Dừng nhận học sinh từ 4 tỉnh Việt Nam: Sở Giáo dục New South Wales nói gì?
Theo TechSpot, Apple vừa lên tiếng bác bỏ cáo buộc sử dụng dữ liệu ghi âm từ trợ lý ảo Siri để phục vụ quảng cáo mục tiêu, giữa bão dư luận nổ ra sau khi hãng đồng ý chi 95 triệu USD để dàn xếp một vụ kiện kéo dài 5 năm.Vụ kiện tập thể này cáo buộc Apple nghe lén các cuộc trò chuyện riêng tư của người dùng iPhone và các thiết bị khác thông qua Siri, ngay cả khi không kích hoạt bằng câu lệnh 'Hey Siri', từ đó chia sẻ dữ liệu với các nhà quảng cáo. Nguyên đơn cho rằng họ thường xuyên thấy quảng cáo về những sản phẩm, thương hiệu mà mình vừa nhắc đến trong các cuộc trò chuyện.Tuy nhiên, trong một bài đăng mới đây, Apple khẳng định "chưa bao giờ sử dụng dữ liệu Siri để xây dựng hồ sơ tiếp thị, chưa bao giờ cung cấp dữ liệu này cho quảng cáo và chưa bao giờ bán nó cho bất kỳ ai vì bất kỳ mục đích nào". Hãng cho biết Siri xử lý dữ liệu ngay trên thiết bị càng nhiều càng tốt, chỉ gửi một lượng dữ liệu tối thiểu đến máy chủ khi cần thiết, đồng thời không liên kết các tìm kiếm và yêu cầu với tài khoản Apple của người dùng.Apple cũng nhấn mạnh họ không lưu giữ các bản ghi âm tương tác với Siri, trừ khi người dùng chủ động cho phép để cải thiện Siri.Dù vậy, việc Apple chấp nhận dàn xếp với số tiền lớn khiến nhiều người tin rằng hãng ngầm thừa nhận hành vi sai trái. Vụ việc này một lần nữa dấy lên lo ngại về vấn đề quyền riêng tư trong thời đại công nghệ, khi mà các thiết bị thông minh ngày càng thu thập nhiều dữ liệu cá nhân.Trước đó, vào năm 2019, Apple từng vướng vào bê bối tương tự khi bị tố để nhân viên bên thứ ba nghe lén các bản ghi âm Siri, trong đó có cả thông tin nhạy cảm. Hãng đã phải xin lỗi công khai và điều chỉnh chính sách, cho phép người dùng lựa chọn có chia sẻ bản ghi âm hay không.Vụ việc của Apple cũng gợi nhớ đến những cáo buộc tương tự nhắm vào Facebook, khi mạng xã hội này bị nghi ngờ sử dụng micro trên điện thoại để nghe lén người dùng nhằm phục vụ quảng cáo. Facebook cũng nhiều lần phủ nhận cáo buộc này.'Vua kiến tạo' VBA gia nhập giải bóng rổ nhà nghề Ai Cập
Ngọc Lan 'thót tim' trước màn bấm nút của cô gái trên show hẹn hò
2023 là năm "được mùa" của nhạc Valentine, với nhiều dự án để lại ấn tượng, như sự kết hợp giữa Đức Phúc với nhóm nhạc "huyền thoại" của thế hệ 7X, 8X là 911 trong Em đồng ý, hay sự trở lại của Đoàn Thúy Trang trong đĩa đơn Minh ơi…
Tại buổi làm việc, ông Lê Văn Dũng, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, báo cáo về công tác sắp xếp tổ chức bộ máy và xây dựng đội ngũ cán bộ "tinh, gọn, mạnh", hoạt động "hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả" (thông qua đề án còn 13/19 sở, đầu mối bên trong các sở giảm 21,8%, đầu mối bên trong các đơn vị sự nghiệp công lập giảm 18,5%).Tỉnh Quảng Nam kiến nghị, đề xuất Thủ tướng Chính phủ xem xét, thống nhất cho địa phương xây dựng danh mục dự án thu hút nhà đầu tư chiến lược trong việc phát triển, xã hội hóa đầu tư sân bay Chu Lai (khoảng 11.000 tỉ đồng, đầu tư hạ tầng khu đông sân bay) và cảng biển Quảng Nam (khoảng 6.400 tỉ đồng); kiến nghị nâng cấp, mở rộng QL40B, QL4B, QL14D. Đồng thời, kiến nghị Thủ tướng thống nhất báo cáo cấp có thẩm quyền cho phép thực hiện "Cơ chế, chính sách đặc thù để xây dựng, phát triển tỉnh Quảng Nam". Trong đó, cho phép UBND tỉnh Quảng Nam lập, trình cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt đề án đầu tư luồng Cửa Lở và Trung tâm logistics container Chu Lai; sớm hình thành trung tâm logistics đa phương tiện tại Chu Lai và xây dựng cảng biển Quảng Nam trở thành trung tâm cảng biển - dịch vụ logistics container của khu vực miền Trung - Tây nguyên.Phát biểu chỉ đạo, Thủ tướng Phạm Minh Chính ghi nhận, biểu dương những kết quả Quảng Nam đạt được trong năm 2024, đặc biệt là nỗ lực trong tăng trưởng, an sinh xã hội, hạ tầng, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư. Theo Thủ tướng, Quảng Nam có nhiều điểm đặc thù, cần phải khai thác; năm 2025 phải đạt mục tiêu tăng trưởng 2 con số.Thủ tướng lưu ý hạ tầng của Quảng Nam hiện đầy đủ nhưng chưa hoàn thiện; sân bay, bến cảng, cao tốc đều có nhưng chưa khai thác tối ưu. Toàn bộ phần ven biển về phía đông phải để cho sản xuất kinh doanh dịch vụ. Nguồn nhân lực chất lượng cao cũng còn thiếu... "Nên nhìn xa trông rộng, nghĩ sâu làm lớn, làm việc nào ra việc đó, không dàn trải, giữ đúng nguyên tắc xuyên suốt, kiên định, kiên trì. Phải lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm, chủ thể trong phục vụ, đổi mới sáng tạo", Thủ tướng yêu cầu.Về các kiến nghị của Quảng Nam, Thủ tướng đồng ý về chủ trương xây dựng trung tâm logistics Chu Lai, đầu tư nâng cấp các tuyến quốc lộ. Nhìn chung địa phương và các bộ, ngành đang triển khai các nhiệm vụ được giao, song còn chậm; cần nghiêm túc rút kinh nghiệm, tập trung trong thời gian tới. Về xã hội hóa Cảng hàng không Chu Lai, tỉnh phải chủ trì theo thẩm quyền, đề nghị trong tháng 2 phải giải quyết dứt điểm đất đai, kêu gọi nhà đầu tư theo phê duyệt của Bộ GTVT. Đặc biệt, Thủ tướng lưu ý Quảng Nam phải xây dựng hệ sinh thái sân bay, đô thị sân bay tương ứng sân bay 4F. "Thẩm quyền là ở UBND tỉnh Quảng Nam, vướng đất quốc phòng thì trao đổi với Bộ Quốc phòng. Trong tháng 2 phải giải quyết dứt điểm việc này, sau khi giải quyết dứt điểm đất đai này rồi thì kêu gọi các nhà đầu tư dựa vào phê duyệt của Bộ GTVT. Làm càng sớm càng tốt", Thủ tướng nhấn mạnh.Sáng cùng ngày, Thủ tướng cùng đoàn công tác đã đến dâng hoa, dâng hương tại Tượng đài Mẹ VN anh hùng, Nghĩa trang liệt sĩ tỉnh Quảng Nam và Nhà bia ghi danh liệt sĩ quê Thanh Hóa trong khuôn viên Tượng đài Mẹ VN anh hùng.Sáng 8.2, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đến thăm, tham quan khu phức hợp cơ khí, sản xuất, lắp ráp ô tô Chu Lai - Trường Hải của Tập đoàn Trường Hải (Thaco) tại xã Tam Hiệp (H.Núi Thành, Quảng Nam). Thủ tướng mong muốn thời gian tới Thaco tiên phong trong đổi mới, cải tiến hoạt động của doanh nghiệp; phải tăng tốc, bứt phá cùng với đất nước... Thủ tướng đề nghị Thaco nghiên cứu để sản xuất toa tàu, đường sắt tốc độ cao. Về đề xuất của Thaco trong việc đầu tư dự án tuyến luồng Cửa Lở cho tàu 50.000 tấn vào cảng Chu Lai, Thủ tướng đồng ý về nguyên tắc, chủ trương và giao Bộ GTVT làm các thủ tục.
Hơn 400 km cầm lái Subaru Forester: Crossover cỡ trung 'đáng tiền' bậc nhất phân khúc
Mặc dù Galaxy S25 đã được ra mắt với One UI 7, Samsung vẫn chưa cập nhật phiên bản chính thức của giao diện người dùng dựa trên nền tảng Android 15 này đến với smartphone và tablet đời cũ của hãng. Thời điểm phát hành bản cập nhật cho các thiết bị này vẫn còn khá mờ mịt khi liên tục bị trì hoãn.Giờ đây, thông tin mới có thể khiến người hâm mộ Samsung cảm thấy thất vọng hơn nữa khi công ty có thể đang phải chuẩn bị nhiều bản beta của One UI 7 trước khi phát hành phiên bản ổn định.Samsung đã bắt đầu thử nghiệm bản beta của One UI 7 cho Galaxy S24 từ cuối năm ngoái. Các tin đồn gần đây cho thấy công ty có thể tung thêm một bản beta thứ tư trước khi phát hành phiên bản ổn định vào tháng 3. Theo các nguồn tin, bản beta 4 của One UI 7 đã được phát hiện trên máy chủ thử nghiệm của công ty với các mã bản dựng S928USQU4ZYB6, S928UOYN4ZYB6 và S928USQU4BYB6.Tuy nhiên, beta 4 dường như không phải là phiên bản cuối cùng của One UI 7 beta trước khi đến với Galaxy S24 khi nguồn rò rỉ Tarun Vats trên X vừa cho biết, Samsung có thể tung ra đến 6 bản beta của One UI 7 cho Galaxy S24, với beta 4 vào tháng 2, beta 5 vào tháng 3 và beta 6 vào tháng 4. Chỉ khi hoàn tất việc triển khai các bản beta này, người dùng Galaxy S24 mới chính thức nhận được One UI 7, tức vào tháng 4.