SGP tỏa sáng trong màn 'đè bẹp' BRU
Ngày 6.4, giá bán lẻ xăng dầu phổ biến trên thị trường như sau: xăng E5 RON 92 không quá 23.916 đồng/lít; xăng RON 95-III không quá 24.801 đồng/lít; dầu diesel không quá 20.988 đồng/lít; dầu hỏa không quá 21.015 đồng/lít.'Ruộng bậc thang' hoa dã quỳ nhuộm vàng núi lửa R'Chai
WEF nhận định Việt Nam là một trong những nước được cộng đồng doanh nghiệp quan tâm nhất tại các hội nghị WEF. Các doanh nghiệp khẳng định hài lòng với các dự án đầu tư tại Việt Nam; ấn tượng với việc Chính phủ Việt Nam có các chính sách, biện pháp quyết liệt để tạo môi trường đầu tư hấp dẫn, cũng như luôn dành sự quan tâm, ủng hộ rất cao cho cộng đồng doanh nghiệp.Mục tiêu xuyên suốt của Việt Nam tham dự WEF là tìm hiểu, thảo luận và đóng góp ý kiến với các nhà lãnh đạo thế giới về các vấn đề kinh tế, chính trị, khoa học - công nghệ toàn cầu, thể hiện vị thế mới của một nước Việt Nam năng động hơn, hội nhập đầy đủ hơn vào nền kinh tế thế giới. Nhân cơ hội này, quảng bá hình ảnh về một nước Việt Nam năng động, thân thiện, đang đổi mới mạnh mẽ và đầy tiềm năng phát triển, được đánh giá là một địa điểm hấp dẫn hàng đầu đối với các nhà đầu tư nước ngoài.Ở góc độ này, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã cực kỳ thành công. Việt Nam không chỉ xuất hiện tự tin tại các hội nghị thường niên WEF, mà trong các phiên CSD, Thủ tướng đã thể hiện cho các nhà kinh tế, cộng đồng doanh nghiệp thế giới thấy những đóng góp đáng kể của Việt Nam trong việc giải quyết nhiều vấn đề toàn cầu và xứng đáng được cộng đồng quốc tế ghi nhận.Các nhà đầu tư thường quan tâm rằng, một nền kinh tế cần có một ý chí mạnh mẽ và một quyết tâm cao để duy trì thực hiện cam kết phát triển bền vững, tiếp tục cắt giảm, thúc đẩy thủ tục hành chính theo hướng nhanh, minh bạch hơn, cải thiện giáo dục thực chất, phát triển nguồn nhân lực, thúc đẩy nền kinh tế số... thì Thủ tướng đã cho họ thấy, Chính phủ Việt Nam đã rất nhất quán và nỗ lực giải quyết những thách thức này. Bằng chứng là dòng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) vào Việt Nam ngày càng tăng, và Việt Nam vẫn tiếp tục nỗ lực cải thiện các điều kiện để duy trì lợi thế so với các đối thủ cạnh tranh.
Cơ quan chưa trả lời bạn đọc 11.12.2023
Lá thăm ngẫu nhiên đã đưa đội chủ nhà Trường ĐH Tôn Đức Thắng nằm chung bảng A với 2 đội bóng láng giềng sát vách Việt Nam là Trường ĐH Life (Campuchia) và Trường ĐH Lào.Trong khi đó, bảng B sẽ quy tụ nhà đương kim vô địch Việt Nam, Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa và 2 đại diện quốc tế còn lại là Trường ĐH Công nghệ Nanyang (Singapore) và Trường ĐH Malaysia.Ở trận khai mạc diễn ra lúc 16 giờ ngày 22.3, đội chủ nhà Trường ĐH Tôn Đức Thắng sẽ đối đầu Trường ĐH Life – hiện đang là nhà đương kim vô địch sinh viên Campuchia năm 2024.Trận đấu tiếp theo trong cùng ngày, bảng B sẽ mở màn với cuộc tranh tài giữa 2 đội khách mời là Trường ĐH Malaysia và Trường ĐH Công nghệ Nanyang (cũng là đội vô địch bóng đá sinh viên Singapore) lúc 18 giờ ngày 22.3 trên sân trường ĐH Tôn Đức Thắng.Kết quả bốc thăm và sắp lịch thi đấu (đại diện các đội bóng luân phiên thay nhau tiến hành bốc thăm tại khách sạn Kim Đô sáng 20.3) đã giúp các đội bóng và người hâm mộ quan tâm có thể "giải mã" phần nào sức mạnh của 3 trong 4 đội khách mời quốc tế.Trên góc độ khác, điều này sẽ đem đến lợi thế cho đội Trường ĐH Lào, quy tụ lực lượng của 4 trường ĐH lớn của Lào, sẽ có thể "xem giò cẳng" các đối thủ trước khi bước vào trận đầu tiên gặp Trường ĐH Life lúc 15 giờ 30 ngày 24.3.Cũng trong ngày 24.3, Trường ĐH Công nghệ Nanyang (Singapore) sẽ thi đấu trận cuối cùng của mình ở vòng bảng lúc 17 giờ 45 gặp đội Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa.Ở lượt trận cuối cùng của vòng bảng ngày 26.3, Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa sẽ đối đầu với Trường ĐH Malaysia lúc 15 giờ 30 để quyết định 2 suất đại diện bảng B vào bán kết.Còn trong trận đấu còn lại, đội chủ nhà Trường ĐH Tôn Đức Thắng sẽ thi đấu với đội Trường ĐH Lào lúc 17 giờ 45. Việc đá trận cuối cùng cũng sẽ là lợi thế rất lớn cho đội bóng đến từ xứ sở triệu voi trong mục tiêu đoạt vé vào vòng trong.
Thay vì để nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng nằm không, các nhà nghiên cứu tại Đại học bang Ohio (OSU, Mỹ) đã phát triển một phương pháp mới, biến chất thải này thành một loại pin không bao giờ cần sạc lại.Phương pháp của nhóm nghiên cứu dựa trên việc sử dụng tinh thể phát quang - một vật liệu có khả năng hấp thụ bức xạ gamma và phát ra ánh sáng. Khi kết hợp với các tế bào năng lượng mặt trời, hệ thống này có thể thu nhận ánh sáng phát ra và chuyển đổi nó thành điện năng. Khác với các loại pin thông thường, pin từ chất thải hạt nhân sẽ tiếp tục sản xuất điện miễn là vật liệu phóng xạ còn hoạt động, có thể kéo dài trong nhiều thập kỷ.Hiện tại hệ thống này chỉ sản xuất được microwatt điện, nhưng ngay cả ở quy mô nhỏ, nó cũng có thể phục vụ cho các ứng dụng năng lượng thấp như cảm biến vi mô và thiết bị giám sát bức xạ. Trong các thử nghiệm, nhóm nghiên cứu đã sử dụng hai loại chất phóng xạ: Cesium-137 (một sản phẩm phân hạch phổ biến) có thể tạo ra 288 nanowatt điện và Cobalt-60 (được sử dụng trong điều trị bức xạ y tế) tạo ra 1,5 microwatt.Mặc dù sản lượng hiện tại còn thấp, các nhà nghiên cứu tin rằng việc mở rộng công nghệ, chẳng hạn như sử dụng tinh thể phát quang lớn hơn, có thể nâng cao công suất lên mức watt... Khi đó, pin hạt nhân sẽ trở nên khả thi cho các ứng dụng lớn hơn.Một loại pin có thể hoạt động trong nhiều thập kỷ mà không cần bảo trì sẽ mang lại nhiều lợi ích, đặc biệt ở những khu vực khó khăn trong việc thay đổi nguồn điện. Những pin này có thể hỗ trợ cho các sứ mệnh không gian xa hơn trong tương lai, nơi nguồn năng lượng lâu dài là rất quan trọng. Ngoài ra, chúng cũng có thể được sử dụng trong các thiết bị thăm dò dưới nước và trong những môi trường khắc nghiệt, nơi việc sạc lại pin là khó khăn.Khi năng lượng hạt nhân dự kiến sẽ tiếp tục mở rộng, việc tìm kiếm giải pháp tái sử dụng các sản phẩm phụ của nó trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Nếu công nghệ này được hoàn thiện, nó có thể cung cấp một phương pháp thực tiễn để tạo ra năng lượng sạch, bền vững, đồng thời giảm thiểu nhu cầu lưu trữ chất thải nguy hại.
'Lật mặt 7' của Lý Hải lập kỷ lục đầu tiên dù chưa khởi chiếu chính thức
"Tôi đã theo dõi trong nhiều năm và tôi đã xem ông ta đàm phán mà không có con bài nào", ông Trump nói về ông Zelensky trong cuộc phỏng vấn trên Fox News ngày 21.2."Ông ta đã có mặt tại cuộc họp trong 3 năm và không có gì được hoàn tất. Vì vậy, thành thật mà nói, tôi không cho rằng ông ta quá quan trọng để dự các cuộc họp. Ông ta khiến việc đạt được các thỏa thuận trở nên rất khó khăn và hãy nhìn điều gì đã xảy ra với đất nước của ông ta, nó đã bị phá hủy", ông Trump nói tiếp.Tổng thống Mỹ cho rằng Tổng thống Nga Vladimir Putin có thể chiếm hết Ukraine "nếu ông ấy muốn" và đó là lý do ông Zelensky nên hướng đến một thỏa thuận với Moscow."Ông Putin muốn đàm phán một thỏa thuận dù ông ấy không cần làm điều đó, bởi nếu muốn thì ông ấy sẽ lấy được cả đất nước [Ukraine]", ông Trump nói.Cũng trong cuộc phỏng vấn, ông Trump đảo ngược tuyên bố gây tranh cãi trước đó về việc Ukraine đã khơi mào cuộc xung đột cách đây 3 năm. "Nga đã tấn công, nhưng họ lẽ ra không nên để [Nga] tấn công", ông Trump nói, cho rằng ông Zelensky và người tiền nhiệm của ông là cựu Tổng thống Joe Biden nên ngăn ngừa cuộc xung đột.Dù đánh giá ông Zelensky không quá quan trọng, ông Trump vẫn cho rằng lãnh đạo Ukraine phải tiếp xúc trực tiếp với ông Putin để hướng đến thỏa thuận. "Tổng thống Putin và Tổng thống Zelensky sẽ phải gặp nhau. Vì sao bạn biết không? Chúng tôi muốn việc sát hại hàng triệu người dừng lại", Tổng thống Trump nói với các phóng viên tại Phòng Bầu dục ở Nhà Trắng sau đó, theo AFP.Mặt khác, ông kêu gọi Kyiv sẽ sớm ký thỏa thuận cho phép Washington ưu tiên tiếp cận nguồn tài nguyên khoáng sản của Ukraine. "Chúng tôi sẽ ký thỏa thuận để đổi an ninh. Chúng tôi bỏ tài sản còn họ đang đổ máu. Họ rất dũng cảm, theo mọi cách mà bạn có thể tưởng tượng. Nhưng chúng tôi đang chi tiêu tài sản của mình sang một nước nào đó rất xa xôi", ông Trump nói.Chủ nhân Nhà Trắng muốn các công ty Mỹ được tiếp cận nguồn tài nguyên lớn của Ukraine như một khoản bù đắp cho hàng chục tỉ USD mà chính quyền tiền nhiệm Joe Biden đã viện trợ cho quốc gia Đông Âu.Tổng thống Zelensky cùng ngày hy vọng sẽ đạt một thỏa thuận khoáng sản công bằng với Mỹ. Trước đó, ông bác bỏ một dự thảo thỏa thuận yêu cầu Kyiv trao 50% đất hiếm nhưng không nhận lại đảm bảo an ninh nào.