Pháp như mong muốn. Bên trong nóc dù kết lưới râm và khung sắt để cố định các nhánh hoa và ngăn lá, hoa rụng xuống."Với kinh nghiệm gần 20 năm trong nghề, tôi nhận thấy bông giấy có độ dẻo dai, dễ uốn thành nhiều hình dáng khác nhau, đặc biệt là sự đa dạng về màu sắc nên tôi nảy sinh ý tưởng tạo hình cây dù độc đáo này ", ông Màu nói.Theo ông Màu, năm nay thời tiết mưa nhiều vào cuối năm khiến bông giấy không đạt chất lượng như mong đợi. Để hoa nở đúng dịp tết, nhà vườn phải chăm sóc kỹ lưỡng, từ việc tưới nước, bón phân đến phun thuốc.
Giải đấu Yomost VFL Spring 2023 hứa hẹn bùng nổ với thể thức thi đấu mới
Một số người đinh ninh "thoát" phạt nguội khi đã qua đăng kiểm, nhưng gần đây tra cứu trên hệ thống thì nhiều lỗi cũ này bỗng dưng xuất hiện lại. Chuyện gì đang xảy ra?Trước khi đưa xe đi đăng kiểm vào năm 2023, anh P.M.L (ngụ Q.Phú Nhuận, TP.HCM) vào web tra cứu phạt nguội và tá hỏa khi thấy hệ thống báo 19 lỗi vi phạm. Trong đó có 17 lỗi là đỗ xe không đúng quy định. Anh cho hay, 17 lần CSGT ghi hình phạt đỗ xe không đúng quy định là ở đoạn đường gần nhà, xung quanh có nhiều người cùng đậu xe. Nhẩm tính mức phạt hơn 25 triệu đồng, tước bằng lái 2 tháng khiến tay chân anh rụng rời vì ngay lúc làm ăn khó khăn.Đến hạn đăng kiểm, anh làm liều mang xe đến. Cơ quan chức năng giải quyết thủ tục bình thường, không đề cập nhắc lỗi phạt nguội. Anh thở phào, đinh ninh đã thoát phạt nguội.Gần đây, anh tiếp tục bấm tra cứu lỗi vi phạm qua hình ảnh thì 19 lỗi phạt nguội cũ xuất hiện lại. Anh L. thắc mắc: "Đã qua đăng kiểm, tưởng thoát phạt nguội, nhưng sao nay lại hiện lên lỗi cũ?".Tương tự, trên các fanpage về giao thông, một số người cũng than thở khi thấy lỗi phạt nguội cũ xuất hiện lại trên hệ thống, dù đã qua nhiều đợt đăng kiểm. Anh Minh Khang (ngụ Q.Tân Bình) cho biết, năm 2023, anh mua lại chiếc xe cũ của người quen và cẩn thận tra cứu phạt nguội trước khi làm thủ tục. Hệ thống báo không ghi nhận lỗi vi phạm.Mới đây, anh tra lỗi phạt nguội thì có thông báo vi phạm lỗi đậu xe không đúng quy định từ năm 2022. "Trường hợp này thì tôi đóng phạt hay chủ xe cũ đóng phạt. Nếu tôi gọi mà chủ cũ không lên đóng phạt thì sao?", anh đặt câu hỏi.Trả lời nội dung này, đại diện Cục CSGT cho hay, các lỗi vi phạm qua hình ảnh đều được cập nhật lên website của Cục CSGT. Trước đây, hệ thống kiểm định chưa kết nối cơ sở dữ liệu của Cục CSGT nên có thể một số hành vi vi phạm CSGT chuyển qua không được update vào cơ sở dữ liệu của đăng kiểm. Do vậy, có trường hợp người dân trước đây đi đăng kiểm bình thường, nhưng giờ đăng kiểm hoặc tra cứu thì thấy báo có lỗi vi phạm. Bên cạnh đó, trước đây người dân chưa tự giác đến nộp phạt khi thấy thông báo. Vài năm trước, cơ quan chức năng cũng chưa có chế tài hạn chế đăng kiểm nếu chưa đóng phạt nguội. Do vậy, khi nào đi kiểm định không được, người dân mới đến đóng phạt.Hiện nay, hệ thống dữ liệu đồng bộ, các lỗi vi phạm hiển thị đầy đủ. "Về nguyên tắc, chủ xe bị phạt nguội mà chưa đóng phạt thì lỗi vi phạm không thể nào biến mất", đại diện Cục CSGT nói.Theo tìm hiểu, hiện có những lỗi vi phạm được ghi nhận nhiều lần, có tính chất lặp lại được CSGT ghi nhận trên cùng một phương tiện như: đỗ xe sai quy định, chạy quá tốc độ liên tục trên một đoạn đường dài, chạy trong làn dừng khẩn cấp của cao tốc..."Vị trí gắn camera tự động bắn tốc độ, ghi nhận lỗi vi phạm qua hình ảnh đã được cơ quan chức năng tính toán để người tham gia giao thông giảm tốc, điều chỉnh phù hợp. Nhưng khi tham gia giao thông, nhiều người không để ý, vi phạm liên tục trên đoạn đường dài, qua nhiều vị trí camera vẫn vi phạm thì hệ thống sẽ ghi nhận lỗi ở các thời điểm khác nhau", lãnh đạo một đội CSGT thông tin.
Theo Wccftech, động thái mới nhất của Qualcomm cho mục tiêu tham gia thị trường sản xuất vi xử lý (CPU) máy chủ là việc tuyển dụng Sailesh Kottapalli, cựu kiến trúc sư trưởng dòng Xeon của Intel, người hiện đảm nhiệm vị trí Phó chủ tịch cấp cao tại Qualcomm. Đây là bước đi quan trọng trong kế hoạch chinh phục thị trường đầy tiềm năng này.Các CPU máy chủ của Qualcomm dự kiến sẽ dựa trên kiến trúc ARM, sử dụng các lõi hiệu năng cao Nuvia HPC. Đây là công nghệ mà Qualcomm đã tiếp nhận sau khi mua lại startup Nuvia vào năm 2021. Trước đây, Nuvia được kỳ vọng sẽ phát triển CPU máy chủ trước cả dòng Snapdragon X Elite, nhưng kế hoạch bị trì hoãn. Với việc Qualcomm hiện tại tập trung nguồn lực vào lĩnh vực này, có thể thấy các CPU mới đã đạt đến giai đoạn phát triển tích cực.Qualcomm không phải là cái tên mới trong lĩnh vực CPU máy chủ. Trước đây, hãng từng tung ra dòng sản phẩm Centriq vào năm 2016, sử dụng kiến trúc ARM. Dù nhận được sự chú ý ban đầu, nhưng Centriq đã không đạt được thành công thương mại vì các vấn đề về hỗ trợ phần mềm và sự thống trị của kiến trúc x86. Đây sẽ là bài học quan trọng để Qualcomm rút kinh nghiệm, đặc biệt khi hãng quay lại thị trường này trong bối cảnh mới.Tuy nhiên, Qualcomm có cơ hội lớn trong việc thúc đẩy các giải pháp ARM trong thị trường trung tâm dữ liệu, nơi các đối thủ như Amazon với Graviton hay Ampere Computing chưa thực sự bứt phá. Thành công của Qualcomm trong việc phát triển hệ sinh thái "Windows trên ARM" cũng là tín hiệu tích cực cho các dự án CPU máy chủ sắp tới.Sự gia nhập của Qualcomm vào thị trường CPU máy chủ được kỳ vọng sẽ khuấy động thêm sự cạnh tranh với các nhà sản xuất hiện tại. Trong khi AMD và Intel tiếp tục thống trị với các giải pháp x86, Qualcomm đang đặt cược vào khả năng của kiến trúc ARM để mang lại hiệu suất cao hơn và hiệu quả năng lượng tốt hơn.
Học sinh vẽ tranh cùng AI để nhận giải thưởng hàng trăm triệu đồng
Thông tin này được Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nêu khi cho ý kiến vào luật Đường sắt (sửa đổi), tại phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội 43, sáng 10.3.Chủ tịch Quốc hội thông tin, tại kỳ họp bất thường thứ 9 vừa qua, Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, kết nối Việt Nam với Trung Quốc. Hướng tới sẽ là dự án đường sắt Hà Nội - Lạng Sơn. Cùng đó, với tuyến đường sắt cao tốc Bắc - Nam cũng đã được Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư, Chủ tịch Quốc hội cho biết, Bộ Xây dựng cũng đã tính toán để tuyến đường sắt cao tốc kéo dài từ TP.HCM xuống tới Cà Mau, chứ không chỉ dừng ở Cần Thơ."Trước chỉ tính tới Cần Thơ, giờ phải xuống tới chỗ anh Bình (ông Dương Thanh Bình, Chủ nhiệm Ủy ban Dân nguyện - Giám sát, quê Cà Mau - phóng viên) để đồng chí Dương Thanh Bình về hưu có thể đi đường sắt từ Cà Mau ra Hà Nội được", Chủ tịch Quốc hội nêu.Trước đó, tại kỳ họp Quốc hội cuối năm ngoái, Quốc hội đã thông qua chủ trương đầu tư dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam. Dự án có tổng chiều dài tuyến khoảng 1.541 km; điểm đầu tại ga Ngọc Hồi (Hà Nội), điểm cuối tại ga Thủ Thiêm (TP.HCM), đi qua địa phận 20 tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư. Tuyến đường sắt nối từ TP.HCM đi Cần Thơ, dự kiến là dự án độc lập.Chủ tịch Quốc hội cũng nhìn nhận, luật Đường sắt tới nay thi hành được 7 năm, song đường sắt Việt Nam còn chậm phát triển. "Do chúng ta chưa quan tâm đúng mức, chưa có nguồn kinh phí đầu tư hay chỉ chú ý giao thông đường bộ, hàng không còn đường sắt, đường thủy chưa chú ý nhiều", Chủ tịch Quốc hội nêu.Chủ tịch Quốc hội dẫn chứng, tuyến đường sắt thống nhất Bắc - Nam hiện nay có từ sau khi đất nước thống nhất (1975), song tới nay đã 50 năm nhưng tốc độ "vẫn y như cách đây 50 năm". Tuyến đường sắt đô thị tại Hà Nội là Cát Linh - Hà Đông dài 12 km làm mất hơn 10 năm, còn tuyến metro số 1 tại TP.HCM dài 20 km nhưng làm mất 17 năm."Chúng ta làm rất chậm mà thay đổi liên tục, Quốc hội phải xem xét thông qua nhiều lần. Có phải tư duy, tầm nhìn chúng ta, rồi tiền nong chúng ta chưa đủ nên cứ chắp vá, chắp vá", Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.Theo Chủ tịch Quốc hội, vừa qua, Quốc hội thông qua dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam, các chính sách đặc thù để phát triển đường sắt đô thị tại Hà Nội, TP.HCM với tổng số vốn lên tới 3 triệu tỉ đồng và nhiều dự án khác.Do đó, cần thiết kế trong luật các chính sách mạnh mẽ để ngành đường sắt có thể bứt phá, vươn lên. "Luật cũ chưa được kết quả bao nhiêu hết, sửa luật lần này ý đồ thế nào để bứt phá, phát triển đi lên", Chủ tịch Quốc hội nói.Chủ tịch Quốc hội đề nghị có quy định một chương riêng dành cho đường sắt tốc độ cao và đường sắt đô thị với cơ chế ưu tiên nguồn lực, công nghệ, đào tạo công nghệ chuyên sâu, học hỏi kinh nghiệm quốc tế, nhất là Trung Quốc, nước đang triển khai đường sắt cao tốc với tốc độ 450 km/giờ. Cùng đó, Chủ tịch Quốc hội đề nghị phải ứng dụng công nghệ số, trí tuệ nhân tạo trong quản lý vận hành đường sắt; khuyến khích doanh nghiệp hợp tác với viện nghiên cứu, trường đại học nâng cao năng lực nội địa của ngành đường sắt.Giải trình sau đó, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Danh Huy cho biết, để phát triển công nghiệp đường sắt, bộ này đã tổ chức đi 6 nước sở hữu công nghệ đường sắt dẫn đầu thế giới, đặc biệt là Trung Quốc và làm việc với doanh nghiệp trong nước.Hiện nay có 7 liên doanh trong và ngoài nước chuẩn bị tham gia lĩnh vực này. Các cơ chế chính sách về xây dựng đặt ra mục tiêu đến 2035 tự chủ hoàn toàn về công nghiệp xây dựng. Ông cho rằng, Nhà nước cần có cơ chế để đảm bảo đầu ra cho sản phẩm và Nhà nước có chính sách hỗ trợ như thuê đất...Ông Huy cũng thông tin, hiện nay , Bộ Xây dựng đã làm việc với Trường Hải, Thành Công, VinFast để tham gia phát triển sản phẩm công nghiệp đường sắt.